CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHUYẾN ĐI TỚI 16 NƯỚC CHÂU ÂU SUỐT 3 THÁNG CỦA ĐỨA CON GÁI THÍCH…

by admin
CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHUYẾN ĐI TỚI 16 NƯỚC CHÂU ÂU SUỐT 3 THÁNG CỦA ĐỨA CON GÁI THÍCH…

CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHUYẾN ĐI TỚI 16 NƯỚC CHÂU ÂU SUỐT 3 THÁNG CỦA ĐỨA CON GÁI THÍCH MỘT MÌNH DU NGOẠN.
?

Trong cái rủi có cái may, nếu ko vì những ngày nghỉ dài thế này, có lẽ ng ham đi nhưng lười viết như mình sẽ chẳng bao giờ đủ kiên nhẫn để viết những thứ chi li thế này mất.

Bắt đầu từ một ngày cuối tháng 11 năm ngoái, và kết thúc vào cuối tháng 2 ngay trước khi đại dịch bùng phát. Đây là hành trình dài nhất mình từng đi, hơn nữa cũng là một mình và với chính tiền mình tự làm ra. Chặng đường từ Úc đến nước Đức xa xôi kéo dài 25 tiếng, quả thực là cách nhau 2 đầu thế giới. Mình tự nghĩ bản thân là đứa may mắn vô cùng, vì trước thềm thảm kịch thế giới đóng băng, lại kịp tận mắt chứng kiến 2/3 diện tích châu lục phồn vinh và cổ kính nhất thế giới. Chia sẻ với mong muốn rằng khi dịch bệnh qua đi, có thể truyền cảm hứng cho ng nào đó xách vali lên mua tấm vé đi ngắm nhìn thế giới, và cũng là ghi chú cho bản thân đọc vào lần tới quay lại.

1️⃣ Tất tần tật các loại chi phí cần chuẩn bị.

Vé máy bay.

Phí xin visa.
Mình nộp hồ sơ tại Đại Sứ Quán EU tại Sydney (địa chỉ mới chuyển về tại 19/44 Market Street) nên ko rõ nếu nộp ở ĐSQ VN thì sẽ hết bao nhiêu, nhưng ở Úc thì dao động AUD$150-200. Dao động này phụ thuộc vào việc đến nơi nếu có thiếu info gì cần thiết mà họ cần thì sẽ phải nhờ họ in luôn ra để hoàn tất hồ sơ.

Ăn uống.
Đây là khoản khác nhau nhất tuỳ vào mỗi người. Bạn bè mình ai cũng là foodie chẳng hạn, quan niệm đi du lịch gắn liền với mục tiêu đầu tiên là phải ăn bằng hết các cuisine đặc sản. Đương nhiên sẽ khác với đứa như mình quan niệm du lịch là để ngắm nhìn thế giới xung quanh là chính.
Để mà ước chừng, nếu bạn rơi vào nhóm foodie ngày đủ 3 bữa đôi khi là 5, thì trung bình sẽ hoả táng từ 80-100 Euro / ngày là chuyện bình thường tuỳ vào là streetfood hay độ sang trọng của quán ăn. Nếu rơi vào nhóm chỉ mải đi đến què cả chân, đến tối mới thèm rẽ qua siêu thị mua đồ để ăn.. cho xong như mình, thì ~40-50 Euro / ngày là đủ rồi.

