Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH – Socialism) được áp dụng vào Việt Nam như thế nào?

by admin
Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH – Socialism) được áp dụng vào Việt Nam như thế nào?How is Soc…

Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH – Socialism) được áp dụng vào Việt Nam như thế nào?
How is Socialism being implemented in Vietnam?
Trả lời: Phan Nhật Tuyên – Admin của Vietnam – The Rising Dragon
https://qr.ae/pNkRJP
Cảnh báo: bài dài (hoặc vì mình dịch hỏi mỏi tay nên mình nghĩ nó dài)
Trong bài đôi chỗ mình dịch không chuẩn vì thiếu kiến thức, đừng ngại ngần comment chỉ cho mình chỗ nào mình tào lao.
Cảm ơn vì đã hỏi câu này.
Một vài người cũng đã từng hỏi tôi điều này, nhưng vì công việc khá là bận rộn, tôi sẽ cố gắng trả lời bạn nhanh nhất có thể với hết khả năng của mình.
Trước khi vào vấn đề: vì đây là câu hỏi về Việt Nam, tối sẽ đặt trọng tâm về CNXH ở Việt Nam.
Cảnh báo: đọc và suy ngẫm về chính trị quá nhiều có thể làm bạn căng thẳng, tôi khuyến nghị bạn nghe bản nhạc này trong lúc tiếp nhận câu trả lời của tôi.
https://www.youtube.com/watch?v=2vIwC5D9bCg&feature=emb_logo
Đầu tiên, tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện của một nhà báo Mỹ người đã từng ở lại Việt Nam rất lâu, từ năm 2000 đến 2020, ông muốn tìm hiểu CNXH đã được áp dụng ở Việt Nam như thế nào. Ông ấy là: Andre VItchek
https://countercurrents.org/2020/07/the-tremendous-but-secret-success-of-socialist-vietnam/
Một trong những câu chuyện “hài hước” mà người Mỹ thường dùng để giải thích về chiến tranh Việt Nam rằng thì đây là cuộc chiến để chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS) cũng như bảo vệ tất cả các quốc gia chống lại sự xâm chiếm của CNCS bởi vì họ tin rằng chúng tôi đã cố gắng để truyền bá CNCS ra bên ngoài theo thuyết Domino của họ.
Nhưng chắc là họ cũng sẽ ngạc nhiên rằng tôi thấy mừng là các quốc gia bên cạnh đã không đi theo con đường của chúng tôi, bởi vì điều đó giúp chúng tôi phát triển nhanh hơn để bắt kịp họ, và không chỉ có tôi mà Andre cũng nghĩ thế. Buồn thay, ông đã qua đời, vậy nên để giúp ông tự đưa ra ý kiến của bản thân, tôi mang đến cho các bạn đường dẫn đến tài liệu của ông ở phía trên câu trả lời.
Những đất nước đó không rơi vào chiến tranh, nhưng chỉ sau 20 năm, Việt Nam đã gần bắt kịp họ. Bạn cũng có thể nhìn vào mô hình CNXH với quy mô lớn hơn ở Trung Quốc, sau đổi mới, nền kinh tế của họ giờ chỉ đứng sau Hoa Kỳ trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Và nước Nga bây giờ lại đi theo Tư Bản Chủ Nghĩa, nếu điều đó là lý do cho sự giàu có, tại sao họ lại nghèo hơn Trung Quốc? Có điều gì đó không đúng ở đây.
Điều thứ hai, CNXH là gì? Nó giống hay khác với CNCS?
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần đi ngược về quá khứ.
Nó RẤT khác biệt.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, chúng ta đi theo các bậc được miêu tả ở hình bên dưới: (H1)
(Tóm tắt hình)
Chiếm Hữu Nô Lệ -> Chế độ Phong Kiến -> CNTB -> CNXH -> CNCS
Giờ hãy nhìn vào bức tranh và tìm giúp tôi vị trí của CNXH. Thứ nằm giữa Phong Kiến và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, bạn thấy không, là CNTB.
