LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (9)

by admin

LỊCH SỬ NHỮNG Ý TƯỞNG TÔN GIÁO (9)

Các cự thạch, đền đài, trung tâm tế lễ: phương Tây, Địa Trung Hải, thung lũng Indus (tiếp theo)
Trung tâm tế lễ và việc xây dựng cự thạch
Một vài phức hợp cự thạch, ví dụ như ở Carnac, không nghi ngờ gì cấu thành những trung tâm tế lễ quan trọng. Stonehenge, ít nhất ở dạng nguyên sơ, là một thánh địa đảm bảo mối liên hệ với tổ tiên. Chúng ta thấy một sự giá trị hóa tương tự gán cho những không gian linh thiêng thành“trung tâm của thế giới,” một địa điểm với đặc quyền đủ để giao tiếp giữa thiên đường và địa ngục, nghĩa là với các vị thần, các nữ thần của thế giới ngầm và linh hồn của người chết.
Tại một số vùng của Pháp, Iberian Peninsula và đâu đó, có dấu vết của sự tôn thờ nữ thần, thần hộ mệnh của người chết. tuy nhiên không đâu có sự kiến thiết cự thạch, giáo phái thờ người chết và sùng bái Nữ thần vĩ đại một cách ngoạn mục như ở Malta. Đến nay đã có 17 ngôi đền được khai quật và con số được cho là còn lớn hơn, điều này biện minh cho ý kiến của một số học giả cho rằng suốt thời kỳ đồ đá mới Malta là một “đảo thiêng.” Phát hiện giật gân nhất là một bức tượng nữ giới khổng lồ-rõ ràng là một nữ thần-trong tư thế ngồi.
Tại một mộ địa đáng chú ý ở Hal Saflieni, giờ là Hypogeum, có xương của khoảng 7000 người đã được khai quật. Chính Hypogeum đã mang đến những bức tượng phụ nữ trong tư thế nằm, gợi ý một nghi lễ tiềm phục.
Trong khi Hypogeum vừa là mộ địa vừa là nơi thờ phụng, thì lại không tìm thấy sự chôn cất nào. dường như thánh đường Malta có cấu trúc cong độc nhất; các nhà khảo cổ học mô tả nó như hình quả thận, nhưng theo Zuntz thì nó gần như giống hệt tử cung. Vì ngôi đền được có mái che phủ, không có cửa sổ và gần như tối om, nên đi vào thánh đường cũng tương đương với vào “ruột trái đất” hay tử cung của nữ thần thế giới ngầm. Có thể nói người chết được đặt trong lòng của trái đất để sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Người sống vào đó cũng là vào cơ thể của nữ thần. Thực ra, Zuntz kết luận rằng những di tích này cấu thành giai đoạn của “giáo phái bí ẩn nói một cách đúng nghĩa đến từng chữ.”
Bí ẩn của những cự thạch”
Một thập kỷ trước các nhà khảo cổ giải thích văn hóa cự thạch là do ảnh hưởng từ những thực dân đến từ phía tây Địa Trung Hải, nhưng thực tế thì việc chôn cất tập thể đã xảy ra từ thiên niên kỷ thứ ba. Trong quá trình phát tán sang phương Tây, cấu trúc của dolmen đã chuyển sang dạng kiến trúc xếp chồng.
Goldon Childe thì thảo luận trong sách của mình rằng “tín ngưỡng cự thạch” được phát tán bởi những người khai phá và thực dân Địa Trung Hải, một khi ý tưởng xây cự thạch mộ đã được chấp nhận thì sẽ thích nghi với nhiều kiểu xã hội mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc riêng của chúng. Mỗi ngôi mộ có thể thuộc về một nhân vật cao quý hay người đúng đầu gia đình. “Một cự thạch mộ nên được so sánh với một cái nhà thờ hơn là một lâu đài, và trú nhân trong đó nên được so sánh với những vị thánh Celt hơn là những nam tước Norman.”
Những lời giải thích tương tự của những nhà tiền sử học nổi tiếng đã bị bác bỏ bởi bằng chứng phóng xạ carbon. Có thể chỉ ra được rằng những gian cự thạch ở Brittany được xây trước năm 4000 trước công nguyên. Những phân tích gần đây cho thấy Stonhenge đã hoàn thành trước thời kỳ Mycenae, lần xây lại cuối cùng (Stonhenge III) vào khoảng 2100 – 1900 trước công nguyên. Tại Malta, thời kỳ của đền Tarxien và mộ địa Hal Saflieni đã kết thúc trước năm 2000 trước công nguyên. Do đó dẫn đến một kết luận không thể tránh khỏi, phức hợp cự thạch Châu Âu đến trước khi có sự đóng góp của người Aegean. Chúng ta đang đối mặt với một chuỗi sáng tạo có nguồn gốc bản địa.
