IKIGAI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHIẾC BIỂU ĐỒ VENN

by admin
IKIGAI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHIẾC BIỂU ĐỒ VENN(Lược dịch)link.medium.com/Mya81eOfx9#med…

IKIGAI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHIẾC BIỂU ĐỒ VENN
(Lược dịch)
link.medium.com/Mya81eOfx9
#medium #MDVN #lifestyle #KL13
Ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản, ikigai là một khái niệm đang bị hiểu sai rất nhiều. Hàng triệu người tin ikigai là một bộ khung 4 câu hỏi và là “bí quyết của người Nhật” để có cuộc sống lâu dài và hạnh phúc.
Hàng triệu blogger về sống khỏe (wellness), chuyên gia khai vấn (life coach) và các quản lí nhân sự đã chia sẻ những thông tin được cho là nói về ikigai, trình bày dưới dạng một biểu đồ Venn. Biểu đồ này được tạo ra bởi một người nào đó, không phải là người Nhật, có được kiến ​​thức duy nhất về khái niệm ikigai từ một buổi TED Talk.
Ikigai KHÔNG phải:
• một biểu đồ Venn
• một khái niệm có nguồn gốc từ Okinawa
• bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật
Đọc được điều này có thể khiến bạn thất vọng. Nhưng bạn nên hài lòng khi khám phá ra rằng, ikigai còn vượt lên trên những gì được mô tả trong “Biểu đồ Venn Ikigai” và nó thực sự có thể giúp bạn tìm thấy mục đích và ý nghĩa cuộc đời, vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp hay công việc.
Ikigai là một từ bao gồm 2 phần, iki và gai
  • Iki đến từ động từ ikiru: sống – liên quan đến đời sống hàng ngày
  • Gai: giá trị, đến từ từ ‘kai’, là cái vỏ sò trong tiếng Nhật
Trong thời Heian (794 – 1185), vỏ sò từng vô cùng có giá. Chúng được tô vẽ lên và sử dụng trong trò chơi Kaiawase – tìm vỏ sò. Trò chơi này phổ biến trong giới quý tộc Nhật Bản, do đó nó liên hệ với giá trị của từ này.
Gai là một tiền tố thường được sử dụng cùng các động từ khác, chẳng hạn:
  • Yarigai – giá trị của việc làm (yaru – làm)
  • Hatarakigai – giá trị của làm việc (hataraku – làm việc/ work)
  • Asobigai – giá trị của việc chơi (asobu – chơi)
  • Shinigai – giá trị của việc chết đi (shinu – chết)
“Gai” liên quan đến giá trị từ việc làm, vậy nên định nghĩa ngắn gọn của ikigai có thể là “giá trị mà một người tìm thấy trong cuộc sống thường nhật”.
Đối với người Nhật Bản, Ikigai là một từ thông dụng trong trò chuyện, không có sự cường điệu hay huyên náo như khi phương Tây nhắc đến nó. Trong khi khái niệm Ikigai quan trọng, bản thân từ này không phải là thứ mà người Nhật Bản sẽ dành sự chú ý đặc biệt trong khi nói chuyện.
Ikigai – Hiểu sai
Như giờ đây bạn đã hiểu, Ikigai không phải là sự hội tụ của 4 yếu tố liên quan đến nghề nghiệp bao gồm làm
  • thứ bạn yêu thích
  • thứ thế giới cần
  • thứ bạn làm giỏi
  • thứ mang lại thu nhập
Người Nhật không đi theo khung này hay suy ngẫm về 4 câu hỏi đó khi nghĩ về Ikigai của họ. Nếu bạn có đưa “Biểu đồ Venn Ikigai” cho một người Nhật xem, họ hẳn sẽ bộc lộ sự bối rối và ngạc nhiên.
Trong khi đây là một framework hữu ích, nó không có nguồn gốc từ nước Nhật, và nó cũng không có liên quan gì đến ikigai. Cùng lắm chúng ta có thể nói rằng đây là cách diễn giải của phương Tây. Nhưng sự thật là, nó là kết quả từ một ý tưởng của một người nhằm đem hai khái niệm, một trong số đó người đó chưa hiểu, gộp làm một.
Nguồn gốc của Biểu đồ Venn
Framework “làm việc bạn thích, thành thạo, thế giới cần và bạn có thể kiếm thu nhập từ nó” được làm nên bởi nhà chiêm tinh Andres Zuzunaga. Nó ra mắt lần đầu tiên vào năm 2012 trong cuốn sách Qué Harías Si No Tuvieras Miedo (Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ ?) của tác giả Borja Vilaseca. Tác giả của biểu đồ Venn này là Andres Zuzunaga. Tôi đã phỏng vấn Andres, và anh ấy tiết lộ rằng Sơ đồ Venn “Mục Đích” của mình thực ra được lấy cảm hứng từ việc nghiên cứu các biểu đồ sinh (natal charts). Như vậy, cảm hứng của sơ đồ Venn này đến từ các vì sao, chứ không phải nước Nhật.
