COPENHAGEN: NGỌN HẢI ĐĂNG CỦA ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

by admin

Copenhagen. Một thành phố tôi luôn muốn đến thăm, nhưng chưa hề có dịp nào để thực hiện mơ ước của tôi. Những ngôi nhà rực rỡ, thẳng hàng, nghiêm chỉnh trên bờ kênh, Vườn Tivoli, các quảng trường xung quanh thanh phố, tất cả đều góp phần vào vẻ đẹp cho Thủ đô của Đan Mạch. Tuy nhiên, sự thật là, chính động lực tạo nên một đô thị bền vững là thứ thu hút tôi đến đây.

Từ những cánh đồng gió ở ngoài khơi hay trong đất liền mà cung cấp năng lượng cho thành phố, cho đến nhà máy biến đổi rác thành năng lượng Amager Bakke (waste-to-energy) mà có đường trượt tuyết, đường đi bộ (hiking trail), tường leo núi ở trên nóc (Trans: các bạn có thể tìm hiểu công trình của Bjarke Ingels tại link: https://big.dk/#projects-arc), phương pháp tiếp cận sự bền vững của người Đan Mạch làm tôi cực kỳ hứng thú. Cách thành phố sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đưa Copenhagen đến gần hơn với mục tiêu carbon neutral (không phát thải carbon), cũng như mở ra một con đường mới, quay lại về cách chúng ta tiêu thụ năng lượng, nước và các tài nguyên khác.

Đan Mạch là một đất nước tương đối bé, trong khi thủ đô của nó chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân (kể cả khu ngoại ô), nên làm thế nào thành phố Scandinavian này có thể dẫn đầu xu thế, trở thành một trong những thành phố bền vững nhất trên thế giới?

LẤY MÔI TRƯỜNG LÀM TRỌNG TÂM CỦA CÁC CHÍNH SÁCH

Hồi năm 2009, Copenhagen trở thành thủ đô đầu tiên trên thế giới đặt ra mục tiêu carbon neutral không phải là 50, 40, hay 30 năm, mà chỉ có 16 năm thôi. Mục tiêu vào năm 2025 của họ vào lúc ấy là một trong những mục tiêu lớn nhất trên thế giới, vì biến một thành phố cỡ Copenhagen carbon neutral là cả một thách thức cực kỳ lớn – nhưng mục tiêu ấy sẽ giảm cực kỳ mạnh tác động của Đan Mạch lên tình hình môi trường ngày càng tệ hại. Cũng nên nhớ rằng Đan Mạch đặt ra mục tiêu này không lâu sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, vốn đã đánh gục nhiều nền kinh tế, bắt đầu cả một thập kỷ khó khăn ở đây (Trans: OP ở Anh).

Để có thể đạt được mục tiêu carbon neutrality của mình, Kế hoạch Khí hậu mà Copenhagen triển khai năm 2009 có 4 mục tiêu chính:

Sản xuất năng lượng

Tiêu thụ năng lượng

Giao thông công cộng xanh

Các sáng kiến trong quản lý đô thị.

SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG

Sau khi đã phụ thuộc quá nhiều vào dầu và khí đốt tự nhiên trong gần như toàn bộ thế kỷ 20, Copenhagen bắt đầu đầu tư vào năng lượng gió vào thập kỷ 90, dần dần rút mình ra khỏi sự phụ thuộc dầu mỏ. Tua nhanh đến hiện tại, 76% lượng điện sử dụng ở Copenhagen là năng lượng gió, sinh học (biomass) hoặc điện hạt nhân.

Copenhagen cũng đầu tư vào các phương pháp sản xuất năng lượng khác mà giúp họ đến gần với mục tiêu carbon neutral hơn. Nhà máy waste-to-energy Amager Bakke cũng đóng góp năng lượng được hoàn thành vào năm 2019, và đóng 1 vai trò lớn trong tạo ra điện năng cho thành phố. Cơ sở này ngốn 400.000 tấn chất thải mỗi năm từ người dân và các doanh nghiệp, tạo ra đủ năng lượng cho khoảng 62.500 hộ gia đình ở hiệu suất 99%, thu hồi hơn 100 triệu tấn nước và tái chế 100.000 tấn tro để sử dụng làm nhựa đường.

TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG

Đảm bảo điện năng sử dụng cho các hoạt động của Copenhagen đến từ nguồn sạch là quan trọng, nhưng quan trọng không kém là hiệu suất sử dụng năng lượng nữa. Song song với các giải pháp hiệu suất năng lượng thường thấy như sử dụng cửa sổ 3 lớp (Trans: để giữ một lớp không khí ở giữa làm lớp cách nhiệt), sử dụng LED, Copenhagen cũng có một số sáng kiến riêng để giảm thiểu tác động xấu lên môi trường.