Từ CNTB đến Chủ Nghĩa Cộng Sản Hoàn Toàn là CNXH
Định nghĩa CNXH một cách thuần túy:
CNXH thuần túy là một hệ thống kinh tế bao gồm các nền kinh tế riêng lẻ, mà mỗi trong số đó là các chính phủ được bầu cử dân chủ, được xác lập bằng sự chia sẻ công bằng giữa các yếu tố của nền sản xuất – kinh tế: lao động sản xuất, giao thương, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên. Xét về bản chất, CNXH được phát trên nền tảng rằng mọi người bản thân đều muốn hợp tác nhưng bị sự cạnh tranh tự nhiên của CNTB ngăn cản làm điều đó.
Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy so sánh CNXH và CNCS (H2):
– Về nguyên lý cơ bản:
+ CNCS: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
+ CNXH: Làm theo năng lực, hưởng theo thành quả
– Về kế hoạch kinh tế: Cả hai đều được điều hành bởi chính phủ
– Về sở hữu tài nguyên kinh tế:
+ CNCS: Tất cả các nguồn lực tài nguyên là công cộng và được kiểm soát bởi chính phủ. Không có tư hữu về đất đai và tài sản.
+ CNXH: Xác lập tư hữu với đất đai nhưng tất cả tư liệu sản xuất là sở hữu toàn dân đại diện bởi một chính phủ được bầu ra dân chủ. (ND: đoạn này nếu mình dịch sai, phiền các bạn chỉnh giúp)
– Về phân chia sản phẩm:
+ CNCS: sản phẩm sản xuất đáp ứng được tất cả các nhu cầu cơ bản của con người và được phân phát toàn dân không phải trả giá.
+ CNXH: sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của cá nhân và xã hội, được phân chia dựa vào khả năng và đóng góp cá nhân.
– Về phân chia giai cấp:
+ CNCS: xóa bỏ giai cấp, khả năng có thu nhập cao hơn người khác là không thể
+ CNXH: giai cấp vẫn tồn tại, nhưng khác biệt dần được thu hẹp. Vẫn còn có khả năng người này thu nhập cao hơn người khác.
– Về tôn giáo:
+ CNCS: tôn giáo bị loại bỏ triệt để
+ CHXH: tự do tôn giáo
Về sự giống nhau, cả hai hình thái đều được phát triển trên cùng nguồn cơn chống lại sự khai thác quá đà sức lao động của nền kinh tế hàng hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp. Cả hai đều tiến đến nền kinh tế tập trung với tất cả sản xuất, dịch vụ đều nằm dưới sự điều hành của chính phủ hoặc công đoàn hơn là mô hình kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, chính phủ còn giữ vai trò chính trong việc lên kế hoạch, bao gồm cả cung ứng và nhu cầu.
Về sự khác biệt, dưới chế độ Cộng Sản, người dân được phát hay cung cấp vật phẩm dựa vào nhu cầu của họ. Trong một xã hội Cộng Sản đơn thuần, chính phủ sẽ bao cấp phần lớn hoặc tất cả thức ăn, áo quần, nhà cửa và các nhu yếu phẩm khác được xem là cần thiết cho nhu cầu của người dân. CNXH được xây dựng trên tiền đề rằng mọi người sẽ nhận được dựa vào đóng góp của họ đối với nền kinh tế. Hiệu quả và sáng tạo theo đó trở thành điểm sáng của CNXH.
Link 3: những điểm khác biệt giữa CNCS và CNXH
(https://www.thoughtco.com/difference-between-communism-and-socialism-195448)
CNXH là hệ thống kinh tế mà ở đó, mọi người trong xã hội đều được sử hữu các yếu tố sản xuất một cách công bằng. Quyền sở hữu được chuyển nhượng thông qua một chính phủ được bầu cử dân chủ. Nó cũng có thể là một hợp tác xã hoặc các tập đoàn quốc doanh mà mọi người đền giữ cổ phần. Là một nền kinh tế tập trung, một chính phủ CNXH quy hoạch việc sử dụng lao động để phân phối nguồn lực dựa trên như cầu của các cá nhân cũng như toàn xã hội. “Sản lượng kinh tế sẽ được phân chia dựa theo khả năng và sức đóng góp của cá nhân”.
