NHÀ HỒ – MẤT LÒNG DÂN MÀ CƠ ĐỒ SỤP ĐỔ KHIẾN TRĂM HỌ LẦM THAN

by admin

“Lưu ý : Đây là 1 học thuyết nghiên cứu lịch sử chiến tranh về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ – Nếu đam mê và quan tâm bạn có thể tham gia thảo luận kiến thức quân sự quốc phòng. Liệu bạn có thể thay đổi lịch sử không???”

NHÀ HỒ – MẤT LÒNG DÂN MÀ CƠ ĐỒ SỤP ĐỔ KHIẾN TRĂM HỌ LẦM THAN
Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không danh chính ngôn thuận, lại khắt khe hà khắc khiến lòng dân oán hận, lòng người không theo mà suy yếu. Nhà Minh Trung quốc bạo tàn, thủ đoạn nhân cơ hội Đại Việt rối ren mà khởi binh đánh Đại Việt nhằm thôn tính biến Đại Việt thành châu huyện của Trung quốc. Tiếc thay nhà Hồ quân đông nhưng yếu, lòng người không theo, tướng lĩnh bất tài, ham sống sợ chết, binh lính không có lòng dạ chiến đấu nên kháng chiến thất bại. Khiến cho cơ nghiệp sụp đổ, đất nước bị đô hộ, nhân dân lầm than, nỗi đau thấu tận trời xanh. Nếu bạn sống trong thời kỳ đen tối này và lãnh đạo đất nước, bạn sẽ làm gì để tránh được đại họa này, liệu bạn có thể thay đổi lịch sử Việt Nam?

1. Không được lòng dân khiến cho nhà Hồ không đoàn kết được dân tộc tạo nên sức mạnh chiến tranh nhân dân: Nên phải đề ra các chính sách để lấy lòng dân, giảm sưu cao thuế nặng cho nhân dân, chia ruộng cho dân nghèo, không truy cứu mà đối đãi với quý tộc nhà Trần tử tế, ban cho cấp phẩm, ruộng đất để con em nhà Trần đồng sức chung lòng, phò vua giúp nước, lại khiến cho nhân dân tin tưởng, đồng lòng. Lại ban cấp phẩm, tặng lụa là gấm vóc vàng bạc cho các tù trưởng miền núi để thu phục lòng trung thành của họ.

2. Phủ dụ cho dân chúng rõ về sự danh chính ngôn thuận về sự thay đổi triều đại:
“Nay Nhà Trần đã đến vận hạn, đất nước suy yếu, chiến tranh suy tàn, phía bắc Trung quốc lăm le xâm lăng bờ cõi, phía nam Chiêm thành cướp bóc đốt phá, khiến trăm họ lầm than, nhân dân điêu đứng, an nguy đất nước như ngàn cân treo sợi tóc
Trẫm chiều theo ý trời, thuận theo lòng người mà lên ngôi hoàng đế, quyết đánh tan quân xâm lăng để giữ vững biên cương. Lại đại xá trong nhân dân để đất nước được thịnh trị.
Khâm thử…..”

3. Cải cách về kinh tế: mở rộng diện tích ruộng đất, tập trung dân nghèo, tội phạm đem đi lập các khu kinh tế mới, người dân khai hoang ruộng mới thì được làm chủ ruộng, chỉ phải trích 1/3 lợi tức cho nhà nước. Đê điều được sửa chữa quy mô lớn. Công thương được đẩy mạnh, trao đổi buôn bán với Nhật bản, Chiêm thành, Chân lạp, quần đảo Mã lai được thiết lập nhằm thu về nhiều tiền bạc cho quốc khố.
Xây dựng các hệ thống đường xá, kênh mương phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, giao thương….

