I.Sơ lược
1.Tiền khúc: Bối cảnh Trung Hoa & Mãn Châu hậu Cách mạng Tân Hợi 1911- sự biến Thẩm Dương 1931
Mãn Châu quốc a.k.a Đại Mãn Châu Đế quốc là tên gọi chính quyền bù nhìn của Ái Tân Giác La Phổ Nghi Aisin Gioro Puyi (7 tháng 2 năm 1906-17 tháng 10 năm 1967) được Đế quốc Nhật Bản lập ra và tồn tại từ năm 1932 tới năm1945 trên 1 phần lãnh thổ Mãn Châu của quốc gia Trung Hoa Dân Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng sau sự biến Hoàng Cô Đồn diễn ra rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1928 mà ở sự biến này thì người cai trị trước đó của Mãn Châu là sứ quân Trương Tác Lâm a.k.a Trương Đại soái, Con Hổ Mãn Châu (18 tháng 3 năm 1875-4 tháng 6 năm 1928) của tập đoàn quân phiệt Phụng hệ thuộc chính phủ Bắc Dương của Trung Hoa Dân quốc a.k.a chính phủ Bắc Kinh Trung Hoa Dân Quốc, Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc (1912-1928) có địa bàn hoạt động chính là 3 tỉnh Đông Bắc của khu vực Mãn Châu Lý đã bị người Nhật gài quả bom đường sắt ám sát sau khi Trương Đại soái do thất bại trong việc giao chiến với phe Quốc Dân Đảng thuộc Đệ Nhị Trung Hoa Dân Quốc a.k.a Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Quốc Dân (1925-1948) do Tưởng Thuỵ Nguyên a.k.a Tưởng Giới Thạch, Tưởng Thống chế (31 tháng 1 năm 1887-5 tháng 4 năm 1975) dẫn dắt tại cuộc chiến Bắc phạt (9 tháng 7 năm 1926-29 tháng 12 năm 1928) do Quốc Dân Đảng phát động đã dự định từ bỏ việc liên minh với các đồng minh Đế quốc Nhật đóng ở khu tô giới Quan Đông tại Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc để có thể quay sang hợp tác với Tưởng Giới Thạch hay ít nhất thì tự mình cai trị vùng Mãn Châu 1 cách độc lập khỏi người Nhật
Dù kiểu nào thì rõ ràng là sau khi việc người Nhật tưởng sau khi xong ám sát Trương Tác Lâm thì con trai Trương Học Lương của họ Trương sẽ tích cực quay sang hợp tác với họ chống thế lực Quốc Dân Đảng đang dần đánh lên từ tại miền nam Trung Hoa rõ ràng là 1 sai lầm khi mà Trương Học Lương sau đó không những không cộng tác với người Nhật mà còn ngả về phía Quốc Dân Đảng chống lại Nhật buộc Nhật vào năm 1931 phải cho làm quả sự biến Thẩm Dương a.k. Sự biến Mukden ngày 18 tháng 9 năm 1931 đánh bom đoàn tàu đang chạy trên đường sắt nhưng là đánh bom giả đoàn tàu của mình so với quả đánh bom thật đã làm trước đó để thịt Con hổ Mãn Châu ở Hoàng Cô Đồn năm 1928 tạo cớ cho người Nhật sau đó phát binh đánh chiếm hết cả khu vực Mãn Châu trước khi lập 1 ứng viên khác của họ là Ái Tân Giác La Phổ Nghi làm người cai trị bù nhìn mới của vùng Mãn Châu mới bị Nhật chiếm đóng đuộc tổ chức lại dưới tên gọi Mãn Châu Quốc
Tuy đồng minh bù nhìn Mãn Châu quốc ít tham chiến với Nhật trong cuộc Đệ Nhị Thế chiến mà chủ yếu chỉ tham chiến cùng Nhật ở các chiến dịch diễn ra quanh khu vực Mãn Châu chống lại các đối thủ Đệ Nhị Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô, Mông Cổ song khi Đế quốc Nhật bị đánh cho suy bại ở cuộc Đệ Nhị Thế chiến thì Mãn Châu quốc cũng dần bị mất chỗ dựa để rồi sau khi Liên Xô phát động chiến dịch Mãn Châu diễn ra từ ngày 9 tới ngày 20 tháng 8 năm 1945 đánh bại liên quân đạo quân Quan Đông của Nhật – Mãn Châu quốc – Mông Cương thì Mãn Châu quốc cũng sớm chấm dứt sự tồn tại của mình
Mãn Châu từ xưa là vùng đất quê hương các dân tộc ngữ hệ Thông Cổ Tư như người Nữ Chân để rồi vào thời điểm cuối thế kỷ 16 khi nhà Minh đang cai trị phần còn lại của Trung Hoa bị suy yếu thì các bộ người Nữ Chân vốn trước đó từng dựng 1 quốc gia riêng của mình là nhà Kim từ đầu thế kỷ thứ 12 cho đến giữa thế kỷ 13 đã lần nữa được thống nhất lại dưới ngọn cờ gia tộc Ái Tân Giác La của thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích (19 tháng 2 năm 1559-30 tháng 9 năm 1626) về sau chính là vua khai quốc Thanh triều để rồi sau khi nhất thống xong các bộ lạc Nữ Chân thì vào năm 1616, Nỗ Nhĩ Cáp Xích Nurhaci đã tự xưng, kiến lập quốc gia Hậu Kim cho tới năm 