CON RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG: BIỂU TƯỢNG SÁNG TẠO

by admin

“Chúng tôi đã vượt qua hơn 100.000 lý (50.000 km) các vùng nước mênh mông, ngắm nhìn thấy trên đại dương các con sóng khổng lồ tương tự như các trái núi sừng sững ở phía chân trời, và chúng tôi đã ngắm nhìn các khu vực hoang dã ẩn xa trong làn sương khói màu xanh lam, trong khi các con thuyền của chúng tôi, kiêu ngạo giương cánh buồm giống như các đám mây ngày và đêm, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của chúng giống như các vì sao. Vượt qua các con sóng hung dữ này như thể là chúng tôi đang đi trên một con đường lớn…” (Tablet erected by Zheng He in Changle, Phúc Kiến Province, in 1432. Louise Levathes).
Trịnh Hòa (1371 – 1433) được coi là nhà thám hiểm vĩ đại nhất của Trung Quốc, đã thực hiện các hải trình về phía tây trước khi người phương tây vô tình “phát hiện” Châu Mỹ. Ông quê Vân Nam, là một thái giám đã giúp Minh Thành Tổ tiếm ngôi của Kiến Văn Đế. Minh Thành Tổ Chu Đệ đã dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Đây là tên vua đã đưa quân xâm lược Đại Việt và thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên, diệt tuyệt văn hóa. Một thái giám phương nam nổi tiếng khác cũng bị bắt về Bắc Kinh là Nguyễn An, một trong các kiến trúc sư trưởng xây dựng Tử Cấm Thành nhà Minh.
Hình dẫn đầu tiên, theo nhà sưu tầm cổ vật Vũ Ngọc Tân, là đĩa sứ thuộc “Minh triều Vĩnh Lạc” (niên hiệu duy nhất của Chu Đệ). Đĩa này được ban cho Trịnh Hòa (“ân tứ Trịnh Hòa”). Con rồng biểu tượng phía đông, phía đông là phía biển. Đối chứng, ta thấy hình rồng trên đĩa chủ yếu mô tả thực địa đại dương đông nam. Câu hỏi đặt ra là: những tri kiến bản đồ thực địa này do các chuyến đi của Trịnh Hòa mà có, hay đã có từ trước đó? Câu trả lời là đã có từ trước đó rất lâu. Xin mời quan sát hai mẫu vật hình rồng Đại Việt thời Lý – đối chứng bản đồ thực địa. Rùa biểu tượng Tri thức, thì rồng biểu tượng Sáng tạo.

You may also like

Leave a Comment