Có phải sống tiết kiệm triệt để là cách để tạo ra tài sản?

by admin

Không, và đây là lý do tại sao.

Đầu tiên là mỗi người sẽ định nghĩa của riêng mình về tài sản.

Tôi từng hợp tác với một doanh nhân rất giàu có, người sở hữu nhiều doanh nghiệp làm ăn phát đạt… và có một lối sống rất tuyệt vời. Nhưng ông vẫn cảm thấy mình chưa thật sự giàu.

Một hôm ông ấy bảo tôi rời lại lịch họp vào một ngày khác trong tuần. Khi tôi hỏi lý do thì ông bảo “hàng xóm nhà anh vừa mới mua một hòn đảo, nên anh sẽ ra đó chơi mấy ngày. Mà ngoài đó sóng yếu lắm”.

Và rồi tôi hiểu được rằng: tài sản (giống như mọi thứ khác) được định nghĩa khác nhau theo từng cá nhân.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm tự định nghĩa tài sản cho bản thân. Tôi gợi ý bạn không nên dựa theo những kỳ vọng của người khác (phần lớn đến từ gia đình và bạn bè là những người có hoàn cảnh giống bạn), mà dựa theo lối sống và những lựa chọn mà bạn mong muốn tạo ra trong tương lai.

Tại sao? Bởi vì nếu dựa vào những con số thì đó là một quyết định khá chủ quan – giống như bạn đưa tay ra ngoài trời để đoán thời tiết vậy.

Chẳng hạn như việc có được 400 triệu đô sẽ gần như đảm bảo bạn sẽ sống sung túc cả đời. Nhưng đó là số tiền mà Mike Tyson đã kiếm trong toàn bộ sự nghiệp quyền anh để rồi kết thúc với số nợ 34 triệu đô (hiện tại thì ông đang dần dần kiếm lại tiền).

Vì vậy, hãy đo lường tài sản dựa trên lối sống và những lựa chọn mà bạn muốn. Chứ đừng chạy theo một con số nghe qua có vẻ hào nhoáng.

Dẫn đến điểm thứ hai: tiền thực ra không có giá trị

Hãy tưởng tượng tài khoản ngân hàng của bạn giống như một cái xô chứa đầy xu: cái xô càng to thì bạn càng có nhiều tiền. Tuyệt vời.

Nhưng ở dưới đáy xô lại có một lỗ thủng. Tùy theo thói quen chi tiêu của bản thân, mà bạn có thể kiểm soát được tốc độ số xu bị chảy ra khỏi xô. Bạn có đốt hết tiền trong vòng vài năm hoặc vài thập kỷ, nhưng số tiền trong xô sẽ từ từ cạn đi.

Trừ khi bạn bỏ thêm tiền vào đó.

Đây là lý do mà tạo ra được dòng tiền quan trọng hơn có tiền.

Ví dụ bạn tiêu hết khoảng 10K$ một tháng và có một triệu đô trong tài khoản. Như vậy bạn sẽ tiêu hết tiền trong khoảng 8 năm, thực tế thì chắc là khoảng 5 – 6 năm nếu tính thêm lạm phát và những khoản chi phát sinh. Thế là hết.

Nhưng nếu bạn không có tiền trong tài khoản và có thu nhập 20k$ mỗi tháng, thì trong 8 năm bạn vẫn có thể duy trì lối sống tương tự và… có thêm một triệu đô trong tài khoản.

Bí quyết ở đây là kiếm tiền nhiều hơn so với số tiền mà bạn chi tiêu.

Khi sống tiết kiệm, thì thực ra bạn chỉ đang làm chậm đi quá trình tiền bị thất thoát, bạn sẽ giữ được tiền lâu hơn, nhưng đến cuối cùng thì tiền vẫn sẽ mất.

Dẫn đến điểm thứ 3: sẽ có giới hạn ở số tiền mà bạn có thể tiết kiệm.

Số tiền bạn tiết kiệm được bị giới hạn bởi số tiền mà bạn kiếm được. Ví dụ như bạn kiếm được 100k$ mỗi năm, đó là giới hạn về số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được. Chưa tính đến việc phải trả thuế, sinh hoạt, ăn chơi, dẫn đến số tiền tiết kiệm thực tế sẽ ít hơn.

Nhưng số tiền mà bạn có thể kiếm được thì lại không có giới hạn. Bạn có thể được tăng lương (nhiều lần), tự kinh doanh, đầu tư, mua lại công ty đang hoạt động, bán hàng… và tiếp tục duy trì như vậy.

Cách để tạo ra tài sản đó là tăng số tiền kiếm được, chứ không phải hạn chế số tiền chi ra.

Tất nhiên, việc tiết kiệm tiền không phải là ý tồi: có một khoản vốn sẽ giúp bạn có thể tạo ra thêm tiền bằng cách đầu tư cho bản thân (thông qua giáo dục) để từ tăng thêm thu nhập và dòng tiền. Nhưng việc cắt giảm chi tiêu nên chỉ là một cách để tăng thêm thu nhập chứ không phải là mục tiêu cuối cùng.

Từ đó dẫn đến điểm cuối cùng: vậy tài sản thật sự là gì?

Sống tiết kiệm triệt để chỉ để chạy theo những con số trên màn hình không phải là cách để tạo ra tài sản. Tiền giúp cho bạn có thêm lựa chọn trong cuộc sống: để có thể đi du lịch, chăm sóc bản thân và gia đình, ủng hộ cho những thứ bạn tin tưởng và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ. Bạn không cần quá nhiều tiền để làm những việc đó, mặc dù nó sẽ khiến mọi thứ đơn giản hơn.

Nói vậy không có nghĩa rằng tiền không quan trọng.

Nhưng về bản chất tiền chỉ một miếng giấy/ nylon/ con số trên màn hình cho đến khi mà bạn dùng nó để giải quyết vấn đề hoặc tạo ra những cơ hội mới cho bản thân.

Hãy dành thời gian để xác định được mục tiêu của bản thân, nếu không bạn sẽ chỉ chạy theo tiền suốt đời mà không nhận ra được những cơ hội để tận hưởng số tiền đó đang trôi qua.

Hơn nữa, khi đã có mục tiêu rõ ràng cho việc kiếm tiền, bạn sẽ có thêm động lực và khiến cho hành trình trở nên thêm hấp dẫn.

Khi bạn có thể kết hợp được tiền với sự phát triển, đóng góp và những con người tuyệt vời, đó là lúc mà bạn có được tài sản thật sự.

You may also like

Leave a Comment