Nơi ở.
Hoặc là khách sạn (App Booking & Accor), hoặc là Airbnb. Mình là đứa luôn chọn khách sạn và nghĩ ai cũng nên chọn khách sạn (trừ khi đi với cả gia đình hoặc nhóm 3 người trở lên), chỉ khi bất khả kháng ko có option nào thì hẵng mò sang Airbnb. Vì lí do gì thì đọc tiếp mục 3.
Trung bình phòng single/double ở các nước EU mình book rơi vào AUD$80-150/tối (~1tr2-2tr3/tối). Nếu ở phòng shared/pod room thì trung bình rẻ bằng 2/3. Tips cho mọi ng có thể tiết kiệm 1 khoản khi đi du lịch (1-2 ng) trong thời gian dài, là nên khi book thì mix 2 loại phòng này khi nào có thể. Ví dụ như ở Thuỵ Sĩ, với tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng đất nước này, shared room ở vài hostel mà mình ở qua thực sự nhìn chẳng khác gì hotel 4 sao các nước khác. Hay khi ở Rotterdam Hà Lan còn có pod room (phòng mini thu nhỏ) vừa xinh vừa ăn ảnh đã đành, mà 24/7 ngóc ngách nào cũng sạch bóng, phòng tắm luôn bày sẵn 1 khay đồ hãng từ bodyscrub, shower gel đến body lotion. Nói chung quan điểm của mình là thích thì hôm nay ở Mercure Berlin hay Schweizerhof Zurich đc, nhưng lúc ko cần thiết thì hostel 2-3 sao mà excellent service cũng vẫn cứ là ok. Khi còn trẻ phải có lúc sướng có lúc khổ hơn tí mới có kỉ niệm hay mà nhớ. Haha.

Phương tiện di chuyển.
Khi đến Châu Âu, đây sẽ là mục ngốn tiền nhiều nhất trong khoản tiêu pha. Để di chuyển giữa các nước, 99% là bằng tàu. 1% còn lại (chủ yếu ở khu vực ở Đông Âu ở chặng 3) thì mình mới phải đi bằng bus hoặc máy bay giữa các nơi (vé máy bay cũng ngang vé tàu thôi).
Nếu có ý định đi nhiều thành phố hoặc 3 nước trở lên, đặc biệt là nếu đi vào những đất nước đắt đỏ, highly recommend mọi người mua Eurail Global Pass. Nói cho dễ hiểu thì nó giống như vé bao trọn gói. Thay vì mua lẻ 1 chuyến tàu (long train) có thể lên đến 50-70Euro/chiều cho tàu ICE Đức hay 80-100Euro/chiều trở lên cho tàu SBB Thuỵ Sĩ. Thì với 300-500Euro (tuỳ hạng Eurail) đã có thể thoải mái nhảy tàu đi tẹt ga một số ngày trong cả tháng rồi, đã thế còn ngồi khoang 1st class hẳn hoi.
*Mình thấy đã có rất nhiều vụ tham rẻ vài chục euro mà mua qua trung gian cuối cùng chả ra đâu vào đâu, có ng còn bị lừa, nên tốt nhất cứ vào website chính chủ mà mua cho khỏi lo nghĩ. Link website chính thức của Eurail: https://www.eurail.com/en/eurail-passes
Đặc biệt nhấn mạnh là khi mua Eurail Pass, nhớ phải mua Pass Protection, để nếu khi có mất pass dọc đường thì khi về có thể được refund lại 1 phần tiền. Pass Protection hình như có 15Euro thôi nếu mình nhớ ko nhầm, các bác cứ tiếc linh tinh đến lúc mất phát thì mất trắng luôn cả trăm euro rồi.
Cá nhân mình, với thời gian đi trong 3 tháng, mình đã mua 1 Pass loại “15 days in 2 months” giá USD$661 và 1 Pass loại “7 days in 1 month” giá USD$500. Khi chia ra thì 1 ngày trong pass trị giá 30Euro. Nên cách mình dùng là cứ những chuyến tàu ngày nào đắt hơn 30Euro thì mình sẽ dùng Eurail. Nếu chuyến tàu cần đi hôm đó ko đến 30Euro thì mua vé lẻ thôi.
Tổng cộng số tiền mình đã hoả tiêu trong 3 tháng cho việc di chuyển rơi vào khoảng 2000 đô Mỹ. Dự là còn bớt đc ~$100 nếu ko có chuyện ngủ trương mắt quá giờ tàu rồi phải tẽn tò đi mua lại. Mong đừng ai đã ngủ nướng lại còn ngủ ngu như mình. Nhắc lại đây là trong 3 tháng, và hầu như ngày nào mình cũng đi 1 chuyến tàu là ít nhất nhé. Ng bt ko đi dài như mình thì sẽ ít hơn nhiều, mọi ng đi bao lâu thì cứ chia ra thôi là sẽ ước chừng được khoản phí này.