4. Xây dựng công nghiệp quân sự: xây dựng các xưởng cơ khí sản xuất vũ khí: giáo dài, áo giáp, gươm kiếm, súng pháo, cung nỏ, chiến thuyền…với quy mô lớn, chuyên nghiệp. Do nền kinh tế đang khó khăn bắt đầu phát triển, nguyên liệu sắt hạn chế nên sắt sẽ được ưu tiên chế tạo pháo cho Pháo binh. Gươm kiếm chỉ trang bị cho Cấm binh, Thiết kỵ binh, Khinh binh. Áo giáp hạng nặng chỉ trang bị cho Cấm binh, Thiết kỵ binh,Tượng binh. Áo giáp hạng nhẹ bằng da trâu trang bị cho Khinh binh, Trấn binh, Thủy binh. Áo giáp hạng nhẹ bằng dây mây, rơm bện trang bị cho Du binh. Giáo dài, cung nỏ, khiên đỡ sử dụng ít nguyên liệu sắt sẽ được trang bị đại trà cho các quân đoàn

5. Ngoại giao kết hợp tình báo theo dõi chiến lược địch: gửi sứ giả sang nhà Minh để nói rõ lý lẽ của Đại Việt, kiên quyết khẳng định ý chí Đại Việt sẽ đánh trả bất kì cuộc xâm lăng nào, gửi sứ giả sang các nước lân bang Chiêm thành, Ai lao… để hòa hoãn, tranh thủ sự trung lập để tập trung đánh quân xâm lược Minh, gửi các thương nhân sang nhà Minh giả vờ buôn bán để dò xét binh lực, lương thảo, cài cắm gián điệp vào quân Minh.

6. Cải cách quân sự:
Chia quân ra là các loại quân chuyên nghiệp, tinh nhuệ:
Cấm binh: là bộ binh thường trực tinh nhuệ hạng nặng chuyên về tấn công và phòng thủ, chọn quân tinh nhuệ, khỏe mạnh, dũng cảm, trung thành. Trang bị áo giáp, kiếm dài, thương dài, cung nỏ, khiên đỡ
Thiết kị binh: là kỵ binh thường trực hạng nặng chuyên đánh thọc sâu vào đội hình địch, chọn quân tinh nhuệ, khỏe mạnh, dũng cảm, trung thành. Trang bị áo giáp, ngựa chiến, thương dài, kiếm ngắn, khiên đỡ
Khinh binh: là bộ binh thường trực tinh nhuệ hạng nhẹ chuyên đánh du kích, tập kích, mai phục, chọn quân tinh nhuệ, khỏe mạnh, dũng cảm, trung thành, thạo đánh rừng núi. Trang bị giáp nhẹ, thương dài, kiếm dài, cung nỏ
Tượng binh: là quân voi chiến thường trực hạng nặng, chuyên đánh thọc sâu áp đảo quân địch, chọn quân tinh nhuệ, khỏe mạnh, dũng cảm, trung thành. Trang bị voi chiến bọc thép, áo giáp, thương dài, cung nỏ, khiên đỡ
Pháo binh: là quân thường trực sử dụng pháo thần công, bắn uy hiếp áp đảo kẻ thù, chọn quân tinh nhuệ, khỏe mạnh, trung thành, dũng cảm. Trang bị pháo, áo giáp nhẹ, kiếm ngắn
Thủy binh: là thủy quân thường trực đánh trên sông biển, chọn quân khỏe mạnh, thạo bơi dưới nước. Trang bị tàu chiến, pháo hạm, thương dài, cung nỏ, kiếm ngắn, khiên đỡ
Trấn binh: là bộ binh thường trực hạng nhẹ, trú đóng tại các địa phương. Chọn quân khỏe mạnh, dũng cảm, trung thành. Trang bị giáo dài, kiếm ngắn, áo giáp nhẹ, cung nỏ, khiên đỡ
Du binh: là bộ binh hạng nhẹ, quân ngụ binh ư nông bán chuyên nghiệp, được điều động khi chiến tranh xảy ra, tuyển mộ từ tầng lớp đông đảo nhân dân. Trang bị giáo dài, cung nỏ, khiên đỡ, áo giáp nhẹ và rẻ.