1636 thì tân chủ Hậu Kim, con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực Hong Taji (28 tháng 11 năm 1592-21 tháng 9 năm 1643) đã đổi quốc hiệu từ Hậu Kim thành Đại Thanh giữa lúc tộc danh Nữ Chân cũng được đổi thành Mãn Châu cho tới năm 1644 khi nghĩa quân Sấm vương Lý Tự Thành (1606-1645) kéo vào Bắc Kinh khiến vua Minh bấy giờ là Sùng Trinh đế Chu Do Kiểm (6 tháng 2 năm 1611-25 tháng 4 năm 1644) phải treo cổ tự sát Môi Sơn cũng như quyền lực cai trị của nhà Minh tại miền bắc Trung Hoa bị tiêu vong thì 1 tướng lĩnh của nhà Minh bấy giờ là Đại Hán gian Ngô Tam Quế (1612-1678) đang nhận lãnh trọng nhiệm trấn giữ Sơn Hải Quan không cho người Mãn Châu kéo vào Trung nguyên đã mở cửa cho người Thanh nhập quan dẫn tới suốt hơn 2 thế kỷ liền sau đó, Trung Hoa đã bị dị tộc cai trị
Tuy Thanh triều cai trị Trung Hoa song trong con mắt người Hán thì tầng lớp thống trị người Mãn vẫn chỉ là 1 đám người man rợ cướp nước Minh của người Hán nên trong suốt thời lỳ tồn tại thì nhà Thanh luôn phải đối phó với các cuộc nổi dậy của người Hán dưới khẩu hiệu Phản Thanh phục Minh
Bên cạnh đó thì cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì các quốc gia phương Tây đã dần trở nên lớn mạnh và họ nhanh chóng tiếp cận nhà Thanh song Thanh đình ban đầu thay vì mở cửa lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng lạc hậu dẫn đến khi phát sinh xung đột với các quốc gia phương Tây lẫn Nhật Bản vốn đã mở cửa học hỏi phương Tây để tự cường thời Minh Trị (1868-1912) thì bị thua trận phải cắt đất làm tô giới dẫn đến mâu thuẫn giữa triều đình ngoại tộc thối nát với dân chúng người Hán càng thêm nghiêm trọng và kết quả là vào năm 1911 thì dân chúng Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng Minh hội của Tôn Trung Sơn a.k.a Tôn Văn, Tôn Dật Tiên (12 tháng 11 năm 1866-12 tháng 3 năm 1925) đã đánh đổ nhà Thanh lẫn chế độ phong kiến tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Hoa để lập nên chế độ cộng hoà dưới tên là Trung Hoa Dân Quốc
Tuy vậy thì trong quãng thời gian tồn tại ở Trung Hoa Đại lục của Trung Hoa Dân quốc thì lịch sử quốc gia này dựa trên lực lượng cầm quyền có thể được chia ra làm 2 giai đoạn chính vốn có liên quan tới sự hình thành của Mãn Châu quốc với giai đoạn đầu tiên của mình kéo dài từ năm 1912 tới năm 1928 thì chính quyền Trung Hoa Dân quốc do nằm trong tay các quân phiệt xuất thân là tướng lĩnh quân đội Bắc Dương cũ của Thanh triều với thủ đô đóng tại Bắc Kinh nên còn được gọi là Chính phủ Bắc Dương a.k.a Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc với quãng thời gian từ năm 1916 đến năm 1928 được gọi là thời kỳ Quân Phiệt do bởi sự chia cắt bởi các tập đoàn quân phiệt khác nhau của Chính phủ Bắc Dương giữa lúc chính phủ thứ 2 của Trung Hoa Dân quốc a.k.a Đệ Nhị Trung Hoa Dân quốc tồn tại từ năm 1926 tới năm 1949 với thủ đô chủ yếu đóng ở miền nam với 13 năm đặt tại thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô của Trung Quốc do nằm trong tay Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch nên còn gọi là Chính phủ Quốc Dân
Ở giai đoạn tồn tại đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc thì trong quãng thời gian từ năm 1915 tới năm 1916, sự tồn tại của Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc đã tạm thời bị gián đoạn bởi việc 1 viên phản tướng Thanh đình cũ là Viên Thế Khải (16 tháng 9 năm 1859-6 tháng 6 năm 1916) sau 1 thời gian làm Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc đã tiến lên tạm khôi phục lại chế độ quân chủ trong thời gian ngắn tại Trung Hoa dưới tên gọi là Đế quốc Trung Hoa (1915-1916) song nhanh chóng bị vấp phải nhiều sự chống đối từ các tướng lĩnh Trung Hoa Dân quốc vốn có người trong số đó từng là đồng đội cũ trong cùng đội quân Bắc Dương với Viên Thế Khải chính là Phùng Quốc Chương 97 tháng 1 năm 1859-12 tháng 12 năm 1919) khiến cho trước khi mất vào năm 1916, Viên Thế Khải phải tự tay thủ tiêu nền quân chủ do mình lập ra