Vào năm 1980, tác gia, nhà xã hội học người Mỹ Gregory Paul đã thể hiện lòng thành kính của mình với Marx bằng việc đúc kết CNXH bằng những cụm từ bình dị: làm theo năng lực, hưởng theo đóng góp. Từ đây, tôi đi đến kết luận rằng CNXH không như CNCS khi phân phát sản phẩm không dựa vào nhu cầu mà dựa vào khả năng của bạn, nó công bằng hơn.
Từ suy nghĩ của mình, tôi muốn giải thích để bạn dễ hiểu hơn: CNXH là những quy tắc xã hội được áp dụng với công dân của đất nước để mang đến sự nhiều lợi ích hơn cho xã hội.
-(*) Nó phản ánh quyền của công dân trong việc chống độc quyền sản xuất: hệ thống kinh tế nơi mọi người trong xã hội được công bằng sử hữu các yếu tố sản xuất.
-(**) Nó phản ánh quyền của công dân trong việc thực sự làm chủ đất nước mình: “quyền sở hữu được chuyển nhượng thông qua một chính phủ bầu cử dân chủ”
– (***)”Một nền kinh tế chỉ huy, chính phủ sử dụng lao động thông một các tập trung có kế hoạch”, tôi sẽ giải thích điều này trong trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc.
– (****)Làm theo năng lực, hưởng theo thành tích
– (*****)Thêm một điều mà tôi gọi là “Chủ Nghĩa Xã Hội Xanh Lá “, nghĩa là nó thân thiện với môi trường.
Xong phần giải thích định nghĩa.
Thắc mắc?
“Liệu CNXH có đồng nghĩa với một xã hội thiếu ổn định, thiếu tiền tài, trì trệ?”
CÓ và KHÔNG
Chủ Nghĩa Xã Hội có thể không có một khuôn mẫu nhất định, những tôi sẽ chia nó ra làm hai nhóm chính: CNXH theo Thị Trường và CNXH không theo Thị Trường.
Ở một nền kinh tế CNXH phi thị trường, câu trả lời là CÓ, nó thiếu tiền bạc.
“CNXH không theo Thị Trường sẽ thay thế yếu tố giao thương và tiền bạc bằng hiện vật thông qua nền kinh tế kế hoạch hóa và các tiêu chí được tính toán bằng kỹ thuật, từ đó sinh ra cơ chế kinh tế khác hoạt động khác biệt dựa trên các quy luật kinh tế khác biệt và năng động hơn so với những yếu tố trên của sản xuất TBCN. Một nền kinh tế CNXH phi thị trường loại bỏ sự yếu kém và khủng hoảng thường xuất hiện kèm với quá trình tích lũy tư bản và hệ thống sinh lợi nhuận của CNTB. Những nhà nghiên cứu CNXH tranh luận, dựa vào các bài toán kinh tế, về tính khả thi và các cách thức phân bổ nguồn lực cho hệ thống CNXH có kế hoạch.”
Ở một nền kinh tế CNXH theo thị trường, KHÔNG, CNXH vẫn cần tiền. Bạn vẫn có lãnh thổ (ổn định), nghĩa là vẫn có thể trao đổi (tiền) và thu được lợi nhuận (tiền công và tiền thưởng).
“Bằng sự cạnh tranh, nền kinh tế thị trường XHCN giữ lại công năng của tiền tệ, các yếu tố thị trường và một số lợi ít thúc đẩy phát triển, bên cạnh việc tôn trọng sự vận hành của các doanh nghiệp công và sự phân bổ tư liệu sản xuất giữa chúng. Lợi nhận được sinh ra bởi các doanh nghiệp sẽ được kiểm soát trực tiếp bởi lực lượng lao động của từng doanh nghiệp hoặc được tích lũy cho xã hội cho các dịch vụ công cộng”
Xem qua ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Socialism
Vậy nên đây là một tuyên truyền không đúng về các đặc điểm của CNXH (Hình 3): https://www.socialiststudies.org.uk/article%20moneyless.shtml
Nhìn vào bức tranh của Winston Churchill, có vẻ ông ta rất gắt gỏng với một thứ mà ông không hiểu rõ. Có thể đất nước của bạn giàu có, nhưng nhân dân của bạn thì chưa hẳn.