Nếu bạn muốn công nhận công lao một cách xác đáng, thì ” Biểu Đồ Venn Zuzunaga Về Mục Đích” nên là được đặt cho để nhắc đến framework này. Bạn có thể thấy thiết kế của framework gốc trong tiếng Tây Ban Nha. Có lẽ vấn đề với sơ đồ Venn của Andres là anh ấy đã không đặt đúng tên cho nó.
“Sơ đồ Ikigai Venn” ra đời khi doanh nhân Marc Winn nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng hay nếu hợp nhất sơ đồ Venn Mục Đích (Purpose) nêu trên với Ikigai và chia sẻ ở một bài đăng blog. Vào thời điểm đó, kiến thức duy nhất của anh ấy về ikigai là từ bài nói chuyện Ted của Dan Buettner (“How to Live To Be 100+)
Marc đăng bài cùng hình ảnh trên website của mình vào ngày 14/5/2014. Sau đó, hàng triệu người đã chia sẻ và sao chép nó.
Cùng với đồ họa Ikigai của mình, Marc viết: “Sau khi đã dành phần lớn thời gian trong vài năm qua giúp đỡ hàng chục doanh nhân tìm thấy ikigai của họ, và cùng lúc tìm kiếm ikigai của riêng tôi, giờ đây tôi có thể hình dung nơi nó thuộc về. (…) Ikigai của bạn nằm ở vị trí trung tâm của các vòng kết nối. Nếu bạn đang thiếu tại một khu vực nào đó, bạn đang bỏ lỡ tiềm năng trong cuộc sống. Không những thế, bạn đang bỏ lỡ cơ hội sống lâu và hạnh phúc.”
Giờ thì các bạn đã hiểu, đây hoàn toàn là hình dung của cá nhân Marc về ikigai, chứ không phải ý nghĩa của khái niệm này đối với người Nhật.
Trên thực tế, bạn có thể nghe thấy điều đó đến từ chính Marc trong video này (youtu.be/AC6vtCqwjLM)
Tôi đã có dịp phỏng vấn Marc trong podcast Ikigai của tôi. Marc tiết lộ, anh ấy chỉ cần dành ra 45 phút để viết bài và nó như là “một ý tưởng nảy ra trong tôi trong một khoảnh khắc, tại một thời điểm.” Trong một bài đăng nối tiếp, Marc viết: “Vào năm 2014, tôi viết một bài đăng với chủ đề Ikigai. Trong bài đó, tôi kết hợp 2 khái niệm để tạo ra một thứ mới. Về cơ bản, tôi đã hợp nhất một biểu đồ Venn về ‘mục đích’ với khái niệm Ikigai của Dan Buettner có liên quan đến việc sống đến hơn 100 tuổi. Toàn bộ việc tôi cố gắng làm là thay đổi một từ ngữ trên một biểu đồ và chia sẻ một meme “mới” với thế giới.”
Nhưng buồn cười ở chỗ, trong bài TED Talk của mình, Dan Buettner nêu ra ba ví dụ về những người bách niên thực hành ikigai của họ khi tìm mục đích và ý nghĩa trong gia đình và cộng đồng. Họ làm khác hẳn với những gì mà biểu đồ ikigai Venn của Marc đã mô tả – một khung hướng dẫn các doanh nhân tạo nên công việc kinh doanh có mục đích.
Điều này đã nêu bật một thông tin rất quan trọng: đối với người Nhật, Ikigai không có liên quan gì tới việc kiếm tiền.
Đối với người Nhật, từ ‘ikigai’ thường được sử dụng để chỉ nguồn gốc của giá trị trong cuộc sống hay những thứ làm cho cuộc sống đáng sống. Theo như nhà thần kinh học, đồng thời là một tác giả người Nhật, Ken Mogi thì ikigai là một phổ (spectrum) bao gồm trong đó tất cả những thứ chúng ta trân trọng, từ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống cho đến việc theo đuổi các mục tiêu có tính định nghĩa cuộc đời.
Noriyuki Nakashi, người có bằng Tiến sĩ Y tế Công cộng, từ Đại học Osaka, viết: “Ikigai mang tính cá nhân: nó phản chiếu nội tâm của một cá nhân và thể hiện nội tâm đó ra một cách trung thực.”
