Sưng ngón tay và chuyện đi khám ở Nhật

by admin

Sưng ngón tay và chuyện đi khám ở Nhật, dịch vụ tốt nhưng có khỏi không thì…
Trải nghiệm của mọi người khi đi khám bệnh ở nước ngoài như thế nào ạ?
Mình đi khám ở Nhật cũng nhiều lần, nhưng toàn vấn đề xíu xiu nên khỏi nhanh.
Có lần này là dài tới 2 tháng trời, đến vật vã ?
(Chú thích trong bài: 100 yen ~ 1 USD)
? Giai đoạn đầu: khám ở phòng khám ngoài/bệnh viện nhỏ.
✏ Khám lần đầu, cho đi X-Quang, xét nghiệm máu thấy không có gì bất thường.
Khám không ra bệnh, kê thuốc cho uống.
Cứ mỗi 2 lần đi khám, thuốc giống nhau, bác sĩ thì bảo cứ uống thêm xem có kết quả gì không.
2 lần khám không thấy đỡ mới đổi thuốc kê.
✏ Mất 2 tuần, khám 5, 6 lần không tiến triển, lần cuối mới viết giấy giới thiệu sang bệnh viện to.
Lần cuối này không tính tiền khám mà mất phí làm hồ sơ giới thiệu.
Ở các bệnh viện lớn, không có giấy giới thiệu thì hoặc là từ chối khám, hoặc mất lệ phí trái tuyến (5000-6000 yen).
? Giai đoạn sau: khám ở bệnh viện lớn.
(không to được như Bạch Mai, nhưng là bệnh viện của 1 ĐH lớn, quy mô tầm 1 khoa có 3, 4 buồng khám bệnh)
✏ Có hồ sơ bệnh án rồi, vẫn bắt xét nghiệm máu tiếp.
Kết quả xét nghiệm bình thường.
Khám không ra bệnh, kê thuốc khác cho uống.
✏ Đi khám lại vài lần tiếp mà thuốc uống không hiệu quả tí nào, ngón tay thì vẫn sưng, mình phải xin truyền kháng sinh.
(nhiều người quen làm Y ở VN khuyên vậy).
Mà phải xin thì họ mới kê cho truyền, chứ không xin thì sẽ không truyền.
Đến lúc truyền thì mới đỡ hơn hẳn.
✏ Trước nghỉ Tết đi khám lại, ngón tay cũ đỡ hơn, nhưng mấy ngón khác có dấu hiệu sưng.
Bác sĩ bảo không sao đâu, khỏi rồi, mình phải xin thì mới kê thuốc cho uống tiếp, nhưng không cho truyền.
Sau đó vẫn như cũ, thuốc vẫn không công hiệu, còn tất cả các ngón tay khác lại sưng vù, sưng đến nỗi đến gập lại cũng khó khăn.
Sau Tết lên khám, lại phải xin truyền.
Trước khi truyền, bác sĩ lại bắt xét nghiệm máu lần nữa, tính ra xét nghiệm máu ở phòng khám + viện là 3 lần, chi phí xét nghiệm thì không rẻ, và kết quả vẫn bình thường ?
Thế là cứ đều đặn, phải lên khám lại vài lần nữa để xin truyền tiếp.
Bệnh viện lớn được cái dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, tiện lợi, nhưng vẫn phải đợi rất lâu dù có lịch hẹn và đi rất sớm. Nếu đợt này không phải có chế độ làm giờ linh hoạt Flex time thì không biết tốn bao nhiêu buổi nghỉ phép nữa.
Mất 2 tuần truyền, ngón tay mới gần khỏi hẳn.
? Những chi phí khác so với khám bệnh/mua thuốc ở Việt Nam
✏ Khám:

  • Tiền khám (giống VN)
    Khám lần đầu tiền khám đắt, khoảng 3000 yen trước bảo hiểm gì đó (cái này dễ hiểu). Các lần sau tiền khám rẻ hơn.
  • Tiền kê thuốc
    Cứ kê thuốc là mất tiền.
    Thuốc có kê giống hệt lần trước thì cũng vẫn cứ mất tiền.
    Vì vậy, 1 lần đi khám được kê thuốc cho 7 ngày sẽ tốn ít tiền hơn 2 lần kê thuốc 3 ngày + 4 ngày.
  • Tiền thủ thuật
    Giống VN nhưng tính toán chi li hơn ở VN là không chỉ rạch, cắt chỉ,… mà tiêm, lấy máu cũng tính.
  • Tiền dụng cụ
    Cũng giống VN nhưng tính chi li, nhiều nơi vài miếng bông cồn để sát khuẩn chỗ tiêm cũng tính hết, và mất vài trăm yen trước BH.
    (ở ngoài mua cả gói to đùng cũng chỉ vài trăm yen)
    ✏ Mua thuốc:
  • Tiền thuốc
  • Tiền quản lý thuốc (薬学管理料) và tiền kĩ thuật lấy thuốc hay chế thuốc gì đó (調剤技術料).
    Gọi văn vẻ vậy nhưng chủ yếu là chi phí cho dược sĩ của nhà thuốc và tiền lưu lược sử dùng thuốc của người bệnh.
    Nếu không phải loại thuốc nào quá hiếm, đắt, thì tiền thuốc thuần có khi còn không đắt bằng các phí kia.
    ✏ Vì thế, giả sử khám 2 lần, kê thuốc 3 ngày và 4 ngày:
  • Ở VN: Tiền khám 2 lần + tiền thuốc 7 ngày
  • Ở Nhật: Tiền khám 2 lần + tiền kê thuốc 2 lần + tiền quản lý thuốc 2 lần + tiền thuốc 7 ngày
    ? Tính ra 2 tháng trời, cứ 1 tuần đi khám 2, 3 lần, rồi cả thuốc thang
    Tính bảo hiểm đỡ được 70% mà vẫn tốn đến 3 man (~ 300 USD). ?
    Nhờ kháng sinh lai rai trong 2 tháng mà dù ăn uống bình thường, mình vẫn giảm 4kg.
    May mà mình cũng đang muốn giảm cân, chứ như bình thường giảm ngần ấy cân là căng đấy

You may also like

Leave a Comment