Nhiệt thừa từ biomass và các nhà máy waste-to-energy trên khắp Copenhagen cũng được tái sử dụng để sưởi ấm hàng trăm nghìn hộ gia đình trong thành phố. Họ gọi đây là sưởi ấm toàn bộ (district heating). Đây không phải là khái niệm mới, nhưng cực kỳ hiệu quả, và hiện giờ đã được thực hiện ở 99% hộ gia đình Copenhagen. District heating cho đến giờ đã loại bỏ toàn bộ lượng phát thải tạo ra từ việc sưởi ấm nhà bằng các phương pháp thông thường khác.

Copenhagen cũng đang đầu tư cơ sở hạ tầng cho phép làm mát toàn bộ (district cooling) bằng cách bơm nước biển lạnh ở giữa các tòa nhà. Bằng cách dùng phương pháp tương tự như district heating, district cooling cũng sẽ giảm nhu cầu sử dụng máy điều hòa hoặc các phương pháp tốn năng lượng khác, và giảm dấu chân carbon của thành phố mạnh mẽ hơn.

GIAO THÔNG CÔNG CỘNG XANH

Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông thay thế và để lại ô tô ở nhà là một thách thức lớn mà Copenhagen phải vượt qua. Vào năm 2000, có hơn 300.000 ô tô (Trans: mỗi năm?) thường xuyên ra vào Copenhagen, và ô tô là phương tiện di chuyển chính của mọi người. Tắc đường, tai nạn và ô nhiễm không khí là cả một vấn đề lớn, nên để giảm thiểu số lượng ô tô, thành phố đã đầu tư rất mạnh vào giao thông công cộng, cũng như khuyến khích mọi người đạp xe.

Khuyến khích đạp xe là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu số lượng ô tô. Từ năm 2005, hơn 1 tỷ krone (khoảng 120 triệu bảng) được đổ vào các làn đường dành cho xe đạp, cũng như ‘cao tốc xe đạp’ trong thành phố, và đến năm 2015, thì Copenhagen được coi là thành phố thân thiện với xe đạp nhất thế giới. Đưa người đi xe đạp ra khỏi đường dành cho các phương tiện khác vào làn dành riêng cho mình đã cải thiện đáng kể tình hình, giảm thiểu tai nạn cho người đi xe đạp và mọi người khác, khiến cho xe đạp trở nên một giải pháp đi lại ngày càng hấp dẫn. Kết quả của sự đầu tư này là 45% cư dân giờ đi xe đạp để đi làm hoặc đi học.

Việc sử dụng phương tiện công cộng ở Copenhagen cũng đồng hành cùng các thành phố châu Âu khác. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng 27% người đi làm ở Copenhagen bằng giao thông công cộng. Tuy nhiên, với những người sống ở thành phố thì tỷ lệ này chỉ là 17%, phần lớn do mọi người chuyển dần sang đi xe đạp (xe ô tô đi lại ở trong thành phố cũng bị giới hạn tốc độ nữa).

Việc khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường cũng lan đến cả sử dụng xe cá nhân. Đan Mạch đã đề xuất kế hoạch cấm xe chạy xăng và diesel vào năm 2030 để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông thay thế khác, hoặc mua xe ô tô điện – một bước đi mà sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí ở thành phố Copenhagen.

CÁC SÁNG KIẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Trong khi các lãnh đạo của thành phố cũng như các tòa nhà hành chính gần như không phát thải, quản lý đô thị tốt là một trong những phương pháp khác để tiến tới carbon neutrality. Tăng hiệu suất năng lượng của các tòa nhà hành chính cũng như hệ thống đèn đường là một cách dễ dàng; lãnh đạo thành phố Copenhagen đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà xuống 40% và hệ thống đèn đường còn 50%.

Ngoài ra cũng có các kế hoạch khác, thay toàn bộ phương tiện thành xe điện, hydrogen hoặc biofuels – một bước đi mà không chỉ giảm lượng phát thải carbon, mà còn giảm lượng ô nhiễm không khí trong thành phố, vì có ít các chất ô nhiễm phát thải ra trong khí thải xe. Các nguồn năng lượng tái tạo được cũng đóng 1 vai trò lớn trong cung cấp năng lượng cho các tòa nhà hành chính, với một loạt các kế hoạch lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên mái của tất cả các tòa nhà hành chính mới và cũ.