Tuy nhiên, niên đại ký hỗn loạn và minh chứng về cội nguồn từ cư dân phương tây không đóng góp gì hơn cho việc phân tích các di tích cự thạch. Đã có nhiều tranh luận về Stonhenge nhưng nếu bỏ qua một vài đóng góp đáng chú ý (liên quan đên chức năng quan sát thiên tượng) thì chức năng tôn giáo và tính biểu tượng của di tích này vẫn còn bị bỏ ngỏ. Hơn nữa, do phản ứng lại những giả thuyết mạo hiểm (như cho rằng tất cả các cự thạch có nguồn gốc từ pharaoh Ai Cập), những nhà nghiên cứu không còn dám đưa ra phân tích tổng thế. Sự rụt rè này là một điều đáng tiếc vì “chủ nghĩa cự thạch” là một chủ đề kiểu mẫu, có thể là độc nhất, cho việc nghiên cứu.
Nhân chủng học và thời tiền sử
Một điều không lạ lẫm gì là cự thạch có nguồn gốc tiền sử và nguyên thủy cũng trải khắp một vùng rộng lớn ngoài Địa Trung Hải, Tây và Bắc Âu: Algeria, Palestine, Abyssinia, Deccan, Assam, Tích Lan, Tây Tạng, và Hàn Quốc. Văn hóa cự thạch vẫn sống sót đến đầu thế kỷ 20, bằng chứng điển hình là ở Indonesia và Melanesia. Robert Heine-Geldern cho rằng có hai nhóm văn hóa cự thạch – những người từ thời tiền sử và những người thuộc về những nền văn hóa ở giai đoạn nhân chủng học – được liên kết với nhau về mặt lịch sử, vì ông nhìn nhận rằng phức hợp cự thạch được phát tán từ một điểm trung tâm, có khả năng là ở đông Địa Trung Hải.
Chúng ta hãy tổng kết lại những kết luận của ông đối với vấn đề cự thạch trước: Cự thạch liên hệ với những ý tưởng về sự tồn tại sau khi chết. Phần lớn chúng được xây để bảo vệ linh hồn trong chuyến hành trình về thế giới bên kia; nhưng chúng cũng đảm bảo một sự tồn tại vĩnh hằng sau khi chết cho cả những người xây chúng và những người chúng được xây cho (người chết). Hơn nữa, cự thạch cấu thành mối quan hệ bền chặt giữa người sống và người chết; chúng giữ gìn đức hạnh của cả người xây lẫn người được xây, và do đó đảm bảo sự sinh sôi mầu mỡ của con người, gia súc và đồng ruộng. Trong tất cả những nền văn hóa cự thạch vẫn còn hưng thịnh, phái thờ tổ tiên đóng một vai trò quan trọng.
Những di tích này là chỗ ngồi của những linh hồn khi họ quay lại thăm làng, nhưng cũng được người sống sử dụng, vị trí của chúng là tại trung tâm của các hoạt động tế lễ. Phả hệ cũng đóng một vai trò quan trọng. Cần phải nhấn mạnh tầm trong quan trọng của thực tế rằng: một người hy vọng tên anh ta sẽ được nhớ thông qua trung gian là đá; nói cách khác thì sự liên kết với tổ tiên được đảm bảo bằng việc nhớ được tên của họ và sử dụng chúng, một ký ức được “đóng đinh” vào cự thạch.
Heine-Geldern cho rằng nền văn minh cự thạch kéo dài suốt từ thiên niên kỷ thứ năm nhưng ông lại từ chối sự tồn tại của “tín ngưỡng cự thạch” vì một lý do đơn giản là một số niềm tin và ý tưởng cự thạch cho thấy có sự liên hệ với nhiều dạng tôn giáo. Ông so sánh phức hợp cự thạch với những động thái “bí ẩn” nào đó – ví dụ như Mật giáo (Tantra).
Tuy những phân tích mà Heine-Gelden thu được vẫn có giá trị, nhưng giả thuyết về sự thống nhất kim cổ của văn hóa cự thạch thì vẫn còn được bàn cãi đến tận ngày nay, hoặc đơn giản là bị bỏ qua bởi nhiều nhà nghiên cứu. Đối với mục đích của chúng ta, chỉ cần chú ý rằng trong những tín ngưỡng cự thạch, sự linh thiêng của đá được giá trị hóa chủ yếu trong mối liên hệ với sự tồn tại sau khi chết. Bằng những công trình cự thạch khổng lồ, người chết được hưởng một sức mạnh phi thường; và vì sự liên lạc với tổ tiên được đảm bảo bằng nghi lễ, nên sức mạnh này cũng được chia sẻ cho người sống. Thứ đặc tính hóa những tín ngưỡng cự thạch là những ý tưởng về sự bền vữngsự tiếp nối liên tục giữa sống và chết được nắm giữ thông qua sự nâng tầm tổ tiên lên hợp nhất hay liên kết với những khối đá. Nhưng vẫn cần nói thêm rằng những ý tưởng tôn giáo này đã không được nhận ra hay thể hiện một cách đầy đủ ngoại trừ một vài sáng tạo đặc quyền.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

You may also like

Leave a Comment