Dù vậy thì cũng có không ít người ủng hộ Viên Thế Khải làm hoàng đế bao gồm các cựu đồng đội Bắc Dương đối chọi lại với phe chống đối chuyện Viên Thế Khải tái lập chế độ quân chủ ở Trung Hoa là Hộ Quốc quân gồm nhân sự chủ yếu là các thành viên đến từ tổ chức cách mạng đồng Minh hội chống nhà Thanh cũ của Tôn Trung Sơn
Trong số những người ủng hộ Viên Thế Khải có cả Trương Tác Lâm vốn nhanh chóng được Viên Thế Khải giao cho việc quản lý quân đội ở tỉnh Phụng Thiên mà nay là tỉnh Liêu Ninh để rồi sau khi Viên Thế Khải qua đời năm 1916 và Đoàn Kỳ Thụy (6 tháng 3 năm 1865-2 tháng 11 năm 1936) lên trở thành tân tổng thống của Trung Hoa Dân quốc đã từng cố gắng loại bỏ Trương Tác Lâm khỏi chiếc ghế quyền lực ở Phụng Thiên song không những bị họ Trương phối hợp với người Nhật ở khu tô giới Quan Đông đẩy lui mà còn buộc phải 2 tay dâng luôn cho họ Trương quyền quản lý dân sự của Phụng Thiên vốn bằng các mánh khóe vũ lực kiêm ngoại giao thì tới năm 1918, Trương Tác Lâm từ mỗi mảnh đất Phụng Thiên quê nhà làm vốn liếng đã kiêm tính thêm 2 tỉnh Hắc Long Giang cùng Cát Lâm để bỏ túi riêng toàn bộ vùng Mãn Châu để rồi cho tới năm 1920 thì họ Trương trở thành thủ lĩnh tối cao của Mãn Châu
Sau khi đứng chân vững ở 3 tỉnh Quan Ngoại thì họ Trương bắt đầu ngó tới vùng đất bên kia Sơn Hải Quan vốn lúc đó dù được cai trị trên danh nghĩa bởi Tổng thống Đoàn Kỳ Thuỵ của chính phủ Bắc Dương song thực tế lại bị xâu xé bởi các sứ quân khác nhau để rồi sau đó họ Trương đã tiến vào Quan Nội song thế lực Phụng hệ lấy tỉnh Phụng Thiên làm căn cứ của Trương Tác Lâm đã nhanh chóng đụng đầu phải 1 thế lực sứ quân khác là sứ quân Ngô Bội Phu (22 tháng 4 năm 1874-4 tháng 12 năm 1939) của phe Trực hệ là phe sứ quân tách ra từ phe Bắc Dương cũ với căn cứ chính là địa bàn tỉnh Trực Lệ cũ bao quanh Bắc Kinh mà nay là địa bàn tỉnh Hà Bắc rồi sau đó mở rộng xuống tận các tỉnh Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc vốn 2 thế lực Phụng hệ – Trực hệ đã liên tiếp đánh nhau 2 lần vào các năm 1922 với 1924 ở 2 cuộc chiến Trực hệ – Phụng hệ lần thứ 1 và lần thứ 2
Trong lúc 2 thế lực sứ quân đang đánh nhau to gần Bắc Kinh thì tàn dư hoàng tộc nhà Thanh là cựu hoàng Phổ Nghi sau khi bị quả Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn truất phế vẫn được chính quyền mới ưu ái cho tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành vốn ngay cả khi vào năm 1917 khi 1 tướng Trung Hoa Dân quốc nhưng vẫn mang tư tưởng Hoài Thanh là Trương Huân làm quả chính biến khôi phục quyền lực cho nhà Ái Tân Giác La kéo dài từ ngày 1 tới ngày 12 tháng 7 năm 1917 bị thất bại thì chính quyền mới vẫn không hề đả động đến đặc quyền cựu hoàng tộc Ái Tân Giác La
Dù vậy thì sự đời éo le sau đó đã khiến Phổ Nghi về sau chọn cách thay Trương Tác Lâm hợp tác người Nhật để được cai trị miền Mãn Châu dù là ở dưới hình thức bù nhìn là việc vào năm 1924, giữa lúc 2 sứ quân Ngô Bội Phu phe Trực hệ cùng Trương Tác Lâm phe Phụng hệ giao tranh thì vào ngày 23 tháng 10 năm 1924, tướng chỉ huy Đệ Tam Binh đoàn trấn thủ Nhiệt Hà phòng quân Phụng hệ là Phùng Ngọc Tường (6 tháng 11 năm 1882-1 tháng 9 năm 1948) đã bất ngờ xua quân vào Bắc Kinh để làm quả đảo chính sau lưng Ngô Bội Phu vốn Phùng Ngọc Tường sau khi vào Bắc Kinh đã cho phế truất và tống giam thủ lĩnh phe Trực hệ bấy giờ đang làm Tổng thống Trung Hoa Dân quốc là Tào Khôn (12 tháng 12 năm 1862-15 tháng 3 năm 1938) cũng như đuổi cả nhà Phổ Nghi ra khỏi Tử Cấm Thành về sống ở tô giới Nhật tại Thiên Tân vốn tại đó thì Phổ Nghi thường hay cùng thân tín bàn chuyện tìm cách khôi phục chế độ cai trị của người Mãn , tái tổ chức quân mình thành Quốc Dân quân… trước khi mời Tôn Trung Sơn tới làm chủ đại cục vốn sau cùng thì thành toàn ý nguyện hoàn toàn lật đổ quyền lực họ Ái Tân Giác La cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của Tôn Trung Sơn vốn sau khi tới Bắc Kinh thì Tôn Trung Sơn đã qua đời ngày 12 tháng 3 năm 1925, vừa kịp được nhìn cảnh Tử Cấm Thành được giải phóng khỏi cựu hoàng tộc nhà Thanh trước khi mất