Tôi đã nghe rất nhiều Việt Kiều Mỹ nói rằng họ yêu nước Mỹ bởi vì sự an toàn cộng đồng, hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm xã hội,… Tôi thấy thương hại họ, liệu họ có biết là Trump rất ghét những chính sách đó? Những chính sách thực sự của CNXH được chính quyền Tư Bản áp dụng để giữ cho xã hội tồn tại.
Cũng tức là những người Việt Kiều Mỹ đó không hề yêu Hợp Chúng Quốc mà chính họ lại yêu “Chủ Nghĩa Cộng Sản”, “Chủ Nghĩa Xã Hội”. Thật buồn cười. (H3)
Nhìn vào bức tranh trên, Chúa ơi, họ tin vào quyền lợi của trẻ em, nghĩa là họ có thể di cư đến đó và sinh càng nhiều càng tốt. Một số người thậm chí còn sử dụng những định nghĩa của Cộng Sản lên Hoa Kỳ. Thật là những con người được tẩy não một cách trọn vẹn.
Theo Karl Marx trong Lý thuyết về Đấu Tranh Giai Cấp: Giai cấp Vô Sản và Cách Mạng, giai cấp tư sản sẽ đánh mất quyền lực của mình nếu nó không giải quyết được những mâu thuẫn trong đấu tranh giai cấp: https://www.socialistalternative.org/2018/05/05/karl-marxs-theory-class-struggle-working-class-revolution/
Những nước Tư Bản đã đến điểm chết của mình vào năm 1930, khi mà lượng vật phẩm đã vượt qua nhu cầu của con người, không ai còn đủ tiền để mua https://www.theguardian.com/society/2017/mar/11/1930s-humanity-darkest-bloodiest-hour-paying-attention-second-world-war
Và rồi sau sự xuất hiện của Cách Mạng tháng Mười ở Nga, say này chuyển thành Liên Xô, các quốc gia TBCN cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng những cách khác nhau.
Một vài quốc gia sử dụng hệ thống thuộc địa để giải quyết vấn đề như Pháp, Anh.
Những quốc gia không có thuộc địa, họ đi theo con đường phát-xít.
Hoa Kỳ, với sự phù hộ của Chúa, cũng gặp những vấn đề tương tự, nhưng bởi vì chiến tranh diễn ra và cần nhiều nhu yêu phẩm để duy trì, Mỹ đã bán ra rất nhiều hàng hóa và trở thành quốc gia giàu nhất thế giới sau Thế Chiến II. Nhưng dù cho nó giải quyết được mâu thuẫn, giới Tư Bản ở Mỹ hiểu rằng thế giới đang thay đổi, và để tồn tại, họ cần thay đổi.
Vậy là họ học từ các chính sách của Cộng Sản và ban hành các chính sách của CNXH để giảm thiểu mâu thuẫn. “Trong lịch sử Hoa Kỳ, CNXH chưa từng đạt được thành công như một phong trào chính trị. Nó đạt được đỉnh cao vào năm 1912, khi ứng viên tổng thống của Đảng Xã Hội đạt được 6% số phiếu bầu. Nhưng cùng lúc đó, Hoa Kỳ lên chương trình đưa các chính sách của CNXH như y tế, an ninh công cộng vào thực thi”.
https://www.history.com/news/socialism-communism-differences
Để kết thúc mấy câu chuyện hài hước này trước khi tiếp tục vào chủ đề: https://www.nytimes.com/2019/06/12/us/politics/democratic-socialism-facts-history.html
Đây là những hiểu biết căn bản để bạn có thể bắt đầu với CNXH ở Việt Nam.
Để áp dụng các chính sách CNXH như tôi nói ở trên cần rất nhiều tài nguyên, tiền, công nghệ, … Nếu không, bạn không thể làm gì ở Việt Nam.
