3 ĐIỀU VỀ CÁCH TAKE NOTE HIỆU QUẢ (KÈM TIPS HỌC TẬP) DÀNH CHO SINH VIÊN

by admin

Có phải bạn là học sinh hay sinh viên đại học muốn tìm cho mình cách take note hiệu quả?

Hay là bạn đang quan tâm cách ghi chép có hệ thống hơn?

Hoặc chỉ đơn giản là muốn xem thử là cách mình đề cập đến trong bài viết này khác gì so với cách bạn ghi bài?

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ cách take note hiệu quả.

Và mình cũng sẽ làm rõ về chuyện liệu những phần ghi note ảo ma canada như những bạn trên IG hay Pinterest có thực sự giúp ích không.

Hãy tìm hiểu về cách ghi bài hiệu quả thông qua góc nhìn và trải nghiệm của Híu sẽ như thế nào nhé.

1. TẠI SAO CẦN GHI CHÉP?

Mỗi ngày, tụi mình đều nhận được thông tin từ rất nhiều cách.

– Có thể là bài giảng trên giảng đường mà mình nghe được từ giáo sư

– Thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại của người thân mình muốn ghi nhanh lại

– Kiến thức từ việc đọc sách, xem video giáo dục trên YT

Hoặc như mình là một blogger. Ý tưởng là vàng bạc đối với mình. Và ý tưởng không phải cứ muốn là nảy ra được mà đôi khi nó bất chợt xuất hiện. Những lúc như vậy, mình cần note lại nó liền ngay lập tức.

Có thể với nhiều bạn, việc sắp xếp thông tin trở nên khó khăn vì chúng cứ “bay nhảy” trong đầu. Những lúc như vậy, bạn cần viết xuống để nhìn thấy rõ chúng hơn.

Vậy, có thể nói:
??? ???́? ??̂̃ ???̛̣ ??̛̉ ??́ ???̂?? ???.

SAU ĐÓ, BẠN CÓ THỂ TƯ DUY THÔNG TIN ẤY Ở MỨC ĐỘ CAO HƠN:

1. hiểu vấn đề
2. liên hệ hay liên tưởng chúng đến những hoàn cảnh khác nhau
3. áp dụng vào giải bài, giải quyết một vấn đề nào đó
4. phản biện và đánh giá xem độ chính xác của nó đến đâu
5. tạo ra, suy ra một kết luận mới

Kiến thức chút, nhưng mà mình thấy thú vị nên thử đọc nhennn ??‍♀️

Những điều này là mình dựa trên tháp Bloom (Bloom’s Taxonomy).

Theo trang Thinkingschool: tháp Bloom dùng để phân loại các kỹ năng và mục tiêu:

– Remember (thuộc bài), Understand (hiểu bài), Apply (ứng dụng) là giai đoạn cơ bản và tụi mình thực hành đi thực hành lại từ hồi cấp 2 cấp 3.

– Lên đến mấy stage trình cao như Analyse (phân tích), Evaluate (đánh giá), Create (tạo ra kết luận mới, nghiên cứu mới). Chúng dùng nhiều trong giai đoạn đại học và cao học.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT TAKE NOTE CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG?

Đơn giản là thông qua hoạt động ghi chép, bạn đạt được mục tiêu mà bạn đề ra. Có thể là đạt điểm cao, có thể là hiểu bài. 

2. BẢN CHẤT CỦA VIỆC TAKE NOTE (NOTE-TAKING)

Bản chất là: Việc ghi chép phải song hành cùng với tư duy.

Là như thế nèo? Để mình giải thích nhé:

ĐÂY LÀ FLOW HỌC TẬP HIỆU QUẢ MỘT HỌC SINH SINH VIÊN NÊN ÁP DỤNG:

1. Đọc trước bài ở nhà. Để chuẩn bị bài cho ngày hôm sau, bạn đã phải đọc trước tài liệu ở nhà và liên tưởng với những gì mình biết trong thế giới thực tế. Khi này bạn sẽ note nhanh một số ý chính sau khi đọc tài liệu mà bạn hiểu và nghiệm ra được.

Xong bước này, bạn sẽ có thể biết đâu là nội dung bạn đã hiểu. Và nội dung nào bạn vẫn còn một dấu chấm hỏi to đùng cần cô giải đáp.

2. Nghe giảng trên lớp. Khi lắng nghe lời giảng của cô, bạn sẽ chủ động hơn trong việc ghi lại theo ý hiểu kiến thức mà bạn hiểu đúng (nhờ đọc bài trước) và kiến thức mới cô thêm vào mà không có trong tài liệu đọc trước.

Tất nhiên việc take note ở bước này là theo ý hiểu của bạn chứ không phải vô thức chép hết những gì cô giảng. Vậy thui chép sách giáo khoa cho rùi.