Chi phí phát sinh.
Trên đường đi cứ mặc định sẽ xảy ra rất nhiều chuyện mình ko lường trước được mà cần đến tiền. Ng tính ko bằng trời tính mà. Mình cứ tưởng kinh nghiệm đầy mình bao năm cũng kĩ lắm rồi, ai dè cũng chổng vó mấy bận. Tốt nhất cứ là để dôi ra $1000 (cho 1 đầu ng) làm phí nảy sinh cho những việc ngoài kế hoạch là an toàn nhất.

Sim đt.
Trước khi đi mình thấy mọi ng ở nhà hay mua mấy loại 700k-1tr/sim, cơ mà dung lượng internet thì đc có 10-15Gb đổ lại/tháng. Khi ở Paris mình được đứa em sống ở đấy chỉ cho mua sim của bọn Lycamobile, có 35Euro mà mình dùng tẹt ga gần 25Gb 1 tháng. Di chuyển giữa các nước thoải con gà mái. Hết dung lượng thì lên website của Lyca load thêm được là lại lướt vù vù. Đi trên đường trong khi ai cũng khổ sở tìm wifi để bắt thì mình mình cứ load instagram facebook liên tọi. Đặc biệt là khi có 3G thì có thể dùng Google Maps mà ko phải hỏi đường, đỡ tốn thời gian vô cùng. Mọi ng đi dọc đường thấy mấy hàng tạp hoá bán đồ điện tử ở Paris cứ hỏi là họ đều bán nhé (nghe nói ở các nước khác cũng có bán, nhưng cái này mình cũng ko rõ lắm nên thôi mua ở đâu cứ kể ở đó cho chắc).

Tiền mua sắm.

Tiền mua vé vào cửa các địa điểm. (ở Châu Âu thì thường sẽ là bảo tàng, Disneyland Paris, một số nhà thờ lớn,…)
Mình rất thích đi vào các bảo tàng khác nhau để tìm hiểu về lịch sử cũng như architecture, contemporary artwork của ng Châu Âu. Thành phố nào trung bình cũng ra vào 1-2 cái bảo tàng nên phần này mình cũng tiêu hơi nhiều, để riêng ra ~$1500. (Hầu hết giá vé entrance dao động từ 10-20Euro/vé)

2️⃣ Quá trình lên kế hoạch & thứ tự sắp xếp cung đường.

Nơi đầu tiên mình đến là Đức. Vì bà mình sống ở đây, nên khi lên kế hoạch, mình coi Đức là base (nền móng xuất phát), chia các nước xung quanh theo các khu vực nhỏ để đi. Nói cách khác, nếu nhìn trên bản đồ sẽ thấy Đức là nước to nhất lại nằm chính giữa khối Châu Âu, nên mình coi nó là điểm trung tâm. Từ điểm trung tâm này mà xuất phát đi về 3 hướng xung quanh, ứng với 3 chặng đường nhỏ mà mình đã chia trong ảnh minh hoạ đầu tiên.

