109
- Dùng dấu ngoặc kép “ “ để tìm kiếm chính xác từ khóa nằm trong đó theo một trật tự chính xác.
Ví dụ: “inbound marketing” - Dùng dấu cộng “+” dùng kết hợp để tìm cụ thể một từ khóa nào đó và bắt buộc có trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: inbound marketing +advertising
Lưu ý: Bạn phải đặt dấu “+” sát từ khóa, không có khoảng trống. - Dùng dấu trừ “-” để loại bỏ một kết quả nào đó khỏi kết quả tìm kiếm của bạn.
Lưu ý: Bạn phải đặt dấu “-” sát từ khóa, không có khoảng trống.
Ví dụ: inbound marketing -advertising - Dùng dấu ngã “~” để tìm một từ trong tìm kiếm và các kết quả có chứa các từ tương tự hoặc từ đồng nghĩa.
Ví dụ: “inbound marketing” ~ professional - Dùng “OR” hoặc dấu “I” để tìm kiếm 1 trong 2 từ khóa
Ví dụ: inbound marketing OR advertising - Toán tử “..” được dùng để tìm khoảng giữa các con số.
- Dấu sao “*” để tìm kiếm với cụm từ mình không biết rõ.
Lưu ý: Dấu * có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau từ khóa cần tìm. - Cú pháp “site:” khi bạn chỉ muốn tìm riêng một trong một trang web cụ thể nào.
- Cú pháp “related:” để tìm ra được những trang web có nội dung liên quan
- Cú pháp “allintext:” để tìm tất cả các từ có trong truy vấn và CHỈ ở trong nội dung của website (phần text).
- Cú pháp “cache:” dùng để xem lại bản cache đã được Google lưu lại.
- Cú pháp “filetype:” dùng để tìm chính xác loại file: doc, pdf, mp3, zip, xls,…
- Cú pháp “define:” dùng để tra định nghĩa của các từ, cụm từ.
Lưu ý dùng trên Google.com, trên Google.com.vn không hiểu cú pháp này. - Cú pháp “inurl:”để tìm từ khóa trong đường dẫn.
- Cú pháp “allinurl:” nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong đường dẫn.
- Cú pháp “allintitle:” dùng để tìm tất cả các từ có trong truy vấn và CHỈ ở trong tiêu đề của website (title).
- Cú pháp “intitle:” có ý nghĩa tương tự allintitle và là con của allintitle. Thường được kết hợp với từ khóa trước hoặc sau nó.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp| Tieubatdiem