Vậy mà, chúng tôi đã có gì ở nơi này – Việt Nam? Một xã hội phong kiến nghèo nàn, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và cuối cùng bị đô hộ bởi thực dân Pháp.
Trong lý thuyết Mác-xít, để trở thành một đất nước XHCN, quốc gia của bạn phải phát triển và giàu có, ví dụ “bạn phải trải qua chế độ TBCN trước”.
Việt Nam rõ ràng không phải là một đất nước phát triển và giàu có.
Vậy nên ĐCS Việt Nam đã chọn nền kinh tế thị trường – kinh tế Tư Bản (KTTT) để phát triển một cách nhanh nhất các nguồn lực và tiến lên CNXH.
Cần chú ý, KTTT không phải thuộc sở hữu riêng của CNTB, và ta cũng không cần phải sợ hãi CNTB trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
KTTT đã tồn tại trong hình thái Chiếm Hữu Nô Lệ (không chỉ là ở CNTB), nhưng cơ chế sản xuất đó đã được phát triển cao nhất ở CNTB.
Và không có một nền kinh tế nào có thể phát triển nhanh sản xuất nhanh hơn CNTB. Có một vài hình mẫu để phát triển dựa trên lợi thế của CNXH vào thời điểm đó (dựa vào chính sách của từng quốc gia), nhưng chúng tôi chọn KTTT định hướng XHCN vì đó là cách phát triển nhanh nhất:
– Thị Trường tự do: giới tư sản muốn hưởng lợi từ điều này, thường diễn ra ở các quốc gia TBCN.
– Thị Trường Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialism Market – áp dụng ở Đức): sử dụng công cụ kinh tế thị trường nhưng đặt thêm một số chính sách lên con người như an sinh xã hội.
“Nền kinh tế thị trường xã hội (SOME – social market economy, soziale Marktwirtschaft), hay còn được gọi là CNXH Thị Trường (Rhine capitalism, social capitalism, socio-capitalism) là một mô hình kinh tế xã hội kết hợp giữa thị trường tự do của CNTB với những chính sách xã hội để thiết lập sự cạnh tranh công bằng giữa thị trường và hệ thống an sinh xã hội”.
Bạn có thể tham khảo ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Social_market_economy
– Kinh tế thị trường định hướng XHCN: được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc.
“ĐCS Việt Nam duy trì nền KTTT định hướng XHCN gắn với quan điểm về phát triển kinh tế của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa duy vật lịch sử, CNXH chỉ có thể xuất hiện khi các điều kiện vật chất và các mối quan hệ xã hội được thiết lập phù hợp. Mô hình KTTT định hướng XHCN được xem là bước đi then chốt để đạt được sự phát triển kinh tế và hiện đại hóa cần thiết cũng như đồng thời tồn tại và hưởng lợi từ quá trình thương mại hóa toàn cầu. ĐCS Việt Nam đã tái khẳng định cam kết của họ trong quá trình phát triển nền kinh tế XHCN qua quá trình Đổi Mới”.
“Nền KTTT định hướng XHCN là một sản phẩm của quá trình Đổi Mới, kéo theo sự thay thế cơ chế sản xuất theo kế hoạch tập trung sang nền sản xuất theo nhu cầu thị trường kết hợp với nền kinh tế với ưu thế sản xuất từ các doanh nghiệp quốc doanh. Những thay đổi này diễn ra để cho phép Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ “định hướng XHCN” đã được dùng để nhấn mạnh sự thật rằng Việt nam chưa trở thành một nước XHCN và đang trong giai đoạn xây dựng nền móng cho hệ thống CNXH trong tương lại. Mô hình này tương tự như một hình KTTT XHCN được sử dụng ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”
https://en.wikipedia.org/wiki/Socialist-oriented_market_economy#cite_note-links.org.au-1
Điều này đã được xác nhận bởi lãnh đạo của chúng tôi – TBT Nguyễn Phú Trọng.
