Tại sao chúng ta lại viết về chiến tranh?

by admin
Tại sao chúng ta lại viết về chiến tranh?——-Trả lời: Jihoon Seo, sở hữu hàng

Viết về chiến tranh có thể theo dạng văn học và theo dạng lịch sử. Tôi sẽ giải thích cho bạn cả hai.

Văn học

Có rất nhiều thể loại văn học khác nhau xuyên suốt chiều dài lịch sử. Như những hình thức nghệ thuật khác, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực là bộ ba quan trọng nhất khi viết về chiến tranh.

Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn tập trung vào sự vinh quang và hào hùng. Hầu hết những tác phẩm này dựa trên những sự kiện trong thời Hy Lạp và La Mã cổ đại hoặc thời kỳ đầu thế kỷ 19. Iliad, thiên sử thi của Hy Lạp cổ đại, tập trung vào những người hùng và các vị thần khi miêu tả chiến tranh. Một siêu anh hùng giải cứu tất cả, kiểu kiểu như vậy. Giống như mấy bộ phim Marvel ấy.

Chiến tranh cũng có thể là một chủ đề ấn tượng và lãng mạn. Nó khủng khiếp, và tôi không chối bỏ điều này, nhưng trong nghệ thuật, chiến tranh là một chủ đề rất tốt cho việc thể hiện tính bạo lực cũng như sự hào hùng, hai thái cực đối nghịch nhau này khiến mọi người chú ý vào tác phẩm hơn.

Bạn thấy không? Đây là bức tranh của Delacroix, một họa sĩ chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của thế kỷ 19. Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân (Liberty leading the People) tập trung ánh sáng vào hình tượng trung tâm, nữ thần tự do. Và khung cảnh phía sau thì sao. Mờ nhạt, xám xịt và tàn bạo. Đó là cách nhiều họa sĩ lãng mạn miêu tả chiến tranh. Một bức tranh nổi tiếng khác Chiếc bè của chiến thuyền Méduse (The Raft of the Medusa).

Một lần nữa, cùng cấu trúc (dù cho có một vài điểm khác biệt do phong cách vẽ khác nhau của hai họa sĩ, Delacroix và Géricault).

Giống như trong hội họa, việc viết về chiến tranh cũng có thể rất rất lãng mạn khi tác giả hướng theo góc nhìn đó.

Chúng ta – những người hiện đại – thường nghĩ về chiến tranh trong văn học bao gồm ba yếu tố chính – sự chết chóc, bạo lực và kinh tởm. Chiến tranh là một khía cạnh tiêu cực của loài người, nhưng trong chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn, khía cạnh này đã bị sự hào hùng và vinh quang che lấp. Đó cũng là lý do tại sao nhiều tác phẩm văn học tuyên truyền lại đi theo hai chủ nghĩa này. Nhưng từ khi chủ nghĩa hiện thực ra đời, mọi chuyện đã thay đổi. Nhiều nghệ sĩ và nhà văn – những người tự mình nếm trải chiến tranh – bắt đầu viết những tiểu thuyết về chúng. Nổi tiếng nhất kể đến Leo Tolstoy.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chắc chắn là Chiến tranh và Hòa bình. Buồn thay, dù đã sưu tập trọn bộ tác phẩm, tôi vẫn chưa hề đọc tới chúng, nhưng một ngày nào đó tôi sẽ.

Dù gì đi chăng nữa, Tolstoy cũng từng là một sĩ quan pháo binh của quân đội Nga trong chiến tranh Krym (Chiến tranh Krym bắt đầu từ năm 1853 và chấm dứt năm 1856, giữa hai lực lượng quân sự châu Âu, phe đồng minh gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman và Vương quốc Sardegna chống lại Đế quốc Nga. Cuộc chiến tranh này còn được người đương thời gọi là Chiến tranh nước Nga.) Ông chiến đấu trong cuộc Bao vây Sevastopol, một cuộc vây hãm rùng rợn kéo dài suốt một năm dòng.

Từ những trải nghiệm đó, ông viết Sevastopol Sketches (Những phác thảo về Sevastopol), như một cuốn nhật ký chiến tranh hơn là một tác phẩm văn học thuần túy. Hình tượng chiến tranh trong Chiến tranh và Hòa bình dựa trên những trải nghiêm này, mang tới sự thành công và tính hiện thực cho tác phẩm.

Cũng có những tác phẩm văn học hiện thực khác viết về chiến tranh và phản chiến như Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque. Tác phẩm này thậm chí còn được chuyển thể thành phim tới hai lần.

Vậy tại sao chúng ta lại viết về những cuộc chiến?

Một là để giải trí và tạo ấn tượng. Nhưng cũng là để mang đến cho những người chưa từng nếm trải mùi vị chiến tranh những bài học và mô phỏng không khí một cuộc chiến. Về mặt này, văn học chiến tranh cực kỳ quan trọng với đại chúng khi luôn luôn cảnh báo con người về sự khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh tới toàn thể nhân loại.

Lịch sử

Chiến tranh cần được ghi nhớ. Có vô vàn cuốn sách lịch sử chiến tranh chứa đựng những thông tin cực kỳ quý giá về hình ảnh của chiến tranh trong quá khứ. Nhưng cũng có một lý do khác cho việc vì sao chiến tranh được tập trung mô tả hơn những sự kiện khác trong những cuốn sách lịch sử, bởi vì chiến tranh là những cuộc xung đột lớn. Nó đòi hỏi vô vàn cái chết, sự hi sinh và phá hủy để đạt tới một mục tiêu nào đó và sự khủng bố của chiến tranh tất yếu cần phải được ghi lại.

Nhưng những cuốn sách lịch sử chiến tranh không chỉ mang ý nghĩa lịch sử thuần túy. Một vài cuốn còn được dùng để tuyên truyền. Những cuốn sách sử cần phải khách quan và thực tế, nhưng lịch sử được ghi bởi kẻ chiến thắng. Và hậu quả tất yếu, đôi khi dẫn tới những thông tin thiên lệch khiến công chúng có một ấn tượng sai lầm về mức độ thắng lợi của quân đội trước kẻ thù và tầm quan trọng trong việc tiêu diệt đối thủ. Trong thời Đức Quốc Xã, việc sửa đổi lịch sử bao gồm cả những cuộc chiến là yếu tố quyết định để tạo ra những thông tin tuyên truyền đáng tin cậy (vì cách tốt nhất để nói dối là trộn chúng với sự thật) và cho đám đông ngu dốt những ấn tượng sai lầm về sự vĩ đại của chủ nghĩa Quốc xã trong việc hồi sinh nước Đức.

Trên đây là câu trả lời của tôi. Mong rằng sẽ giúp bạn ít nhiều.

-Jihoon Seo-





You may also like

Leave a Comment