Trước năm 1993, CH Séc và CH Slovakia cùng thuộc Liên bang cộng hòa Séc-Slovakia mà người Việt Nam thường gọi là Tiệp Khắc.
Cộng hòa Séc có diện tích khoảng 78 ngàn km2, dân số khoảng 10,5 triệu. Quốc gia Séc được bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ thứ 9,Đến năm 1526 thì bị sáp nhập vào đế chế Habsburg ( Áo) và đến năm 1867 thì sáp nhập vào Đế quốc Áo Hung. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất Séc và Slovakia cùng tách ra khỏi Đế quốc Áo Hung, và liên minh với nhau thành nước Tiệp khắc.
Suốt bề dày lịch sử khoảng 1100 năm Praha gần như được bảo tồn nguyên vẹn và không bị phá hủy bởi chiến tranh. Châu Âu bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhưng Praha cũng tránh được và chỉ bị ném bom 1 lần, do ngày 14.2.1945 gần 100 máy bay của Anh, Mỹ bay sang ném bom Dresden, nhưng lại nhầm Praha với Dresden.? Cũng rất may là bom không rơi trúng vào trung tâm mà chỉ vào các khu lân cận. Quả bom rơi gần nhất trung tâm chính là rơi vào ngôi nhà nhẩy (dancing house) nổi tiếng. Chính vì bảo tồn được nguyên vẹn, nên Praha rất đa dạng kiến trúc từ romatic, gôtíc, ba rốc, phục hưng… hay kiến trúc hiện đại với đầy đủ các bản sắc khác nhau của văn minh châu Âu. Và cả khu di tích bảo tồn của người Do thái.Khu phố cổ Praha là một trong những quần thể đô thị lớn nhất trên thế giới mà Unesco công nhận là di sản thế giới, rộng khoảng 890 ha và gần 2000 di tích quốc gia.
Tuy cổ kính và nhiều di tích, nhưng Praha lại rất nhiều cây xanh. Tỉ lệ cây xanh ở Praha đứng đầu các thủ đô trên toàn thế giới, 57% diện tích Praha là cây xanh. Với diện tích trên 500 km2, đi từ đầu này tới đầu kia khoảng 20-30 km, nhưng ở Praha chỉ có khoảng 1,2 triệu dân sinh sống.
Praha đươc mệnh danh là trái tim của châu Âu cũng một phần vì địa lý. Trong quá khứ Praha còn được gọi là thành phố vàng bởi sự giàu có. Người Séc thì gọi Praha là thành phố của 100 ngọn tháp bởi kiến trúc đặc trưng là có các tháp nhọn trên đỉnh các tòa nhà.
Ơ Séc cũng rất đông người Việt nam sinh sống và làm việc ở đây, ước tính khoảng 60 ngàn người, riêng ở Praha khoảng 15 ngàn người Việt. Chính vì vậy mà bạn có thể gặp rất nhiều các cửa hàng bán thực phẩm, đồ uống, đồ lưu niệm cũng như nhà hàng của người Việt ở trung tâm Praha. Nói tới người Việt ở Praha thì phải nói đến chợ Sapa. Đây thực sự là một Hà nội thu nhỏ. Các bạn có thể đến đây bằng cách đi tàu điện ngầm tuyến C đến bến Kacerov và chuyển sang đi xe bus số 113 đến bến Sidliste Pisnice thì xuống.
Các điểm tham quan mà bạn không nên bỏ qua:
-Thành cổ Praha, ( tiếng anh : Prague castle).
– Khu Mala strana ( Lesser town)
– Cầu Karel , Charles bridge
– Quảng trường thành phố cổ và đồng hồ thiên văn Orloj ( Old Town Square and Astronomical Clock).
– Đồi Petrin ( Petrin hill) với tháp Eiffel thu nhỏ và vườn hồng nổi tiếng.
– Khu phố cổ của người Do thái Josefov.
– Phố Paris ( Paris street).
– Nhà công cộng ( Municipal house).
– Quảng trường Vaclav ( Wenceslas Square).
– Bảo tàng quốc gia ( National museum).
Tất nhiên là còn rất nhiều chỗ để đi nữa, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian hơn , những chỗ này là những chỗ bạn không nên bỏ qua khi đến Praha.
Người Việt ở Séc có năng khiếu hình tượng hóa mọi sự vật và gọi tên theo cách riêng của mình. Cầu Charles thì được gọi là cầu tình. Đồng hồ thiên văn thì được gọi là đồng hồ con gà, vì phía trên đồng hồ có con gà bằng vàng và quảng trường thành phố cổ cũng được người việt gọi luôn là quảng trường con gà ?. Quảng trường Vaclav, vì có tượng ông vua đầu tiên của Séc ngồi trên lưng ngựa, nên ai cũng gọi là quảng trường con ngựa. Cái chợ cổ Holesovice vì có tượng con bò, nên gọi là chợ con bò. Mình đã từng chứng kiến 1 anh bạn từ Việt nam sang chơi, mang theo máy dịch tự động từ tiếng Việt sang tiếng Séc để hỏi đường. Đi chơi cả ngày mà không tìm được cầu tình, ???
Đến Praha thì nhất định các bạn nên dành chút thời gian thưởng thức bia của Séc. Người Séc đứng đầu thế giới về lượng tiêu thụ bia theo đầu người. Mình giới thiệu cho các bạn một số quán bia nổi tiếng ở trung tâm rất dễ tìm sau:
U Fleku , địa chỉ: Kremencova 11, Praha 1… Quán có từ năm 1499 với khoảng 1500 chỗ ngồi.
U Zlateho Tygra, địa chỉ: Husova 17, Praha 1. Bill Clinton đã từng đến đây khi còn là sinh viên ở Oxford và quay lại đây khi làm tổng thống Mỹ.
Quán U Pinkasu.. địa chỉ: Jungmanovo nam.15, Praha 1. Quán có từ năm 1843
Quán bia :U Medvidku, địa chỉ : Na Perstyne 7, Praha 1
Quán Vytopna , đc : Vaclavske nam. 56, Praha 1… quán này phục vụ không mang bia đến cho bạn.. Mà có các đoàn tàu như đồ chơi, chạy theo hệ thống đương ray mang bia đến tận bàn cho bạn.
The Pub, đc: Veleslavinova 3, Praha 1. Quán này thực khách tự rót bia ra uống từ vòi. Bàn nào uống nhiều nhất sẽ không phải trả tiền.
Novomestsky pivovar . Đc: Vodickova 20, Praha 1… quán này họ nấu bia tại chỗ
Còn nhiều lắm, bạn có thể gặp khắp nơi ở trung tâm Praha.
Đặc sản của người Séc có món súp dạ dày bò ( trip soup ) và món thịt hun khói ăn với bánh mì trắng và dưa cải muối ( Smoke pock neck, cabbage dumpling).
Nếu không hợp khẩu vị Séc các bạn có thể ghé qua chợ Sapa. Ở chợ Sapa có gần như tất cả các món ăn ở Hà nội: phở,bánh cuốn, bún cá, bún cua, ngan nướng …..
Praha thủ đô của CH Séc
98