9 QUY TẮC XÃ GIAO CƠ BẢN MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!

by admin

1. Kiểm soát cảm xúc riêng, nhất là những cảm xúc t.iêu c.ực

Trong cuộc sống, hẳn ai cũng có lúc vui, buồn, giận hờn khác nhau. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có quyền dùng cảm xúc cá nhân để làm ảnh hưởng đến người khác.

Trên đời, chẳng có ai có “nghĩa vụ” phải chịu “g.iận cá c.h.é.m thớt”, b.uồn bã, suốt ngày than vãn cả. Hãy duy trì và kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc t.iêu c.ực để không ảnh hưởng đến những mối q.uan h.ệ xung quanh.

2. Đôi lúc im lặng chính là lời từ chối

Chúng ta thường tự mặc định rằng: “Không nói gì là đồng ý rồi”. Nhưng thực tế, trong một số trường hợp, việc người ta giữ im lặng chính là một lời từ chối “lịch sự”, hoặc nếu có đồng ý thì cũng chỉ mang tính miễn cưỡng.

Nếu đối phương là khách hàng hoặc đối tác đã không trả lời tin nhắn của bạn nhiều hơn 2 lần thì đừng chèo kéo nữa, hãy thay đổi chiến thuật khôn ngoan hơn đi!

3. Đừng kể lể quá nhiều về chuyện của mình

Sự thật là đa số không có ai muốn nghe câu chuyện liên quan đến mình cả. “Đừng kể r.ắc r.ối của bạn cho bất cứ ai. 20% chẳng quan tâm, còn 80% thì vui mừng vì bạn gặp chuyện”.

Khi làm việc với khách hàng, nếu muốn tạo được thiện cảm với họ nhanh chóng, hãy gợi ý để họ được nói về bản thân họ trước, đừng nói quá nhiều về những câu chuyện cá nhân của bản thân.

4. Những thứ có thể tự tìm hiểu thì đừng hỏi người khác quá nhiều.

Tinh thần học hỏi luôn đáng quý và đáng trân trọng. Tuy nhiên, có vài chuyện, vài câu hỏi, vài việc, bạn không nên hỏi người khác: Những thông tin dễ dàng tìm thấy trên google, những điều vô cùng đơn giản và cơ bản, hay những câu hỏi mang tính đời tư cá nhân.

Đối phương có thể sẽ đ.ánh giá bạn là người lười tìm tòi, lười biếng, không biết trân trọng thời gian, đời tư của người khác khi đưa ra những câu hỏi như vậy.

5. Không nên phê bình thẳng thắn quá, đặc biệt là trước mặt nhiều người

Hầu hết mọi người đều không có ai muốn nghe lời phê bình, đặc biệt là trước m.ặ.t nhiều người. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ về những điều họ làm thì không nên phê bình, chỉ trích. Hoặc nếu đã hiểu rõ, hãy nhẹ nhàng góp ý, đừng phê bình quá thẳng thắn.

6. Ghi nhớ tên của người khác

Tất nhiên không phải cứ gặp qua ai thì sẽ phải nhớ tên người đó. Nhưng ít nhất trong công việc, tên sếp, đối tác, tên đồng nghiệp làm chung,… đều phải được ghi nhớ. Nhớ tên người khác là phép lịch sự tối thiểu. Nếu bạn không nhớ, đối phương sẽ cho rằng đối với bạn, họ không quan trọng.

7. Luôn giữ chữ tín và chữ tin

Dù ở trong bất cứ mối q.u.a.n h.ệ nào thì bạn cũng không nên nói dối. Sự thành thật sẽ là nền tảng để đối phương có cái nhìn tổng quan để đánh giá về bạn.

Muốn được đối phương tôn trọng, trước hết bạn phải tôn trọng đối phương. Đừng nuôi dưỡng thói quen nói d.ối như “10 phút nữa là đến rồi”, nhưng thực tế vẫn còn đang suy nghĩ hôm nay mặc gì ra đường.

8. Cảnh giác với những người đột nhiên nối lại q.uan h.ệ

Một người đã lâu không trò chuyện, không mấy thân thiết, bỗng dưng liên lạc muốn nối lại q.uan h.ệ với bạn, thì phần nhiều rơi vào 3 trường hợp: nhờ v.ả, mời mọc, v.ay tiền. Với họ, nhắm có thể giúp thì giúp, cảm thấy nghi ngờ thì từ chối luôn, không nên quá câu nệ sợ mất lòng.

9. Được khen chớ đắc ý, bị chê đừng thất vọng

Bạn không thể làm vừa ý tất cả mọi người, cuộc sống này “9 người, 10 ý”. Thiên hạ khen chê là chuyện thường tình, tốt nhất là không nên quá để ý vào đó mà nhìn nhận bản thân. Thay vì cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, hãy cố gắng mỗi ngày để bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.

Sưu tầm

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Nാo ures @successp @successpictures @suc @success tures es 9 QUY TẮC XÃ GIAO CƠ BẢN MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!'

You may also like

Leave a Comment