Khi thấy những nội dung thù ghét trên mạng xã hội, hãy đừng tham gia tranh luận cho dù bạn có những lý lẽ phản biện cứng thế nào đi nữa

by admin

Những người đi gieo rắc những nội dung kích động thù ghét chỉ muốn được chú ý chứ không muốn tranh luận lành mạnh đâu. Bạn sẽ chỉ tăng lượt xem cho họ, như thể đổ thêm dầu vào lửa vậy.

u/Nerry19 (3.9k points – x1 gold – x1 silver – x1 wholesome seal of approval)

Tôi đã đọc ở đâu đó rằng nếu có ai đó đem lòng căm ghét một người hay một nhóm người, việc chúng ta lên tiếng (phản bác) lại rất quan trọng – bởi người/nhóm người bị căm ghét đó sẽ đọc được lời của bạn và trọng yếu là họ sẽ biết được vẫn có người ủng hộ họ hoặc không căm ghét họ. Bạn sẽ không thay đổi được suy nghĩ của người đăng nội dung thù ghét đâu, nhưng cũng chẳng vấn đề gì.

____________________

u/Bokbreath (2.3k points – x1 rocket like)

Mục đích của những bình luận trong các trường hợp này không phải để dành cho người viết bài, mà là để đưa ra các điểm phản biện cho người đọc.

>u/Therapy_Gecko (1.1k points – x1 silver – x1 starry – x1 rocket like)

Đồng ý.

Ví dụ cho việc tranh luận với những nhóm người thù ghét mang lại kết quả tích cực đây, một bài TED talk bởi Daryl Davis: https://youtu.be/ORp3q1Oaezw.

Một người da màu tham gia vào KKK (một nhóm thù ghét của những người Mỹ da trắng, có mục tiêu chính là người Mỹ gốc Phi) để có thể trò chuyện với những người da trắng “thượng đảng” nhằm cải thiện mối quan hệ giữa các chủng tộc. Và anh ấy đã trực tiếp khiến 40-60 người rời khỏi nhóm (bao gồm cả tên Imperial Wizard của nhóm KKK Maryland), cũng như gián tiếp khiến 200 thành viên khác rời nhóm.

Nên những hành động của anh ấy không chỉ tác động tới những người anh ấy giao tiếp mà còn tới cả những người anh không tiếp xúc và thuyết phục họ từ bỏ những niềm tin phân biệt chủng tộc một cách trực tiếp. Cho dù chúng ta không thể thuyết phục một người đi chăng nữa nhưng những hành động và lời nói của chúng ta vẫn có thể gây sức ảnh hưởng tới những người xung quanh.

>>u/willsketchforsheep (34 points)

Bạn ấy có nói là “trên mạng xã hội” ấy.

Đa số những khi mình gặp những ý kiến thù ghét của ai đó, chúng mình rồi cũng toàn luẩn quẩn theo một vòng tròn mà thôi, nên mình không làm thế nữa.

_____________________

u/awsomebro6000 (525 points)

Đây là một câu tương đương với câu “Lờ tụi nó đi thì tụi nó sẽ bỏ đi (không bắt nạt nữa).” phiên bản online đây mà.

>u/I_think_charitably (251 points)

Và không hề đúng xíu nào. Cái thời đại này á hả, nếu mà lờ tụi nó đi thì tụi nó sẽ lên mạng và mở luôn một cái diễn đàn cho coi.

_____________________

u/Merv_86 (158 points)

Nếu bạn đang cho rằng nên lờ đi những lời ngu ngốc thì tôi không đồng ý đâu. Tránh né, hủy kết bạn, chặn một ai đó chỉ khiến cho tiếng nói của bạn bị biến mất khỏi cuộc trò chuyện và khiến hiệu ứng echo chamber của họ càng lan xa. Hãy để lại một bình luận để phản bác những nội dung thù ghét ngu si giúp cho những người đang đọc đụng một cuộc đối thoại không thể kiểm soát và rồi tránh xa nó.

(Trong ngành truyền thông có một hiệu ứng được gọi là echo chamber, trong đó echo là tiếng vọng lại còn chamber là phòng. Khi bạn ở trong một phòng kín và trống, tất cả những tiếng động bạn gây ra đều vọng lại về phía bạn. Tất cả những gì bạn nghe được đều là những âm thanh mà bạn gây ra. Đây là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những trường hợp mà niềm tin của một người nào đó được nhân lên và củng cố khi họ chỉ giao tiếp và trao đổi ở bên trong một hệ thống khép kín.)

_____________________

u/Fgehjss (119 points)

Có một mặt trái nguy hiểm đó nha. Nếu không có ai phản ứng lại và đưa ra quan điểm trái chiều với những nội dung thù ghét thì những người đó sẽ cho rằng mọi người đang lan tỏa lại những thông điệp thù ghét và họ đã làm đúng.

Biết là có những người chẳng thể nào thay đổi đâu nhưng cũng có những người chúng ta chưa hoàn toàn bó tay với họ mà. Nên tôi nghĩ rằng tranh đấu với những nội dung thù ghét cho dù không có kết quả đi chăng nữa là một việc rất quan trọng.

Đừng để những người thù ghét đó có cơ hội nghĩ rằng họ đã đúng chỉ vì không có ai bất đồng ý kiến với họ.

You may also like

Leave a Comment