Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ khi Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ đến Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938

by admin
giai đoạn lịch sử Việt Nam từ khi Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ đến Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938

Video tóm tắt nhanh giai đoạn lịch sử Việt Nam từ khi Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ đến Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.

Từ sau loạn An Sử, Đại Đường liên tục xuất hiện rất nhiều phiên trấn không chịu sự khống chế.

đến năm 907, Chu Toàn Trung bức bách Đường Ai Đế thiện nhượng, triều Đường diệt vong,
Chu Toàn Trung đổi tên thành Chu Hoảng, kiến quốc Hậu Lương, tức Hậu Lương Thái Tổ,
bắt đầu thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc .

Trước đó tại vào Năm 905, Giao Chỉ lúc này đã được gọi là Tĩnh Hải Quân, Chu Ôn ghét Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Độc Cô Tổn là người không cùng cánh, bèn đày ra đảo Hải Nam và giết chết. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ.

Ông khéo léo dùng danh nghĩa “xin mệnh nhà Đường” buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước “Đồng bình chương sự”. Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị.
Cuối năm 917 Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở trung nguyên. Năm 919, ông sai sứ sang Biện Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh, bấy giờ bận đối phó với các nước lớn ở Trung nguyên nên ban Tiết Việt cho Khúc Thừa Mỹ và phong ông làm Tiết độ sứ. Được sự hậu thuẫn của nhà Hậu Lương, Thừa Mỹ chủ quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung nguyên có thể kìm chế được Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là “ngụy đình”.

Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân.
Khúc Thừa Mỹ đơn độc và bị thua trận. Ông bị quân Nam Hán bắt đưa về Phiên Ngung. Vua Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu.

Tính từ Khúc Thừa Dụ đến Khúc Thừa Mỹ, họ Khúc cầm quyền được ba đời. Theo thuyết thứ nhất, họ Khúc cầm quyền 18 năm (từ năm 905 đến năm 923). Theo thuyết thứ hai, họ Khúc cầm quyền 26 năm ( từ năm 905 đến năm 930).
Năm 931, Một bộ tướng cũ của Khúc Thừa Dụ là Dương Đình Nghệ ngầm nuôi chí phục thù cho họ Khúc .
Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.

Năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết chết ông để nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La( Tống Bình). Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Tháng 12 năm Mậu Tuất (938), đoàn binh thuyền Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy, hung hăng từ Quảng Đông (Trung Quốc) vượt biển xâm phạm vào lãnh thổ nước ta.
Dọc đường chúng không gặp một sự kháng cự nào, Hoằng Tháo vì là viên tướng trẻ tuổi hung hăng, rất chủ quan khinh địch, vội vàng thúc quân tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng.

Khi đoàn chiến thuyền của Hoằng Tháo vượt qua vùng cửa sông Bạch Đằng thì nước triều bắt đầu xuống; đó cũng là lúc toàn bộ đội hình quân giặc lọt vào trận địa mai phục của ta.
Đúng lúc đó đội quân khiêu chiến của Nguyễn Tất Tố được lệnh đánh quật trở lại và Ngô Quyền đích thân chỉ huy đại quân đổ ra từ ba phía, tiến đánh dữ dội.

“Hoằng Tháo không kịp chỉnh đốn binh thuyền”, tổ chức chống đỡ yếu ớt và định tìm đường rút chạy ra biển, nhưng không kịp, chúng đã sa vào bãi cọc ngầm của quân ta.
Bị cọc chặn, bị quân đánh, thuyền địch không thể nào thoát ra biển được.
Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt.
Đạo thủy quân xâm lược của Nam Hán đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Chủ soái của giặc là Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.
Nghe tin thất bại quá kinh hoàng và bất ngờ, vua Nam Hán rụng rời chân tay, vô cùng thất vọng, thương khóc, đành thu nhặt tàn quân quay về nước.
Từ đó, triều Nam Hán phải vĩnh viễn từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, không dám đụng đến chủ quyền lãnh thổ nước ta nữa.
Ngô Quyền sau khi đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Năm 938 bèn xưng vương vào năm 939 sử gọi là Tiền Ngô Vương, định đô ở Cổ Loa , kiến lập triều đình chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc ta sau hơn 1000 năm bị đô hộ và áp bức bởi các triều đại phong kiến phương Bắc.
#haokhigiangson #lichsuvietnam #ngoquyendaiphaquannamhantrensongbachdangnam938

You may also like

Leave a Comment