Chặng 1: Đức (7 thành phố) – Liechtenstein – Thuỵ Sĩ – Ý
Chặng 2: Đức – Hà Lan – Luxembourg – Bỉ – Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha
Chặng 3: Đức – Czech Republic (Cộng Hoà Séc) – Áo – Slovenia – Hungary – Slovakia – Ba Lan

Khi bay đến Châu Âu, mình mang theo 2 vali. 1 vali to bổ chảng bằng ng, và 1 vali carryon super nhẹ super bé xinh. Mình để vali to lại nhà bà, mỗi khi đi chỉ mang duy nhất bạn carryon nhỏ gọn. Trên đường sẽ có rất nhiều nơi bạn phải lên xuống thang bộ mà ko có cầu thang máy, nên nhất định đừng có ham mà mang vali to. Đi hết 1 chặng lại quay về điểm trung tâm là Đức để nghỉ ngơi vài ngày lấy lại sức, thay lại đồ trong vali thành 1 đống đồ mới khác để diện rồi mới lên đường khám phá tiếp. Mình highly recommend dòng Octolite của Samsonite size 55cm, đựng đc vô cùng nhiều đồ, nhẹ tênh, vỏ vali cực kì bền và đặc biệt là nhìn super đẹp (ý kiến cá nhân là tiện thì tiện đến mấy nhưng đẹp thì vẫn phải đẹp đã mới muốn dùng chứ).

3 chặng đường trên, mình chia theo khu vực (Tây Âu, Đông Âu & Nam Âu). Mỗi chặng kéo dài 1 tháng. Mình là đứa dai sức, sớm quen và yêu thích việc đi đây đó một mình, cộng với thần kinh cũng ko bình thường chân ko thể ở yên một chỗ.. nên mới quyết định đi hết ngần này trong cùng 1 chuyến. Khuyên mọi ng nếu có ý định đi du lịch Châu Âu, thì nên chọn 1 trong những chặng trên mà đi dần thôi là vừa lúc hết sức. Như vậy với ng bt cũng có thể nói là thành quả ổn rồi. 3 chặng kia, mình sẽ dành thời gian viết chi tiết về từng chặng và đặc tính của các nước trong các chặng này sau.

3️⃣ Vì sao khách sạn là lựa chọn tốt hơn Airbnb.
Giờ check-in flexible hơn Airbnb.
Khi book Airbnb, hầu hết 90% host là 1 người hoặc 1 gia đình nào đó làm ăn riêng. Đặc biệt là ở EU, host thường ko sống trong nơi bạn book mà sẽ ở nơi khác. Nên nếu họ đã ghi rõ giờ check-in là mấy giờ, thì 99% chỉ đến đúng giờ đấy trở đi mới có thể nhận phòng. Chưa kể đến chuyện trước khi đến mình cũng cần liên lạc kĩ lưỡng với họ về giờ gặp nhau, cách vào nhà,…etc. Nhưng nếu là khách sạn, reception sẽ là một đội ngũ nhiều người. Bạn đến lúc nào cũng sẽ có người đón bạn ở đó, thực sự tiện hơn rất nhiều. Giờ giấc khi đi du lịch thực sự khá là khó để mà biết được chính xác mình sẽ ở đâu vào lúc mấy giờ, nên với mình mà nói đây là điểm cộng cực kì lớn.
Với khách sạn, tất cả những lần mình đến sớm hơn giờ check-in hầu như đều có thể nhận phòng sớm, vì có rất nhiều phòng, nên việc tất cả các phòng đều full là điều gần như bất khả thi trừ khi vào thời gian cao điểm. Kể cả vài lần ko thể được lấy phòng sớm, thì mình hoàn toàn có thể gửi lại đồ đạc ở khách sạn rồi đi chơi tiếp, đến tối xong xuôi thì quay lại. Nếu đổi lại là Airbnb, họ technically là “nhà riêng” nên việc gửi đồ sớm tốt nhất đừng hi vọng gì.
Khi đi 1-2 người, thì ở khách sạn thực chất ngang bằng tiền với ở Airbnb, đôi khi là rẻ hơn.
Điểm mạnh của Airbnb là ở chỗ có thể thuê cả 1 căn hộ nhiều phòng, nên nếu đi cùng cả 1 gia đình hoặc 1 nhóm bạn nhiều người thì chia ra sẽ rất tiết kiệm. Nhưng nếu đi 1-2 người thuê nguyên căn hộ thì thành dở hơi mất. Nhất là với đứa nhát ma như mình.. thôi quên đi cho lẹ.
Sau khi check-out.
Thường sau khi check-out, mình sẽ gửi đồ lại reception để đi loanh quanh thêm rồi mới lên đường đi thành phố khác. Với Airbnb, khi nào chủ nhà đã checkout cho mình thì cũng là lúc họ phải về, chẳng ai đi ngồi lại trông đồ cho bạn đi chơi cả. Tóm lại gửi đồ trước check-in hay gửi đồ sau check-out đều cứ là ko tiện.
Lí do cuối cùng hơi obvious. Khách sạn là nơi vốn sinh ra để làm ngành dịch vụ, có cả một đội ngũ lo từ A-Z. Đương nhiên mọi thứ lẻ tẻ lặt vặt khác sẽ vận hành chuyên nghiệp hơn, mình cũng cảm thấy có khoảng ko gian riêng hơn. Đây là ý kiến của riêng mình, ai ko đồng ý thì.. thôi. ??‍♀️

