Tại sao những người trẻ tuổi ở Đài Loan và Hong Kong lại chống Trung Quốc như vậy trong khi họ thậm chí không nhớ đến những xung đột căng thẳng với Trung Quốc?

by admin
Câu hỏi: Tại sao những người trẻ tuổi ở Đài Loan và Hong Kong lại chống Trung Quốc n…

Tại sao những người trẻ tuổi ở Đài Loan và Hong Kong lại chống Trung Quốc như vậy trong khi họ thậm chí không nhớ đến những xung đột căng thẳng với Trung Quốc?
Trả lời: Thomas Lee
Nguồn: https://qr.ae/pNk7sl
Một số người Hong Kong đổ lỗi cho người Trung Quốc Đại lục về MỌI THỨ.
Từ những năm trước 1997 và vài năm sau mốc 1997, những người đó cảm thấy VƯỢT TRỘI so với người Trung Quốc Đại lục, nhờ sự phát triển kinh tế của Hong Kong diễn ra sớm hơn so với Trung Quốc Đại lục. Họ cảm thấy người Trung Quốc Đại lục là những người họ hàng nghèo đói và ngớ ngẩn ở bên kia biên giới và coi thường người Đại lục.
Hong Kong, từ năm 1997 đến năm 2003, đã trải qua một trong những cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong suốt 150 năm lịch sử, gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nổ ra vào năm 1997. Giá nhà đất giảm tới hơn 70% và thị trường chứng khoán giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Trong cùng thời gian đó, Trung Quốc Đại Lục phát triển RẤT nhanh chóng và NHIỀU người Trung Quốc Đại lục bắt đầu trở nên giàu có và CỰC KỲ giàu có.
Dịch SARS tấn công Hong Kong vào đầu năm 2003 góp phần tàn phá thêm nền kinh tế và sinh kế của người Hong Kong. Khi dịch SARS qua đi, nhằm hồi phục nền kinh tế của đặc khu Hong Kong, chính quyền Trung ương Bắc Kinh đẩy mạnh thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc đến Hong Kong bằng cách đơn giản hoá thị thực, khiến cho hàng triệu người Đại lục đến thăm Hong Kong và mua sắm với giá cả THẤP HƠN, vì Hong Kong là cảng thương mại tự do, hàng hóa được miễn thuế . Kinh tế Hong Kong đã được PHỤC HỒI trong một thời gian rất ngắn, nhờ sức mạnh chi tiêu mới đến từ hàng triệu người Trung Quốc Đại lục ghé thăm Hong Kong mỗi tháng.
Nhược điểm của chính sách này là NHIỀU người Hong Kong từng khinh miệt và coi thường người Trung Quốc Đại lục, đã phải đối mặt với thực tế rằng có MỘT SỐ người Đại Lục giàu có và thông minh hơn họ RẤT NHIỀU. Như thường lệ, khi nền kinh tế phát triển tốt, giá cả sẽ tăng lên. Giá cả của bất động sản, thị trường chứng khoán, các nhu yếu phẩm, TẤT CẢ đều tăng và tăng một cách ĐÁNG KỂ. Ngày càng nhiều người Trung Quốc đại lục thông minh và chăm chỉ du học ở Hong Kong hoặc ở nước ngoài, nhờ năng lực, đã kiếm được công việc tốt ở Hong Kong, và được trả lương cao hơn người Hong Kong,. Người Hong Kong đã BỎ LỠ THỜI CƠ và buộc phải đối mặt với thực tế rằng họ đã trở nên NGHÈO KHỔ HƠN TRƯỚC, ít nhất là so với những người Trung Quốc Đại lục có đủ khả năng đến thăm và làm việc tại Hong Kong. Điều đó gây ra những tổn thương không thể hàn gắn cho NHỮNG người có cảm giác ưu việt so với người Trung Quốc Đại lục.
Nhiều người Hong Kong, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đã chứng kiến nền kinh tế cải thiện, nhưng điều đó chỉ mang lại lợi ích cho những người giàu và thông minh hơn, và bản thân họ phải chịu sự SUY GIẢM mức sống. Sự tức giận và bất bình ngày tăng lên, khi Hong Kong ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc Đại lục và NHIỀU người trẻ Hong Kong KHÔNG đủ sức cạnh tranh ngay tại Hong Kong, thành phố tự do và tư bản nhất trên thế giới.