Khái niệm CNXH dựa theo (*), (**), (***), (****), (****) được áp dụng ở Việt Nam với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Để đạt được điều đó, ĐCS Việt Nam đã chọn KTTT định hướng XHCN bởi vì:
1. Nó giúp Việt Nam đạt được phát triển kinh tế nhanh nhất từ vị thế một nước nghèo.
2. Bởi vì KTTT có những luật riêng, nó được vận hành bởi các quy tắc thị trường như “lợi nhuận lên hàng đầu”, mọi người sẽ chạy theo lợi nhuận. Vật nên nó cần được điều chỉnh bởi các chính sách định hướng của ĐCS Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu trên.
Chú ý rằng chúng tôi không ghét bỏ CNTB bởi hệ thống kinh tế đó có nhiệm vụ riêng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Không một hình thái kinh tế nào có thể phát triển nhanh bằng CNTB, vậy nên chúng tôi để các yếu tố tư bản vận hành nhằm giúp Việt Nam trở nên giàu mạnh.
Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng kinh tế TB có nhiều ưu điểm cũng như tồn tại, KTTT có những quy luật để vận hành và chúng tôi cũng cần những chính sách để giảm thiểu những mặt tối của nó như sự phân biệt giàu nghèo.
https://en.wikipedia.org/wiki/Socialist-oriented_market_economy#cite_note-links.org.au-1
3. Làm sao để chúng tôi tổ chức một nền KTTT định hướng XHCN?
Chúng tôi sử dụng chính sách kinh tế mới (NEP: New Economic Policy, новая экономическая политика)
https://en.wikipedia.org/wiki/New_Economic_Policy
Vào năm 1921, chính quyền Liên Xô mới được thành lập vừa thoát khỏi cuộc nội chiến, giữa vô vàn khó khăn bởi sự bao vây của các nước tư bản đế quốc, với một đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng, Lê-nin đã giới thiệu chính sách kinh tế mới. Đây là một chính sách đột phá về kinh tế – một chính sách xây dựng kinh tế trong hòa bình, theo Lê-nin, là một bước quan trọng trong lý luận để xây dựng CNXH trong thực tế.
Từ việc so sánh đánh giá, tình trạng của Việt Nam những năm 80 của thế kỷ II có nhiều đặc điểm tương đồng với Liên Xô trong những năm 20. Trong điều kiện đó, nhiều luận điểm của NEP đã được triển khai và đạt thành tựu trong quá trình Đổi Mới của Việt Nam 65 năm sau (tính từ 1921), từ đại hội VI của ĐCS.
Và cũng như NEP, khởi nguyên của quá trình Đổi Mới là điều đầu tiên và quan trọng nhất cho những cải cách tư duy trong các ngành kinh tế: thông qua những biện pháp mạnh, phát triển sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, thông thương, từng bước chuyển cơ chế quản lý kinh tế từ cũ sang mới với các thể chế phù hợp với quy tắc thị trường, phát triển đa ngành nghề, tăng cường xuất nhập khẩu và ngoại thương,…
Vậy nên tôi sẽ đi đến kết luận quá trình hoạt động của nền KTTT với NEP:
– Là một nền kinh tế hỗn hợp, được vận hành dưới cơ chế thị trường và các quy định của nhà nước.
– Trở thành một nền kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với vai trò điều hành của nhà nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
– Phân phối xã hội được thực hiện dựa vào kết quá , năng suất lao động, song song với sự đóng góp xã hội dựa vào đầu tư và các nguồn lực khác, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội.
– Trở thành một nền KTTT được dẫn dắt bởi ĐCS Việt Nam, các chính sách xã hội của chính phủ được ban hành nhằm quản lý và chỉnh đốn với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn mình.
– Một nền kinh tế hiện đại và hội nhập
Chi tiết của nó quá dài, tôi sẽ tiếp tục từ đây khi tôi có thời gian… (ND: thực ra chúng ta đều hiểu những cụm từ “có thời gian”, “lúc nào đó”, “để rảnh rỗi”…)
Về sự khác biệt giữa CNXH và việc áp dụng nó ở Việt Nam và Trung Quốc, ta có thể tham khảo ở đây http://links.org.au/node/14.



You may also like

Leave a Comment