BỀN VỮNG KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở MÔI TRƯỜNG

Ngoài tất cả những công việc phát triển một thành phố có môi trường bền vững, cũng cần phải có cả sự bền vững xã hội và kinh tế nếu như Copenhagen muốn trở thành một thành phố bền vững thực sự.

Vậy thì, bền vững xã hội thì như thế nào?

Theo như Báo cáo hàng năm về Hạnh phúc của Liên Hợp Quốc, Đan Mạch liên tục ở trong top 3 từ năm 2016 đến năm – và được vinh danh là đất nước hạnh phúc nhất trong 2 năm 2016 và 2017. Copenhagen được xếp hạng thứ 9 trong khảo sát không gian sống hàng năm trong hơn 200 thành phố trên khắp thế giới. Người dân Copenhagen trung bình kiếm được nhiều hơn người dân ở các thành phố châu Âu lớn khác, và mức sống thì thấp hơn. Có khoảng 300m2 không gian xanh cho mỗi người trong Copenhagen – cao hơn rất nhiều so với các thành phố châu Âu khác – điều này cũng tạo ra rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người dân ở đây.

Copenhagen cho thế giới thấy sự bền vững xã hội của mình, vậy còn kinh tế thì sao? Trong nhiều năm trời, người ta vẫn luôn quan niệm rằng bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế không thể song hành được với nhau, và khái niệm ‘phát triển xanh’ chỉ là một ước mơ của một nhà hoạt động môi trường – kể cả khi càng ngày càng cấp thiết phải có những hành động quyết liệt hơn để bảo vệ khí hậu.

Đối với trường hợp của Copenhagen thì lại ngược lại.

Từ năm 2005 đến năm 2015, kể cả giữa cuộc khung hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử hiện đại, Copenhagen tiếp tục phát triển kinh tế ở mức 24%. Trước khi bị phong tỏa do Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp mới chỉ ở mức 3.7% sau khi giảm liên tục từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Một nghiên cứu của London School of Economics (link: http://www.lse.ac.uk/…/Copenhagen-Green-Economy-Leader…) cũng cho thấy rằng Copenhagen từ lâu đã là một trong những thành phố năng suất kinh tế nhất trên toàn châu Âu, giúp Đan Mạch ở vững tại vị trí số 10 trên bảng xếp hạng GDP đầu người.

HỌC HỎI TỪ COPENHAGEN

Trong mọi thứ chúng ta đã xem xét, Copenhagen là một nơi liên tục phát triển, và trên đà trở thành một trong những thủ đô carbon neutral vào năm 2025.

Việc thông báo kế hoạch trở nên carbon neutral vào năm 2025 là một bước đi táo bạo của Copenhagen. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến tất cả mọi người quay mặt đi khỏi cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu để phục hồi lại ảnh hưởng của cuộc suy thoái lên mọi nền kinh tế lớn. Ở trên quy mô quốc gia hay thế giới, không có ai nhận thấy cơ hội xây dựng lại thành phố của mình với mục tiêu trở nên bền vững.

Tuy vậy, Copenhagen đã và đang làm được. Họ coi cuộc khủng hoảng kinh tế là một cơ hội để tái xây dựng nền kinh tế của mình, đặt môi trường làm trọng tâm của chính sách mình – và chưa một lần nào nhìn lại. Copenhagen đã trở thành một ví dụ để các thành phố khác có thể nhìn vào và thấy rằng ‘phát triển xanh’ có thể làm được, có ích cho môi trường mà chúng ta sống, trong khi tiếp tục phát triển nền kinh tế của thành phố, cũng như cung cấp chất lượng sống tốt hơn cho mọi người đang sống trong thành phố mình.

Hiện giờ, chúng ta đang đứng ở nơi mà Copenhagen đã đứng vào năm 2009. Covid-19 đã tác động cực kỳ mạnh đến nền kinh tế cũng như cuộc sống của tất cả mọi người, khiến chúng ta phải bắt đầu lại, và tái thiết. Các bằng chứng khoa học là quá đủ để cho chúng ta thấy sự quan trọng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vào năm 2009, khi mà Copenhagen quyết định ưu tiên ‘phát triển xanh’ và bền vững.

Xây dựng một thành phố bền vững không còn là giấc mơ của các nhà hoạt động môi trường – nó là sự thật. Tất cả những gì chúng ta cần làm là lấy Copenhagen làm ví dụ, và thực hiện!

You may also like

Leave a Comment