4️⃣ Chi phí của toàn bộ chuyến đi
? Toàn bộ chi tiêu trong 3 tháng của mình ngốn hết trên dưới 300tr (mình ko có số cụ thể mà chỉ có thể làm tròn để ước chừng, vì trước mình chưa từng có ý định viết review gì chi tiết thế này cả, mọi ng thông cảm). 300tr này ko kể tiền vé máy bay khứ hồi & phí nộp visa.
Nhấn mạnh, mình là đứa đi với quan điểm du lịch có nghĩa là hưởng thụ những thứ vui vẻ đẹp đẽ, ko phải đi để chịu khổ. Nên mọi ng đừng nghĩ 300tr đi 3 tháng nghe rẻ hơn nhiều ng mà có nghĩa mình ở hostel xụp xệ như kiểu đi phượt hay gì. Nếu lên kế hoạch trước và phân chia chi tiêu 1 cách logic (biết mình tiêu nhiều vào gì tiêu ít vào gì) thì Châu Âu chứ Châu gì cũng dễ chi tiêu như nhau thôi. Đi du lịch sướng hay khổ, nhiều khi hơn nhau ko ở tiền, mà ở chỗ chịu bỏ bao nhiêu công tìm tòi về nơi mình đến thôi. Câu này nói từ kinh nghiệm xương máu của đứa đã nhảy hết nơi này đến nơi kia bao năm rồi.
Nhấn mạnh, mình là đứa sinh ra đã ko đoái hoài ẩm thực, trước giờ vẫn luôn ăn theo chế độ fasting nửa ngày nên thường 1 ngày chỉ ăn 1-2 bữa, cả ngày mải đuổi theo cảnh đẹp là chính nên tiền mình tiêu vào ăn uống RẤT RẤT ÍT có khi chỉ bằng nửa người bt khác, đôi khi bằng 1/3. Ko phải vì tiết kiệm hay gì, mà là cơ thể mình quen với cách ăn này rồi thôi. Thế nên để cho an toàn thì mng cứ cộng thêm hơn mình 1 ít vào tiền ăn nhé.