3. Làm bài tập ứng dụng. Và cuối cùng là nếu được, hãy lấy bài tập ra và làm bài ngay. Vận dụng những gì đã học và nhớ để làm bài. Việc này vừa giúp bạn khắc sâu kiến thức đã hiểu bài và giảm tải btvn.


Việc “đọc trước tài liệu và liên tưởng”, “lắng nghe lời giảng”, và “vận dụng những gì đã học và nhớ” là những hoạt động thuộc về tư duy. Và “note nhanh”, “ghi lại theo ý hiểu” và “làm bài” là hoạt động ghi chép.

Bạn có thể thấy, hai hoạt động này phải dính chặt nhau.

ĐẶT TRƯỜNG HỢP NGƯỢC LẠI:

Nếu bạn bỏ qua những hoạt động tư duy như chuẩn bị bài trước hay làm bài tập vận dụng. Dù bạn có:

– Điên cuồng chép bài, trang trí cho bảng công thức toán hay bảng sự kiện lịch sử đẹp lung linh.
– Vẽ mèo chuột, gấu trúc, đám mây, viết chữ caligraphy bằng viết tombow mắc như quỷ cho đã đời.
– Được đưa cho cái phần ghi nghệ nghệ của mấy bạn IG.

Thì bạn cũng sẽ học không có dô đâu thề luông. Mà còn mất thời gian nữa.

Chị Linh Phạm (trên YT) có nói rằng: “Take note đơn thuần không giúp cải thiện kết quả học tập gì cả. Chỉ khi tư duy đi liền với ghi chép thì việc học của bạn mới hiệu quả.”

Khi này bạn mới đạt được những mục tiêu đề ra là:

– hiểu bài, nắm kiến thức
– làm được bài kiểm tra
– đạt điểm cao, tốt nghiệp loại giỏi


Dù nói như vậy nhưng mình không phản đối bạn trang trí vở đẹp.

Nếu đó là hoạt động yêu thích và thư giãn của bạn, thì cứ thoải mái trang trí nhé. Nhưng vẫn phải biết chừng mực, vì bạn cần đầu tư thời gian và suy nghĩ vào bài học hơn. 

Trước khi học chắc chắn bạn phải đọc bài trước để có thể hiểu bài của thầy cô giảng trong lớp học.

Nếu như bạn chưa có thói quen này thì hãy tập dần nhé.

Mình gợi ý flow là:

1. Giở sách của môn đấy ra
2. Đọc qua một lượt
3. Take note lại thông tin bạn đã hiểu lẫn câu hỏi của bản thân ở những chỗ chưa hiểu
4. Lên mạng tra thử chúng. Có thể đọc bài hoặc xem video Youtube cho trực quan và tiết kiệm thời gian.
5. Thử trả lời những câu hỏi cuối bài.

Ở bước này, mình gợi ý bạn dùng phương pháp take note Cornell. Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn take note của chị Chi Nguyễn trên Youtube. Để có thể hiểu hơn.

Còn ở đây, bạn có thể hiểu đơn giản là bạn chia đôi quyển tập ra.

– Bên trái là để note lại những gì mình đã đọc và hiểu. Thậm chí chưa hiểu cũng vẫn cứ note lại rùi thêm dấu chấm hỏi to đùng.
– Cột bên phải là để bạn ghi lại những ý kiến cá nhân và câu hỏi của mình. Và để dành một số không gian để ghi lại câu trả lời, thậm chí những câu chuyện hay của giáo viên trong lúc nghe giảng.


TIPS CHO NHỮNG BẠN TAKE NOTE BẰNG MÁY TÍNH :

Có phải bạn phân vân có nên take note không? Vì nếu take note thì sẽ bị miss một số thông tin giáo sư giảng. Còn nếu không take note thì bạn sẽ không có gì để xem lại.

Mình có giải pháp nò.

Bạn có thể down sẵn slide của giáo viên xuống. Copy những ý chính trong slide vào chỗ bạn sẽ take note (word, google docs hoặc là onenote). Trong lúc copy như vậy bạn cũng đã đọc qua các ý rồi.

Và trong lúc thầy giảng bạn sẽ có thể take note nhanh và tiết kiệm thời gian hơn. Vì bạn chỉ cần điền thêm ý. Và bạn cũng biết thầy giảng đến phần nào để điền mà nhỉ. 

Chuẩn bị xong ùi cứ đi học và nghe giảng như bình thường. Nhưng lần này, hãy để ý. Bạn sẽ thấy tự nhiên việc tiếp thu kiến thức ez game cực.

Khi này hãy dùng phần note bạn đã chuẩn bị sẵn. Tips là bạn có thể thay màu mực. Mình thường làm như vậy để so sánh và phân biệt “những gì mình hiểu trong lúc chuẩn bị” và “những gì mình được giáo viên confirm trong lúc nghe giảng.”