Ikigai, là mong cầu (desire) ở mức độ cao nhất, có thể được coi một cách căn bản là quá trình đào sâu tiềm năng bên trong của một người và là thứ khiến cuộc sống trở nên quan trọng, và đây là thứ trải nghiệm con người phổ quát mà chúng ta đều ước ao đạt được.
Mặc dù bị hiểu sai thành “bí quyết từ Nhật Bản” để có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, người ta tin rằng ikigai có thể đóng góp vào sức khỏe bởi nó liên quan mật thiết đến sự sáng tạo và không thể thiếu để xây dựng well-being (ND: trạng thái khỏe mạnh, hạnh phúc)
Năm Trụ cột trong Ikigai
Nếu bạn đang tìm kiếm khung để thực hành thì bạn có thể dùng Khung 5 trụ cột của Ken Mogi từ cuốn sách của ông, The Little Book of Ikigai
Năm trụ cột của Ikigai:
• Trụ cột 1: Bắt đầu nhỏ
• Trụ cột 2: Giải phóng bản thân
• Trụ cột 3: Hài hòa và bền vững
• Trụ cột 4: Niềm vui từ những điều nhỏ bé
• Trụ cột 5: Ở tại đây và tại lúc này
Trong cuốn sách của mình, Ken nói rằng, 5 trụ cột có thể được sử dụng làm nền tảng tạo điều kiện cho ikigai của bạn phát triển. Ken cũng nói rằng 1. Việc hướng vào đứa trẻ bên trong con người mình, 2. sự chủ động và quan trọng nhất, 3. chấp nhận bản thân, sẽ giúp chúng ta tìm thấy ikigai của mình.
Sau cùng, bí quyết lớn nhất của ikigai phải là sự chấp nhận bản thân – việc một người có thể ngẫu nhiên có được những đặc điểm riêng biệt từ lúc sinh ra không quan trọng. Không có cách duy nhất, tối ưu để đạt được ikigai. Mỗi người phải tìm kiếm ikigai của riêng mình, trong vô số những tính cá nhân riêng biệt của chúng ta.
Lấy cảm hứng từ khuôn khổ năm trụ cột của Ken Mogi và các nghiên cứu khác tôi thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với một số giảng viên ĐH Nhật Bản và tác giả Nhật, tôi (Nicholas Kemp) đã tạo một biểu đồ Venn để thể hiện ý nghĩa của ikigai đối với người Nhật là như thế nào.
Sơ đồ Venn Ikigai Nhật Bản (ND: Hình ở comment)
Trong cách thể hiện này, cuộc sống thường nhật của bạn nằm ở trung tâm. Các vòng tròn chồng chéo đại diện cho các khía cạnh trong cuộc sống của bạn mà ở đó bạn có thể tìm thấy ikigai. Cần chú ý rằng, người Nhật tìm thấy ikigai trong nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống – từ những nghi thức nhỏ hàng ngày cho đến việc theo đuổi những mục tiêu ý nghĩa.
Điều này cho thấy rằng Ikigai không phải là nơi tối ưu (sweet spot) để làm điều bạn yêu thích, bạn giỏi, thế giới cần và bạn có thể được trả tiền nhờ nó. Thay vào đó, nó là một phổ rộng lớn nơi bạn có thể tìm thấy ikigai từ những điều nhỏ bé, từ thực hành sở thích, trong các vai trò và các mối quan hệ của bạn, và đơn giản bằng việc sống với giá trị của bạn (living your values).
Chúng ta có thể thấy rằng Ikigai là một thứ gì đó có thể đạt được một cách dễ dàng, chứ không phải một mục tiêu đơn lẻ to tát mà có thể ta phải mất hàng năm trời để đạt được, như trong phiên bản phương Tây hóa.
Bạn có thể tìm hoặc trải nghiệm ikigai từ:
  • việc xây dựng các mối quan hệ hài hòa phù hợp với các giá trị của bạn (kết nối và hòa hợp)
  • việc đạt đến một trạng thái dòng chảy (ND: khái niệm tâm lý học – flow state) trong các sở thích, mối quan tâm hoặc công việc và bằng cách thể hiện con người sáng tạo của bạn (sáng tạo & dòng chảy)
  • việc bày tỏ lòng biết ơn và trong sự giúp đỡ người khác thông qua các vai trò khác nhau trong cuộc sống mà bạn tham gia (lòng biết ơn và sự đóng góp).
  • việc chú tâm (being present) trong khi thực hiện các nghi thức hàng ngày, và trân trọng những niềm vui nhỏ trong cuộc sống (nghi thức & niềm vui nhỏ).

You may also like

Leave a Comment