Việc Phùng Ngọc Tường bất ngờ làm binh biến ở hậu phương Bắc Kinh đã buộc sứ quân Ngô Bội Phu phải rút quân về cứu song lại nhanh chóng bị truy binh Trương Tác Lâm thừa thắng truy kích theo khiến Trực hệ quân tan rã và Ngô Bội Phu sau cùng phải chạy tới Thiên Tân bắt tàu chạy vào miền Trung Trung quốc vốn là nơi còn lại 1 vài địa bàn phe Trực hệ
Ngô Bội Phu bị đánh cho suy yếu tháo chạy thì cục diện sứ quân tranh hùng miền bắc Trung Hoa chỉ còn lại thế chân vạc là Hoãn hệ của cựu tổng thống Đoàn Kỳ Thuỵ, Phùng Ngọc Tường cùng Trương Tác Lâm song thực tế thì thế lực Hoãn hệ Đoàn Kỳ Thuỵ bấy giờ đã rất yếu sau khi bị bại trận trước liên quân Phụng hệ – Trực hệ ở cuộc chiến Trực hệ – An Huy năm 1920 nên cuộc đấu chính diễn ra chủ yếu giữa Trương Tác Lâm với Phùng Ngọc Tường
Tuy từng bị bại trận trước họ Trương vào năm 1924 song vào mùa hè năm 1925, Ngô Bội Phu để trả đũa cho phe mình đã liên thủ với Trương Tác Lâm vốn có thêm sự chống lưng của Nhật để cùng chống lại Phùng Ngọc Tường với kết quả là sau cuộc chiến Chống Phụng Thiên kéo dài từ tháng 11 năm 1925 tới tháng 4 năm 1926 thì liên quân Phụng hệ – Trực hệ đã giành thắng lợi và buộc lực lượng Quốc dân quân của Phùng Ngọc Tường phải rút về cứ thủ Sơn Tây
Sau khi đuổi được Phùng Ngọc Tường về Sơn Tây thì nội bộ liên minh Phụng hệ – Trực hệ lại nhanh chóng có xung khắc về hướng giải quyết tiếp theo khi mà phe Trực hệ thì định tái lập lãnh đạo Tào Khôn phe mình vốn trước quả binh biến của Phùng Ngọc Tường thì đang làm Tổng thống Trung Hoa Dân quốc 1 lần nữa lên làm tổng thống trong khi Trương Tác Lâm thì vẫn là người có chút tâm tư bảo hoàng dù rằng không nhiều bằng sứ quân Trương Huân trước kia nên đã gợi ý đưa cựu hoàng Phổ Nghi vào chiếc ghế đó (vào thời điểm sau khi Viên Thế Khải qua đời năm 1916, Trương Tác Lâm cũng từng có tâm lý ủng hộ Phổ Nghi trong chuyện phục vị song sau khi thấy rõ sứ quân Trương Huân làm cú khôi phục chế độ quân chủ Mãn Châu không ra hồn vào đầu tháng 7 năm 1917 vốn phe chính phủ Bắc Dương có ưu thế thắng hơn nên Trương Tác Lâm dù mang tâm lý tâm tại Mãn Châu nhưng cuối cùng lại quay ra giúp phe Bắc Dương) dẫn đến 2 phe nghịch ý nhau và 1 lần nữa lại phải dùng vũ lực đối đầu nhau
Giữa lúc sứ quân các hệ đang đánh nhau ở miền bắc thì bấy giờ tại miền nam Trung Hoa đã xuất hiện 1 sự kiện khác đã ảnh hưởng tới cục diện Trung Hoa về sau đó là việc vào năm 1925, Quốc Dân đảng những người theo Tôn Trung Sơn đã thành lập nên đội quân riêng của mình là Quốc dân Cách mệnh quân a.k.a Cách mệnh quân để thực hiện lý tưởng thống nhất lại Trung Hoa sau khi họ đã từng chờ trong vô vọng các sứ quân Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc thực hiện việc đó
Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 tuy là công lao của Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của mình không nhỏ nên sau khi Cách mạng Tân Hợi đạt được 2 trong 1 vài mục tiêu mà Tôn Trung Sơn đề ra là Đánh đuổi giặc Thát – Thành lập Dân quốc vào năm 1911, Tôn Trung Sơn đã được chọn làm Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc trước khi bị cựu thần Viên Thế Khải của nhà Thanh đố kỵ tranh quyền khiến Tôn Trung Sơn để duy trì đại cục giữ gìn nền Cộng hoà non trẻ đã phải giao ghế lại cho Viên Thế Khải