Do đó, một số “học giả” Hong Kong và các nhà lãnh đạo dư luận trong nhiều năm đã PHÁT MINH một câu chuyện dành cho những người trẻ tuổi, rằng ở Hong Kong mọi thứ tốt hơn nhiều trong thời kỳ thuộc địa của Anh, so với sau khi được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Sự phẫn nộ, tức giận, thất vọng, thiếu hiểu biết đã tích tụ nhiều trong giới trẻ Hong Kong, họ muốn lật đổ chính quyền Hong Kong, giảm ảnh hưởng của chính quyền trung ương Trung Quốc đối với Hong Kong. Họ muốn thực hiện những THAY ĐỔI QUYẾT LIỆT nhằm “cải thiện” Hong Kong, dưới danh nghĩa tự do, nhân quyền và dân chủ. Trên thực tế, hầu hết những thanh niên tin vào “câu chuyện” này đều sinh SAU 1997 và CHƯA BAO GIỜ sống một ngày nào trong thời kỳ thuộc địa.
Kết luận, một số, đặc biệt là những người trẻ tuổi, ở Hong Kong tin rằng trước năm 1997 mọi thứ tốt hơn nhiều so với hiện tại, và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Do đó, họ coi ANH và MỸ sẽ là VỊ CỨU TINH, hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ từ Anh và Mỹ, nhằm lật đổ chính phủ Hong Kong và Trung Quốc, nhằm biến Hong Kong thành “DREAMLAND” dưới sự ảnh hưởng và kiểm soát của PHƯƠNG TÂY..
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan.
Trong suốt 20 năm qua, Đài Loan đã biến đổi từ một nền kinh tế năng động, đầy hy vọng và sôi động trở thành một nền kinh tế trì trệ và khủng hoảng.
Tại sao?
Do có quá nhiều VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ. DPP (Democratic Progressive Party) – Đảng Dân Chủ Tiến bộ – đảng chính trị hiện đang nắm quyền là một CHUYÊN GIA trong việc giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, nhưng là một kẻ NGHIỆP DƯ trong việc điều hành Đài Loan, một đất nước hoặc một tỉnh theo cách gọi của Trung Quốc Đại lục, mặc dù họ đã nắm quyền trong nhiều năm.
DPP tập trung NHIỀU năng lượng của họ vào chính trị, tính đúng đắn chính trị và khả năng tái cử hơn là điều hành chính phủ có hiệu quả. Họ sợ làm mất lòng cử tri của mình đến nỗi họ đã từ chối dấn thân vào bất cứ điều gì có thể gây ra tranh luận và tranh cãi. Họ cũng dành RẤT NHIỀU năng lượng để tấn công đối thủ của họ, KMT (Kuomintang – Quốc Dân Đảng) và cả Trung Quốc Đại lục thay vì đưa ra các sáng kiến mũi nhọn nhằm đưa Đài Loan phát triển hơn nữa. Họ ĐỔ LỖI mọi thứ lên những người khác, đặc biệt là Trung Quốc và Quốc Dân Đảng.
Mục tiêu cuối cùng của DPP là hoàn toàn tách khỏi Trung Quốc và trở thành một quốc gia độc lập. Bên cạnh việc tấn công KMT và Trung Quốc, họ cũng liên tục luồn cúi Hoa Kỳ với hy vọng tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Hoa Kỳ cho nền độc lập của Đài Loan, đôi khi CHỐNG lại lợi ích của chính phủ Đài Loan và người dân Đài Loan, ví dụ như trong việc mua vũ khí quân dụng và thịt lợn nuôi bằng thuốc.
Đài Loan xuất khẩu khoảng 40% tổng lượng hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong. Bên cạnh thương mại, Đài Loan cũng phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang ở trạng thái tồi tệ của mình. Thái độ thù địch công khai của DPP đối với Trung Quốc và sự “gần gũi” với Hoa Kỳ đã khiến Đài Loan đánh mất rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế, dẫn đến làm tổn hại đến thị trường việc làm nói chung. Sinh viên tốt nghiệp đại học của Đài Loan nổi tiếng với việc kiếm được rất ít tiền, với mức lương 24.000 NTD, hay 800 USD hàng tháng, rõ ràng là đã hạn chế khả năng vươn lên của nhiều người.
Tóm lại, Đài Loan đã bị tổn thương sâu sắc khi tập trung vào chính trị hơn là phát triển kinh tế và con người, và đang suy thoái nhanh chóng với việc người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo sẽ nghèo gần như mãi mãi. Thật không may, có vẻ như Đài Loan sẽ không sớm quay đầu lại.



You may also like

Leave a Comment