TƯ DUY TỐT HƠN QUA VẼ DOODLE

by admin

Ai đã từng vẽ hoa vẽ lá trên sách vở trong suốt những năm tháng mài quần trên ghế nhà trường? Khác với những gì chúng ta thường được nghe, vẽ nguệch ngoạc (doodle) không phải là dấu hiệu của sự mất tập trung. Ngược lại, đó là một cách để não bộ tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn.
Năm 2009, nhà tâm lí học Jackie Andrade đã yêu cầu 40 người cùng lắng nghe một đoạn tin nhắn thoại dài 2,5 phút buồn tẻ và lan man. Một nửa số người trong nhóm đã vẽ nguệch ngoạc trong lúc nghe và một nửa còn lại thì không. Cả 40 người đều không biết rằng họ sẽ được kiểm tra ngay sau đó. Kết quả đáng ngạc nhiên là khi cả hai nhóm được yêu cầu nhớ lại các chi tiết thì những người đã “lo ra” trong bài kiểm tra đấy lại ghi nhớ thông điệp tốt hơn, khoảng 29% thông tin hơn nhóm còn lại. Lí giải cho việc này, các nhà tâm lí học cho rằng, khi bạn buồn chán, não bộ sẽ cố gắng làm những gì có thể để giữ bạn luôn tỉnh táo và doodle là một trong những cách để bạn không buồn ngủ, và vì vậy, bạn sẽ tập trung hơn.
Đồng thời, những bức vẽ ngẫu hứng cũng có thể làm giảm bớt căng thẳng tâm lí. Dù bạn có phải một người cuồng hoàn hảo hay không thì chúng ta luôn có cảm giác phải hoàn thành công việc, nhưng đôi khi bí idea là một việc khó tránh khỏi, khiến bạn dễ rơi vào căng thẳng. Doodle có thể giúp lấp đầy những khoảng trống ấy bằng việc cho phép “đầu óc lên mây” để tìm nguồn cảm hứng, kích thích sự sáng tạo trong bạn.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Robert Burns, các hình vẽ ngẫu hứng không thật sự “ngẫu hứng” như bạn nghĩ, nó tiết lộ những gì đang xảy ra trong vô thức và các bác sĩ tâm lí thường chẩn đoán bệnh thông qua hình vẽ của bệnh nhân.

You may also like

Leave a Comment