Tuy vậy thì sau khi nhường quyền cho họ Viên thì Tôn Trung Sơn lại phải chứng kiến quá nhiều sự phản bội từ việc họ Viên sau đó tự lập làm hoàng đế 1915-1916 rồi Trương Huân vào năm 1917 lại định tái lập hoàng triều Mãn Châu lẫn các sứ quân chính phủ Bắc Dương sau khi Viên Thế Khải qua đời năm 1916 lại mang tư tưởng cát cứ không chịu quy về 1 mối…buộc Tôn Trung ơn không đành lòng ngồi nhìn thành quả mình tạo dung trước kia bị huỷ mất trong sớm tối nên vào ngày 10 tháng 10 năm 1919 thì ở tô giới Pháp tại Thượng Hải, Tôn Trung Sơn đã tái lập lẫn vĩnh viễn xác lập sự tồn tại của Quốc Dân đảng vốn trước đó vào năm 1914 khi Tôn Trung Sơn nhìn thấy Viên Thế Khải có ý định tiến lên khôi phục chế độ quân chủ ở Trung Hoa thì tại Nhật Bản vào ngày 8 tháng 7 năm 1914, Tôn Trung Sơn đã từng lập Quốc Dân đảng song lần thành lập đó không bền khi nhiều đồng đội Đồng Minh hội cũ thời Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn là Hoàng Hưng (25 tháng 10 năm 1874-31 tháng 10 năm 1916), Uông Tinh Vệ (4 tháng 5 năm 1883-10 tháng 11 năm 1944), Hồ Hán Dân (9 tháng 12 năm 1879-12 tháng 5 năm 1936), Trần Trung Minh (18 tháng 1 năm 1878-22 tháng 9 năm 1933) lại quay lưng từ chối tham gia để cùng chống Viên Thế Khải khiến Quốc Dân đảng thứ 1 của Tôn Trung Sơn bị chết yểu từ trứng nước
Khác với lần trước khi mà lần Quốc Dân đảng được tái lập năm 1919 đã có nhiều người theo và 1 trong những cảm tình viên không ngờ tới nhất của Quốc Dân Đảng trong bộ sậu chính phủ Bắc Dương lại là Phùng Ngọc Tường đã làm quả binh biến vườn sau tại Bắc Kinh ngày 23 tháng 10 năm 1924
Dù vậy thì sau khi thấy không thể trông cậy vào đám quân phiệt đang cát cứ để thống nhất Trung Hoa thì Quốc Dân đảng đã quyết định tự mình làm chuyện đó vốn để tự mình thống nhất Trung Hoa thì đòi hỏi có quân đội mà điều này đã nhanh chóng được hoàn thành với việc thông qua chính sách liên minh với Liên Xô thì những người Quốc Dân Đảng vào ngày 1 tháng 5 năm 1924 đã thành lập trường Quân sự Hoàng phố trên đảo Trường Châu thuộc khu vực quận Hoàng Phố của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông trên cơ sở của các ngôi trường canh tân quân sự cũ mà các tổng đốc Lưỡng Quảng thời Thanh mạt đã lập trước đó là là Quảng Đông Tây học quán của Lưu Khôn Nhất cùng Quảng Đông Thuỷ lục sư học đường của Trương Chi Động (4 tháng 9 năm 1837-5 tháng 10 năm 1909) với hiệu trưởng đầu tiên của học viện (2 tháng 5 năm 1924-tháng 10 năm 1947) chính là Tưởng Thống chế vốn từng được cử sang Liên Xô học hỏi cách tổ chức quân sự của nước này
Với sự hỗ trợ tài chính từ Liên Xô thì Trường Quân sự Hoàng Phố rất nhanh chóng trở đạt được vai trò của 1 tiểu “học viện quân sự West Point” hay “Học viện quân sự M.V.Funze” cấp khu vực vốn thu hút nhiều học sinh người Trung Quốc lẫn người Việt Nam tới theo học với những người tốt nghiệp trường về sau trở thành các đồng chí, chỉ huy cốt cán ở nhiều lực lượng quân đội như Quốc dân Cách mệnh quân a.k.a Cách mệnh Quân, Quốc Quân của Trung Hoa Quốc Dân đảng, Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa a.k.a Giải Phóng quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như cả Quân đội Nhân dân Việt Nam
Cùng với việc liên kết với Liên Xô thì có 1 thứ nằm ngoài ý muốn của Quốc Dân đảng đã len lỏi vào được Trung Hoa đó là tư tưởng Cộng sản vốn vào ngày 23 tháng 7 năm 1921 thì tại tô giới Pháp ở Thượng Hải, 2 người Trần Độc Tú (8 tháng 10 năm 1879–27 tháng 5 năm 1942)-Lý Đại Chiêu (29 tháng 10 năm 1889-28 tháng 4 năm 1927) đã lập nên đảng phái cánh tả là Đảng Cộng sản Trung Hoa CCP
Tuy nhiên thì dù 2 bên Quốc Dân đảng – Cộng Sản đảng có khác nhau về tư tưởng sau cùng nhưng ở vào thời kỳ Quân phiệt thì cả 2 bên đều có thể tạm nương nhờ vào nhau được 1 quãng thời gian do bởi có chung 1 quan điểm tiên quyết là phải thống nhất Trung Hoa từ tay các quân phiệt cát cứ nên 2 bên Quốc – Cộng đã tạm thời hợp làm Đệ nhất Mặt trận thống Nhất để cùng liên thủ chốngca1c sứ quân khác
Sau khi hợp nhất lực lượng thì vào ngày 9 tháng 7 năm 1926, Tưởng Giới Thạch phạt động cuộc chiến Bắc Phạt (9 tháng 7 năm 1926 -29 tháng 12 năm 1928) chống các quân phiệt còn cát cứ Trung Quốc để thống nhất Trung Hoa vốn bấy giờ sau nhiều năm tranh hùng thì bên cạnh các thế lực nhỏ hoặc xa thì ở miền bắc Trung Quốc bấy giờ tồn tại 3 đại sứ quân gồm Trương Tác Lâm của Phụng hệ cùng Ngô Bội Phu giữ Hồ Bắc, Hồ Nam cùng Hà Nam) -Tôn Truyền Phương (17 tháng 4 năm 1885-13 tháng 11 năm 1935) giữ Phúc kiến, Chiết Giang, Giang Tô lẫn An Huy bên cạnh tiểu sứ quân Trương Tông Xương (1881-1932) thuộc Phụng hệ cai trị Sơn Đông