Thậm chí có những điều giáo viên chia sẻ dựa trên trải nghiệm, góc nhìn và câu chuyện riêng của họ. Những ví dụ như vậy sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn kiến thức í áp dụng vào thực tế sẽ như thế nào đấy! Chép dô đi nhen chòi.

Kể bạn nghe một câu chuyện ngắn.

Trong ngành mình có một cô giáo sư tên Oanh. Cô í nổi tiếng trong giới sinh viên ngôn ngữ trường mình vì trình độ dạy học của cô í. Mọi người tranh giành vào lớp cô í học.

Nhưng té ra, cô ý không giảng bài dựa trên những tài liệu cô í kêu học sinh đọc. Mà cô ý toàn dạy những gì cô ý trải nghiệm có liên quan đến lý thuyết của bài đọc. Vậy là bài của cô í không đụng hàng với các giáo sư khác.

⠀⠀
Và như mình nói ở phần bản chất. Bạn không nên chép từng lời từng chữ của giáo viên. Mà hãy chép những gì bạn hiểu và tự viết lại theo cách diễn đạt của bản thân.

Và một điều nữa mình muốn nhắn nhủ rằng là: bạn nên tập trung 100% trong lúc nghe giảng. Và chị Chi có nói một câu rất hay đó là:

❝Sách, bài tập về nhà hay powerpoint bạn đều có thể lấy lại và xem được. Nhưng cái lời giảng chỉ xảy ra một lần. Dù có ghi âm lại thì nó cũng mất đi cảm giác nghe trực tiếp và mất đi cơ hội để đặt câu hỏi cho giáo viên.❞ – Chị Chi Nguyễn PhD.

Bạn nên chủ động và tranh thủ đặt câu hỏi và hiểu bài ngay. Ép não bộ mình hoạt động hết công suất để hiểu bài sâu. Và không làm mất thời gian của chình mình và giáo viên nhé.

Kể bạn nghe câu chuyện thứ 2

Thầy giáo sư của mình thì rất thích một số sự kiện nhất định. Vậy nên trong suốt quá trình giảng bài, thầy hay nhắc đi nhắc lại câu chuyện ấy. Mình biết thầy tâm đắc dữ lắm gòi.

Xong đợt đó viết luận nộp thầy. Mình được thầy đề xuất là bổ sung thêm phần so sánh. Cái mình so sánh cái sự kiện thầy thích với sự kiện trong bài làm của mình. Eo thầy mê cực cho mình điểm HD luôn.

Hehe lợi ích của việc tập trung nghe giảng trên lớp và take note được cái giáo sư thích thì bạn dễ có điểm cao lém. Kiểu như bắt thóp được điểm yếu của thầy vậy. 

Sau khi kết thúc buổi học, bạn có thể lấy bài tập ứng dụng ra làm thử.

Lúc này không cần trình bày vỡ gọn gàng gì cả. Mà bạn có thể chuẩn bị một sấp giấy nháp để ghi những gì mình nhớ và những suy nghĩ của mình vào phần bài tập.

Ở đại học thì mình thấy việc làm bài tập và chữa bài rất hiếm. Thường là tự bạn tự check thui.

Hình bên là sấp giấy nháp của mình. Mình hay nhặt những tờ giấy A4 một mặt rồi bấm lại thành sấp giấy nháp.

Mình nháp hết mọi thứ từ bài học tới brainstorm ý tưởng lun, miễn là có bút Muji. Bạn thử dùng bút muji đi nhé, viết smooth cực.

Sau mỗi buổi học bạn có thể thử thách mình bằng cách hệ thống lại kiến thức của bài bằng mindmap.

Hoặc nếu bận quá thì có thể sau một chương thì hệ thống 1 lần.

Hệ thống bằng mindmap sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn.

Và mình là đứa không khéo tay nên mình ít khi vẽ mindmap trên giấy trắng. Mà mình suggest bạn dùng Miro để vẽ mindmap nhé. Giao diện cũng đẹp lắm.

Nhưng vì là một nền tảng vẽ mindmap trả phí nên nếu dùng bản free bạn chỉ có thể xem trên máy tính thôi. Còn muốn down về in ra thì sẽ phải chấp nhận chất lượng kém xíu nhé. Hoặc bạn có thể thử nền tảng khác.

Tuy có thể dừng ở bước trên rồi. Nhưng bạn có thể tận dụng thời gian nghỉ hè tổng hợp những phần ghi quan trọng lại.

Vì mình biết năm cuối có thể bạn sẽ phải viết khoá luận tốt nghiệp bằng chính những kiến thức bạn học ở những năm trước. Và việc lưu trữ tài liệu như vậy sau này sẽ tiện cho bạn tra cứu lại thông tin nhé.

Bài này mình brainstorm và lấy cảm hứng từ video của chị Linh Phạm về note-taking và chị Chi Nguyễn PhD. Và tất nhiên có kèm trải nghiệm của cá nhân của mình nữa.

You may also like

Leave a Comment