3 điều quan trọng cần nhớ để làm tốt kỹ năng IELTS Speaking không phải ai cũng biết

by admin

1. Không đánh giá thấp Speaking part 1

Nhiều bạn cho rằng những câu hỏi ở Speaking part 1 luôn rất đơn giản và gần gũi, vậy nên không cần tốn công mất sức để đầu tư chất xám, thể hiện hết khả năng của mình ở phần này. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của đa số, thì phần đầu tiên là phần mình cảm thấy quan trọng nhất. Lý do là vì speaking part 1 chính là lúc thí sinh tạo ra first impression (ấn tượng đầu tiên) cho giám khảo và nếu để lại ấn tượng tốt, giám khảo sẽ có xu hướng đánh giá cao hơn về phần còn lại của bài test.

Sau khi nghe bạn trả lời Speaking part 1, giám khảo thường sẽ hình dung được 80% số điểm của bạn và speaking part 2 và part 3 sẽ là lúc người chấm suy nghĩ và đánh giá thêm về trình độ của bạn để có thể đưa ra điểm số chính xác, thường sẽ chỉ lệch 0.5-1 điểm so với điểm ban đầu sau khi hoàn thành Speaking part 1.

2. Dành nhiều thời gian hơn cho những câu hỏi cuối trong Speaking part 2

Trong Speaking part 2, các bạn sẽ nhận được một cue card (thẻ chủ đề) từ giám khảo để chuẩn bị cho bài nói của mình. Cue card sẽ thường bao gồm 3-4 câu hỏi 5W – 1H “What, Where, When, Who, How, Why”.

Để nói được đúng trọng tâm và nói được sâu hơn vào vấn đề, bạn cần tập trung sâu hơn để trả lời những câu hỏi cuối như “How” và “Why” thay vì quá tập trung vào những câu hỏi “What, When, Where, Who” ở phần đầu. Lý do là những câu hỏi “How” và “Why” này giúp bạn đưa ra ý kiến cá nhân, phát triển ý tốt hơn và sâu hơn, qua đó có thể dẫn dắt được câu chuyện theo ý mình một cách mượt mà hơn.

3. Nên cố gắng thể hiện cảm xúc trong bài nói.

Theo cá nhân mình, thể hiện cảm xúc khi trả lời câu hỏi trong phần Speaking rất quan trọng. Bởi vì điều đó cho thấy sự tự nhiên khi nói và thậm chí còn giúp mình nói một cách trôi chảy hơn. Nếu bạn luôn tập trung để nói mà thiếu biểu hiện cảm xúc thì bạn sẽ không cho giám khảo thấy được sự tự nhiên cũng như làm giảm đi sự thoải mái trong phòng thi của mình.

Đặc biệt là trong Speaking part 2, nếu bạn cho thêm cảm xúc của mình vào bài nói thì nó sẽ trở nên tự nhiên và thoải mái hơn rất nhiều so với dành trọn 2 phút để nói như máy theo script đã soạn trước. Trong part 2, không nên chỉ đọc lại câu chuyện từ những gì bạn nhớ hay đã chuẩn bị, mà hãy cố gắng sống lại khoảnh khắc, câu chuyện đó thì lời kể của bạn sẽ sống động và cảm xúc hơn rất nhiều.

You may also like

Leave a Comment