Đối diệ với 3 đại sứ quân cùng 1 tiểu sứ quân phụ thuộc thì Cách mệnh quân của Tưởng Thống chế đã lợi dụng tâm lý dù cùng hệ nhưng chưa chắc hết mình vì nhau của các sứ quân tiến hành chia cắt và đánh bại lẻ tẻ từng sứ quân với người đầu tiên bị Quốc Dân đảng chọn đánh trước để mở màn cuộc Bắc phạt là Ngô Bội Phu vốn có lực lượng trước đó bị tổn thất nặng trong cuộc chiến năm 1924 với Trương đại soái
Sau quãng thời gian giao tranh từ tháng 7 tới tháng 9 năm 1926 thì Ngô Bội Phu đã bị đánh bại và tới lượt Tôn Truyền Phương vốn trước đó được Quốc Dân đảng ưu ái né trước để dồn sức Ngô Bội Phu bị đưa lên dĩa
Ngày 4 tháng 9 năm 1926, Quốc Dân đảng đã khai chiến với Tôn Truyền Phương để rồi vào khoảng tháng 11 năm 1926 /ngày 1 tháng 12 năm 1926 thì Trương Tác Lâm trước việc Quốc Dân đảng liên tiếp thắng lợi sau khi dọn xong Trực hệ sẽ quay sang kiếm mình nên đã rat ay động thủ trước bằng việc liên minh với Trương Tông Xương lẫn Tôn Truyền Phương để lập lực lượng đồng minh An Quốc quân cùng liên thủ chống Quốc Dân đảng
Trước việc 2 Cách mệnh quân cùng An Quốc quân đang kịch chiến thì vào năm 1927, người Nhật đã ra tay can thiệp bằng việc gọi sứ quân Diêm Tích Sơn (8 tháng 10 năm 1883-22 tháng 7 năm 1960) ở Sơn Tây đang giữ thế trung lập xem đánh nhau vào can thiệp tìm cách kiềm chế 2 quân An Quốc – Cách mệnh song sau cùng cả Diêm Tích Sơn cùng Phùng Ngọc Tường đều nhảy cả vào Quốc Dân đảng rồi phụ họ đánh Trương Tác Lâm
Việc Diêm – Phùng nhảy vào tiếp lực cho Quốc Dân đảng đã nhanh chóng gia tăng thêm sức chiến đấu của quân Đảng này từ chỗ chỉ có Cách mệnh quân giao chiến giờ có thêm Quốc dân quân mà về sau được gọi là quân Tây Bắc của Phùng Ngọc Tường lao vào phụ đánh khiến cho An Quốc quân đại bại như núi đổ buộc phải rút dần về miền bắc, bỏ Nam Kinh cho Quốc Dân đảng kéo vào chiếm ngày 24 tháng 3 năm 1927 trước khi lập thủ đô mới ở đây cũng như sau đó là truy kích dần theo An Quốc quân đang rút lui
Đang lúc thắng thế ngoài mặt trận thì nội bộ Đệ nhật Mặt trận Thống nhất của 2 phe Quốc-Cộng bấy giờ lại rạn nứt khi những người Cộng sản tiến hành khuếch trương thế lực trong nội bộ phe Quốc dân đảng còn Tưởng Giới Thạch thông qua cuộc Bắc phạt đang tiến hành cũng gầy dựng được chút thế lực mới cho tới sau cùng phe Cộng Sản bắt đầu thấy họ Tưởng nắm quá nhiều quyền lục cũng như vây cánh họ Tưởng là phe cánh hữu trong Quốc Dân đảng gồm các địa chủ nằm nhiều ruộng đất giữa lúc chính sách phe a Cộng Sản có phần giống Tôn Trung Sơn là ruộng đất cho dân cày đã quyết định tước quyền lực của họ Tưởng
Để đấu lại họ Tưởng thì phe Cộng Sản đã nhờ tới 1 người từng theo Tôn Trung Sơn là Uông Tinh Vệ (4 tháng5 năm 1883-10 tháng 11năm 1944) và có tư tưởng khoan dung hơn với Cộng sản về việc chủ trương cùng tiếp tục hợp tác với CCP đi tới thắng lợi cuối của cuộc Bắc Phạt trong khi họ Tưởng thì lại muốn cắt hợp đồng với phe Cộng sản ngay lúc ấy
Sự đối lập chính sách giữa Uông Tinh Vệ – Tưởng Giới Thạch sau cùng đã khiến Quốc dân đảng bị phân thành 2 phe là phe hữu của họ Tưởng ở Nam Kinh (chính quyền Nam Kinh) lẫn phe họ Uông có mùi thân Cộng tại Vũ Hán (chính quyền Vũ Hán) để rồi sau cùng thì họ Tưởng đã tiến hành thanh trừng những người Cộng sản bằng vũ lực mà điển hình là sự kiện Thảm sát Thượng Hải (12-15 tháng 4 năm 1927) vốn tuy những người theo cộng sản có làm vài vụ nổi dậy ở Quảng Châu với Nam Xương ngay trong năm 1927 song vì thế lực phe hữu còn quá lớn nên sau cùng đành rút lui