7. Quy mô binh lực
Nhà Hồ gồm 30 quân đoàn trong đó 22 quân đoàn thường trực, 8 quân đoàn Du binh là dự bị động viên khi có chiến tranh (quân số 270.000 quân trên 6 triệu dân cả nước)
1 quân đoàn gồm 10 tiểu đoàn là 10000 người
1 tiểu đoàn gồm 10 đại đội 1000 người
1 đại đội gồm 10 tiểu đội là 100 người
1 tiểu đội gồm 10 người
1 quân đoàn Cấm binh 10000 người
1 quân đoàn Thiết kỵ binh 5000 kỵ binh
1 quân đoàn Pháo binh 200 pháo
1 quân đoàn Khinh binh 10000 người
1 quân đoàn Tượng binh 200 voi
1 quân đoàn Thủy binh 300 tàu chiến
1 quân đoàn Trấn binh 10000 người
1 quân đoàn Du binh 10000 người.

8. Bố trí binh lực quân đội nhà Hồ như sau:
+ Mặt trận Tây bắc: nhiệm vụ đánh phá hậu cần quân lương quân Minh tại miền núi phía Tây Đại Việt , tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy kho tàng, cắt đứt đường vận chuyển tiếp vận địch, quấy rối gây hoang mang kẻ thù, phối hợp với các măt trận khác. gồm: 1 quân đoàn khinh binh
+ Mặt trận Đông bắc: đây là còn đường chính quân Minh tiến sang nước ta, nhiệm vụ đánh phá hậu cần quân lương quân Minh tại miền núi phía Đông Đại Việt, tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy kho tàng, cắt đứt đường vận chuyển tiếp vận địch, quấy rối gây hoang mang kẻ thù, phối hợp với các mặt trận khác. gồm: 8 quân đoàn khinh binh, 1 quân đoàn trấn binh
+ Mặt trận Thăng long: xây dựng chuỗi phòng thủ kiên cố, chắc chắn nhiều tầng lớp tại thành Đa Bang, Thăng Long. Quyết chiến chiến lược, phòng thủ kiên cường tại thành Đa Bang nhằm chặn đứng quân địch, thực hiện kế sách vườn không nhà trống phía bắc thành Đa Bang, di tản dân chúng, quân Minh kéo sang đông đúc, bị chặn đánh quấy rối tiêu hao tại vùng núi phía bắc sẽ mệt mỏi, quân địch đông lại cần nhiều lương, nhưng đường vận lương bị đánh phá lại thêm hoang mang, chúng bị cầm chân càng lâu tất sẽ suy yếu, mất tinh thần, tiêu hao binh lực. Quân minh gồm 80 vạn quân nhưng chỉ có 20 vận quân chiến đấu còn 60 vạn là dân vận chuyển lương. Nên tập trung đánh giết quân vận lương, phá hủy lương thực, chặn đứng đường vận lương thì quân Minh tất thiếu lương mà suy yếu, tinh thần hoang mang, kết hợp thủy thổ phương Nam không hợp tất sẽ chết nhiều. Đợi khi chúng sức cùng lực kiệt ta tung quân đại phá sẽ toàn thắng. Mặt trận Thăng Long gồm: 1 quân đoàn tượng binh, 3 quân đoàn cấm binh, 2 quân đoàn thiết kỵ binh, 1 quân đoàn pháo binh, 2 quân đoàn thủy binh, 1 quân đoàn trấn binh, 8 quân đoàn Du binh
+ Mặt trận phía Nam: phòng thủ phía Nam Đại Việt, xây dựng đồn lũy phòng thủ, tích trữ lương thảo, vận chuyển tiếp viện lương thực, khí giới, tân binh ra mặt trận Thăng Long. Gồm 2 quân đoàn trấn binh.
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10157613349018743&id=586148742

You may also like

Leave a Comment