Bạn rất dễ nhận ra sự trưởng thành về mặt thể chất của một con người nhưng bạn lại khó có thể nhận ra sự “lớn lên” của cảm xúc
những cảm xúc mà bạn có. Nhờ những cạm bẫy cuộc sống, những kiến thức hiểu biết mà bạn học được hàng ngày, cảm xúc của bạn ngày càng trưởng thành hơn. Khi bạn có tình yêu mới, công việc mới là những khoảng thời gian bạn cảm nhận rõ nhất sự khác biệt trong cảm xúc của mình vì khi ấy bạn có những sự xúc động mới mẻ trong đời sống tâm hồn.
Do vậy, bạn có thể dễ dàng nhận ra một người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Dưới đây là một số câu mà những người như vậy thường nói trong các cuộc trò chuyện, chí ít bạn nên biết về chúng.
1. “ Tôi không giỏi trong việc dành thời gian cho bản thân.”
Sự khác biệt lớn nhất giữa người “trưởng thành” và người “chưa trưởng thành” đó là khả năng tự sắp xếp và cân bằng cuộc sống của mình, hiểu được họ là ai và họ có kinh nghiệm gì. Người “lớn” cho phép bản thân kiểm soát và cảm nhận cảm xúc của chính họ, ngay cả những cảm xúc tiêu cực. Họ có thể hứng chịu cơn thịnh nộ, sự đố kỵ, sự xấu hổ của chính mình. Những người “lớn” thường không ỉ vào sự giúp đỡ của ai đó hoặc thứ gì đó để ngăn họ khỏi bất kỳ rủi ro nào như những người “chưa lớn”
2. “Tôi nhớ không nhiều kỷ niệm thời thơ ấu”.
Tuổi thơ luôn là quãng thời gian dữ dội nhất vì trẻ em luôn hiếu động, chúng học được những bài học quý giá và …. bầm dập toàn thân. Do đó, điều quan trọng không phải là ai đã có một tuổi thơ “hạnh phúc” mà là cách nhìn về thời thơ ấu của mình như thế nào? Theo cả khía cạnh tốt và xấu. Việc không nhớ nhiều về quá khứ không chứng tỏ rằng nó bình dị mà chỉ đơn giản là bạn không muốn đối mặt với chúng mà thôi.
3. “Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ về điều này cả”
Những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc gặp khó khăn với những cuộc trò chuyện đòi hỏi họ phải vận dụng những kiến thức về đam mê, nỗi buồn, dự án và lịch sử. Khi một người ngồi uống rượu với họ và hỏi “Tại sao mối quan hệ cuối cùng của họ lại chia tay?” hoặc “Đối với họ. đâu là công việc ý nghĩa nhất mà họ đã làm?” hay “Điều họ hối tiếc nhất từ thời thơ ấu là gì?”, với một người lắng nghe ở mức trên trung bình thì sẽ trả lời rằng “Những câu hỏi này lạ thế, tôi chưa từng nghĩ về chúng trước đây”. Không phải học đang sống khép kín mà họ chỉ đơn giản là chưa sống đúng cách. Cuộc sống đang dẫn dắt họ chứ không phải họ đang làm chủ cuộc sống.
4. “Mọi thứ tốt lắm. Ổn mà. Tất cả đều ổn..”
Sẽ rất tệ nếu chúng ta từ chối bất kỳ ai đang có tâm trạng tốt. Tuy nhiên, những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường cứng nhắc và kiên định với tâm trạng tốt và rất cứng nhắc không thể sẵn sàng đối mặt với trạng thái tồi tệ. Họ tuyên bố mọi thứ tốt (gia đình, công việc, tình yêu, tham vọng,…) bởi họ không có nguồn lực đối phó với bất cứ điều gì thực tế hơn – những điều sẽ dẫn đến sự tức giận, mất mát, bối rối hoặc những ham muốn ngớ ngẩn. Người ta rời cuộc đối thoại như một người đang mất phương hướng và cô đơn vì không ai đồng tình với họ về một cuộc sống một chiều.
5. “Đó chỉ là những cảm xúc cũ…”
Ngay khi một cuộc trò chuyện có xu hướng ảnh hưởng tới cảm xúc tốt, người “trưởng thành” sẽ kết thúc bằng một đánh giá nghiêm túc rằng “đó là một mẩu chuyện vô nghĩa quá phức tạp”. Khác với họ, người “trưởng thành” sẽ thu hút người đối diện bằng một ý tưởng về sự đơn giản nhưng quyết liệt – đây như một bằng chứng cho việc chúng ta thực sự đang nghĩ quá nhiều. Đây cũng là một cách để “gần nhau hơn” của những người lo lắng về nỗi đau tinh thần xuất phát từ sự kìm kén trong lòng quá lâu.
Khi bên cạnh những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có thể sẽ rất thú vị. Nhưng chúng tôi vẫn muốn hướng họ tới một phiên bản tốt hơn của chính mình nhờ vào cảm xúc. Cuộc sống quá ngắn, quá thú vị và quá cô đơn để ở bên cạnh những người không chút hào hứng nào để tiến bộ.
Theo The School Of Life