Dọn dẹp nội bộ xong thì họ Tưởng tiếp tục tiến quân Bắc phạt buộc An Quốc quân phải rút lên bắc song tới lúc này thì tình hình trở biến khi Trương Tác Lâm trước kia từng có qua lại với người Nhật ở tô giới Quan Đông tại Mãn Châu nên khi thấy An quốc quân phải liên tục rút lui về phía bắc còn Quốc dân đảng không ngừng tiến lên thì người Nhật sau cùng đã quyết định mở cuộc xuất binh Sơn Đông lần thứ 2 Dai-ni Shanto Suppei bằng việc chuyển hơn 4000 quân theo tuyến đường sắt Thanh Đảo – Tế Nam xuống Tế Nam ở Sơn Đông vào cuối tháng 4 năm 1928 với cớ là để bảo vệ công dân Nhật ở đây
Sự hiện diện của người lính Nhật ở Sơn Đông vào cuối tháng 4 năm 1928 đã sớm vấp phải sự phản đối từ cả 2phe đánh nhau trong cuộc Bắc phạt dẫn đến sự bất mãn của công chúng khi chủ quyền Trung Hoa đang bị Nhật vi phạm trắng trợn để rồi sau khi quân Quốc Dân đảng tiến đến Tế Nam vào ngày 30 tháng 4 cùng 1 tháng 5 năm 1928 thì sang ngày 2 tháng 5 năm 1928, Tưởng Giới Thạch đã điều đình với Nhật về tạo điều kiện cho họ rút quân khỏi Tế Nam song dù vậy thì tới ngày 3 cùng tháng thì do 1 nguyên nhân mà tới nay vẫn còn chưa được xác định rõ do bởi báo cáo khác nhau từ các bên thì quân Nhật với quân Quốc Dân đảng đã bất ngờ dùng súng đối đầu với nhau, mở đầu Sự Biến Tế Nam (ngày 3 tới ngày 11 tháng 5 năm 1928)
Trong cuộc giao tranh ở Tế Nam này thì sứ đoàn ngoại giao Thái Công Thời của Quốc Dân đảng được cử tới Tế Nam đàm phán cũng bị giết hại để rồi tới ngày 7 cùng tháng thì phía Nhật mở cuộc xuất binh Sơn Đông lần thứ 3 Dai-san Santo Shuppei điều đông quân từ Triều Tiên lẫn Mãn Châu tới chi viện cho số quân ở Tế Nam vốn trước sự vượt trội của Nhật thì quân Tưởng sau vài ngày giao tranh đã không chống cự nổi buộc phải rút khỏi Tế Nam vào ngày 10-11 cùng tháng cũng như để tránh phải tiếp tục giao chiến với Nhật giữa lúc cuộc Bắc phạt còn chưa hoàn tất thì Tưởng Giới Thạch đã cho quân bắc tiến theo tuyến tránh Tế Nam
Mặc dù sau sự biến Tế Nam thì Nhật đã chiếm giữ Tế Nam tới tận năm 1929 mới trả lại cho Trung Hoa song không vì thế mà An Quốc quân được cứu vãn khi mà cùng với việc chiến sự càng lúc càng diễn ra gần Bắc Kinh thì Nhật Bản đã bắn tin cho 2 bên là họ sẽ nhúng tay can thiệp nếu chiến tranh lan tới Mãn Châu giữa lúc để phủ nhận cáo buộc rằng mình có liên quan tới vụ thảm sát thường dân do Nhật làm tại Tế Nam trước đó của Quốc Dân đảng thì Trương Tác Lâm đã công khai tuyên bố công nhận quyền lợi của Nhật tại Mãn Châu
Lời tuyên bố từ chối công nhận đặc quyền Nhật tại Mãn Châu của Trương Tác Lâm đã sớm khiến Trương Tác Lâm gặp hoã sát thân khi mà sau khi quân đội dưới trướng để thất thủ Trương Gia Khẩu vào ngày 25 tháng 5 năm 1928 và sang hôm sau tới lượt ải Nam Khẩu mà nay là Cư Dung quan thì vào ngày 3 tháng 6 cùng năm, Trương Tác Lâm đã quyết định rút về Mãn Châu vốn nhân khi họ Trương thất thế phải rút về Mãn Châu thì người Nhật thấy rằng Trương Tác Lâm đang dần vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ nên đã quyết định ám toán Trương Tác Lâm để thay thế ứng viên nắm giữ khu vực Mãn Châu
Cách thức mà người Nhật chọn ám toán Trương Tác Lâm là đánh bom đoàn tàu chở họ Trương đang rút về Thẩm Dương từ Bắc Kinh bằng quả bom cài trên đường sắt Kinh Phụng đoạn cầu đường sắt chỗ giao giữa tuyến đường ray Kinh Phụng a.k.a Kinh Cáp của chính họ Trương với đường sắt Nam Mãn Châu của Nhật chạy từ Đại Liên tới Trường Xuân cách nhà ga Hoàng Cô Đồn vài cây số phía đông trong khu vực ngoại ô thành phố Thẩm Dương được kích nổ vào lúc 5 giờ 23 phút sáng ngày 4 tháng 6 năm 1928 với kết quả là tuy vụ nổ không lập tức giết chết Trương Tác Lâm như 1 vài thuộc cấp khác của họ Trương song bản thân Trương Tác Lâm đã bị thương chí tử tới mức đã qua đời vài giờ sau khi về tới tư dinh
