Tại sao một nước thuộc thế giới thứ ba như Việt Nam lại có thể chống COVID-19 tốt qu…

by admin
Tại sao một nước thuộc thế giới thứ ba như Việt Nam lại có thể chống COVID-19 tốt qu…

Tại sao một nước thuộc thế giới thứ ba như Việt Nam lại có thể chống COVID-19 tốt quá vậy?
Trả lời ngày 5/4/2020 bởi Tom Hannemann, học MBA tại Đại học Melbourne, hiện sống tại Indonesia.
Link: https://qr.ae/pNMGTN
Chú thích: mình dịch bài này vì thấy tay Tom này bị đáp gạch vui quá thôi.
—————————————————–
Theo Coronavirus Update (Live): 1,200,319 Cases and 64,667 Deaths from COVID-19 Virus Outbreak thì tới ngày 5/4, Việt Nam chỉ có 240 ca nhiễm (chỉ tăng 1 ca so với ngày 1/4) và không có ca tử vong nào. Con số này nghĩa là chỉ có 2 ca nhiễm trên mỗi triệu dân.
Nếu tin vào những vào những con số này thì có nghĩa là bạn cũng sẽ tin rằng Ông già Noel, thỏ Easter Bunny và Tiên răng là có thật (mà thực ra thì ta có được phép dùng từ “tiên” trong cái thế giới political correct này không nhỉ?)
Việt Nam mới chỉ xét nghiệm cho khoảng 75.000 người, tương đương khoảng 775 người trên mỗi triệu dân. Các nước khác như Australia đã có hơn 11.000 xét nghiệm trên mỗi triệu dân, Đức có 11.000 xét nghiệm, Hàn Quốc có 9.000, Tây Ban Nha có 7.500, Canada có 8.000, Mỹ có 5.000, Pháp có 3.400.
Con số thống kê của các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Mexico và nhiều nước khác đại đa số là không chính xác. Lấy Trung Quốc làm ví dụ: họ thậm chí còn không báo cáo số người đã được xét nghiệm của nước mình là bao nhiêu. Một số nước có lẽ sẽ cung cấp số liệu thực, nhưng đơn giản là họ không có đủ số bộ kit xét nghiệm để cho ra được con số có ý nghĩa về mặt thống kê.
Một số nước lại không báo cáo số liệu thực để cố chứng minh rằng họ đang chống dịch rất tốt. Những nước như Việt Nam sẽ không đưa ra bất kỳ thông tin nào chứng tỏ thể chế của họ đang vận hành không hiệu quả.
Ví dụ: Indonesia (với dân số khoảng 260 triệu người) báo cáo rằng họ có khoảng 2.100 ca nhiễm. Tuy nhiên, họ mới chỉ xét nghiệm được 29 người trên mỗi triệu dân. Các chuyên gia trong lĩnh vực thống kê cho rằng số ca nhiễm thực tế ở Indonesia đúng ra phải gần 200.000. Nếu tính trên con số này thì số ca tử vong của họ phải khoảng 19.000 (tính theo tỷ lệ tử vong hiện nay).
Việt Nam cũng tương tự. Con số hợp lý của họ sẽ là 125.000 ca nhiễm và 11.000 ca tử vong, chứ không phải chỉ có 240 ca nhiễm.
Hiểu đơn giản thì thông tin ở những nước như Việt Nam và Trung Quốc bị chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ. Họ không báo cáo số liệu thật hoặc không thực hiện đủ số ca xét nghiệm để có được dữ liệu tin cậy (mà cũng có thể là cả hai).
Ấn Độ báo cáo mọi thứ nhưng họ cũng chỉ xét nghiệm được 84 người trên một triệu dân. Họ nói mình có 3.600 ca nhiễm nhưng con số thực tế có lẽ phải cao gấp 10 hoặc 20 lần. Chẳng có lý do gì mà it Ấn Độ và Malaysia lại có số ca nhiễm gần bằng nhau trong khi Malaysia đã xét nghiệm được 1.500 người trên mỗi triệu dân.
Dưới đây là hồi đáp của những người khác về ý kiến trên:
John Powell (8/4/2020)
Tôi đang dạy kèm môn Tiếng Anh cho một sinh viên năm thứ 5 tại Hà Nội. Cậu ta đang thực tập tại 2 bệnh viện ở Hà Nội. Vào ngày 5/4 vừa qua, cả hai bệnh viện đó không ghi nhận thêm ca nhiễm nào. Họ rất ủng hộ các biện pháp chống dịch quyết liệt của chính phủ.
Quan điểm cá nhân của tôi là Việt Nam đã tiến hành những biện pháp rất mạnh tay để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh tới mức thấp nhất. Theo hiểu biết của tôi, nếu chính phủ Việt Nam chống dịch không tốt thì người dân của họ đã làm ầm lên trên mạng xã hội rồi.
Tuy nhiên, tình hình dịch có thể sẽ thay đổi, không ai biết trước được. Đây là một virus rất nguy hiểm.
Ngày 8/4… Hà Nội đã chỉ thị cho các chợ họp ngoài trời (thường bán thịt, cá, rau và hoa quả) đóng cửa trong hai tuần vì lo ngại COVID-19. Không ai biết nguyên nhân của nước đi này là gì nhưng con số trên Worldometer và Johns chẳng hề thay đổi… vẫn chỉ là 251 ca nhiễm và không có ca tử vong.

You may also like

Leave a Comment