5️⃣ Lời khuyên với ai có ý định đi du lịch nói chung.
Mỗi khi đến một đất nước nào đó, luôn ghi sẵn ra note đt vài câu giao tiếp cơ bản trong tiếng của họ. 1 là để chào hỏi tạm biệt theo phép lịch sự, 2 là để hỏi đường, 3 là để tích thêm tí vốn kiến thức cho mình chứ sao, chết ai đâu.
Những bức ảnh đẹp là thứ nên có. Nhưng đừng vì mải mê với ống kính của mình mà quên mất việc hít một hơi thật sâu và thực sự nhìn ra xung quanh. Những chuyện ngta hay kể về việc đi chán chê về ko nhớ nơi đấy hình thù ra sao, là có thật cả đấy.
Một trong những điều quan trọng nhất khi đi du lịch mà ít ai nhắc tới, là hãy lắng nghe cơ thể của mình. Khi tràn đầy năng lượng thì hãy cứ đi, nhưng khi thấm mệt thì hãy cho phép bản thân đc nghỉ ngơi. Có sức khoẻ thì hnay ko đi đc, mai kia còn đi được. Mất sức khoẻ thì ko chỉ hôm nay, mai kia cũng mãi chẳng đi nổi nữa.
Trực giác con người là thứ có thật. Nhất là khi ở xa nhà, dù có đi một mình hay nhiều mình thì cũng đừng quên sử dụng đến nó. Nhất định sẽ có lúc cần.
Đừng chỉ đến những nơi ai cũng đã đến.
Có rất nhiều người xấu, nhưng ko vì thế mà người tốt ko tồn tại.
Một chuyến đi sẽ có niềm vui, ắt cũng có lúc nản lòng. Mỗi người có một lí do để lên đường riêng. Đừng quên vì sao ban đầu mình đã xuất phát.
Nếu đi, hãy đi vì mình. Đừng đi vì lấy số lượng, đừng đi vì thấy nhiều ng đều đi. Nếu đi, nhất định phải đi vì mình.
Đời người ko ngắn nhưng cũng ko dài. Thế nên việc du lịch cũng giống như sự nghiệp hay yêu đương vậy, nếu không phải bây giờ thì còn đợi bao giờ nữa.

6️⃣ Đến đây mình tạm hết văn rồi. Nếu feedback từ mọi ng tốt, mình sẽ cố gắng viết tiếp những phần sau. Mình nghĩ sơ sơ qua thì có ngần này:
– Phân tích riêng từng chặng nhỏ trong 3 chặng ở trên để nói về đặc tính của từng nước trong khối Châu Âu và những gì cầu lưu ý trong từng chặng. Phương tiện giao thông để di chuyển, cách hoạt động cũng như nơi hoạt động của các nhóm cướp giật/móc túi ở từng nơi (mỗi thành phố đều khác nhau).
– Những căn phòng, khách sạn đẹp nhất ở từng thành phố, đất nước mà mình đã đi qua.
– Những thành phố và cảnh đẹp được giấu kín ở Châu Âu mà không phải ai cũng biết… nhưng nên biết. Từ trước tới giờ hầu như người Việt nói riêng hay người Châu Á nói chung, đều có xu hướng đi theo chỉ dẫn của đám đông & sự nổi lên của xu hướng, dẫn đến việc những nơi ai cũng biết hay đến rồi thì chẳng thiếu người review. Những nơi này chỉ chiếm ~40% chặng đường mình đã đi. 60% ko ai nói đến, mới là câu chuyện mình muốn kể.
– Chụp ảnh thế nào khi chỉ có một mình. 8000 bức ảnh trong máy thì những tấm gặp bạn bè trên đường nhờ nó chụp hộ đc chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đều là tự xử thôi.
– Cách tự xin visa Schengen và những điều kiện ít ai nhắc tới của Đại Sứ Quán. Đây là lần đầu tiên mình tự xin visa, và sau lần đầu tiên trượt thẳng cẳng ra bãi gửi xe vì chủ quan thì đến lần thứ 2 tự nộp, sau chưa đầy 1 tuần đã nhận về Multi Visa cho 90 ngày. Đây cũng được coi là hạng visa cao nhất cho giới du lịch.
– Đi du lịch một mình. Tại sao và như thế nào?
__________________________

Ở dưới là số ít trong số 8000 bức mình đã chụp trong chuyến đi, cùng những câu chuyện kỉ niệm mình đã có khi chụp nó. Có các phần sau thì sẽ post thêm ảnh, kể thêm chuyện dọc đường cho mọi ng cùng nghe. Hình như mình khoái kể chuyện hơn kinh nghiệm văn vẻ thì phải ? Viết được đến đây thôi với mình coi như cũng là thành tích rồi, giờ phải đi đánh một giấc đã. x





You may also like

Leave a Comment