Cùng với vụ đánh bom đoàn tàu chở Trương Tác Lâm ở Hoàng Cô Đồn rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1928 thì người Nhật tưởng có thể thay ứng viên lạc lối Trương Tác Lâm của họ bằng trưởng tử Trương Học Lương a.k.a Trương Thiếu soái (3 tháng 6 năm 1901-14 tháng 10 năm 2001) trẻ tuổi, dễ bảo hơn song người Nhật đã đi sai nước cờ khi tuy Trương Học Lương có trẻ tuổi thật song so với ông già mình thì lập trường chống Nhật của Trương Học Lương còn cứng rắn hơn vốn sau khi tiếp quản quân đội ông già thì Trương Học Lương đã ra mặt công khai tiến hành đàm phán với Tưởng Giới Thạch để đưa 3 tỉnh Đông Bắc về dưới quyền kiểm soát của Quốc Dân đảng và sau cùng thì kết quả của việc Trương Học lương xúc tiến đàm phán việc Mãn Châu quy phục chính quyền Nam Kinh của Tưởng Giới Thạch chính là sự kiện Đông Bắc Thay cờ diễn ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1928 vốn ở sự kiện này thì lá cờ Ngũ sắc 5 dải màu của chính phủ Bắc Dương cũ (Đệ Nhất Trung Hoa Dân quốc) đã được hạ xuống ở khắp nơi tại Mãn Châu để thay bằng lá cờ Thanh Thiên Bạch Nhật gồm mặt trời màu trắng trên nền xanh dương của Quốc Dân đảng (Đệ Nhị Trung Hoa Dân quốc)
Sự kiện Đông Bắc Thay cờ cuối năm 1928 đã chính thức đánh dấu 1 mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Trung Quốc là toàn bộ Trung Quốc dù thực tế vẫn còn các thế lực sứ quân địa phương như Diêm – Phùng của Tây Bắc quân ở Sơn Tây cùng các lãnh chúa họ Mã người Hồi giáo ở 3 tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ (Tây Bắc tam Mã)…đều đã quy phục Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch về danh nghĩa giữa lúc chính phủ Bắc Dương được hình thành để cai trị Trung Hoa ngay sau cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã chấm dứt sự tồn tại của mình mà chôn vùi theo chính phủ Bắc Dương chính là thời đại Quân Phiệt (1916-1928) và sau sự kiện Đông Bắc Thay cờ mùa đông năm 1928 thì sang tháng 7 năm 1929, người Nhật buộc phải chính thức ra mặt công nhận quyền lực Quốc Dân đảng tại Trung Hoa dù dã tâm của họ vẫn muốn chiếm giữ vùng Mãn Châu làm của riêng
Sau khi chứng kiến việc Đông Bắc quân của Trương Học Lương bị Liên Xô đánh bại trong cuộc xung đột Trung Xô diễn ra từ tháng 7 tới tháng 12 năm 1929 dẫn đến việc Liên Xô sau đó thừa thắng chiếm luôn đảo Bolshoy Ussuriysky a.k.a Hắc Hạt Tử nằm ở hợp lưu 2 sông Amur cùng Ussury thì người Nhật do lo sợ Liên Xô lúc nào đó lại học đòi Nga Sa hoàng ngày trước màn tràn xuống phát triển ảnh hưởng hay tệ hơn là đoạt vùng Mãn Châu tồn tại tô giới Quan Đông tại thành phố Trường Xuân ở tỉnh Liêu Ninh của Nhật nên họ đã xúc tiến chuẩn bị thi hành việc chiếm Mãn Châu và lập ứng viên khác dễ bảo hơn làm bù nhìn cai trị để rồi sau cùng thì vào năm 1931, người Nhật cũng quyết định hành động
Để có cớ ra quân chiếm Mãn Châu từ tay Quốc Dân đảng thì người Nhật đã tiến hành dùng lại trò đặt bom đường ray cũ với đoạn đường ray bị đánh bom là tuyến đường ray Nam Mãn Châu đoạn đi ngang hồ Liễu Đào vốn chỉ cách chỗ đồn trú của Đông Bắc quân là Bắc Đại Doanh chỉ 800m song có sự khác biệt nhỏ là quả bom đường sắt của Nhật kích nổ ở Liễu Đào lại được đặt xa đường ray hơn so với quả bom tương tự từng nổ chết Trương Đại soái năm 1928 ở Hoàng Cô Đồn nên khi tàu lửa Nhật đi ngang qua lúc bom nổ thì vẫn có thể tiếp tục hành trình tới ga cuối 1 cách an toàn
Sau khi quả bom gài ở đoạn đường ray Nam Mãn Châu đi ngang hồ Liễu Đào được kích nổ vào lúc 10 giờ 20 phút tối ngày 18 tháng 9 năm 1931 thì vào buổi sáng ngày hôm sau là ngày 19, 2 khẩu pháo đặt câu lạc bộ sỹ quan Nhật ở Thẩm Dương Mukden đã khai hoả vào chỗ đồn trú của quân Quốc Dân đảng gần đó để không chỉ làm bùng nổ Sự biến Thẩm Dương (18 tháng 9 năm 1931-18 tháng 2 năm 1932) mà nó còn khơi mào cả việc lính Nhật thuộc đạo quân Quan Đông từ căn cứ tô giới Quan Đông ở phía nam Mãn Châu đánh toả ra xâm lược khắp Mãn Châu được sử gọi là cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật (18 tháng 9 năm 1931-28 tháng 2 năm 1932) vốn sau cuộc xâm lược này thì đạo quân Quan Đông đã lập nên nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc với người cai trị nó là cựu hoàng Phổ Nghi của nhà Ái Tân Giác La
77 năm ngày Liên Xô tuyên chiến Nhật BổnMÃN CHÂU QUỐC QUÂN (1)
109
previous post