Khi một kỹ sư phần mềm nghỉ việc ở những công ty siêu khủng như Google/Facebook để làm ở một công ty không có danh tiếng, công việc của họ liệu có dễ hơn 10 lần chăng?

by admin
❌Câu hỏi:Khi một kỹ sư phần mềm nghỉ việc ở những công ty siêu khủng như Google/Face…

Khi một kỹ sư phần mềm nghỉ việc ở những công ty siêu khủng như Google/Facebook để làm ở một công ty không có danh tiếng, công việc của họ liệu có dễ hơn 10 lần chăng?
⭕️Trả lời:
1. Håkon Hapnes Strand, Machine Learning Engineer:
Công việc tại những công ty không danh tiếng này CÓ khó khăn thử thách theo hướng hoàn toàn khác với những công ty khủng như Google và Facebook.
Một kỹ sư phần mềm ở công ty lớn thường phải chịu trách nhiệm cho một phần siêu nhỏ trong cái phần mềm siêu to khổng lồ. Những công ty này có codebase rất lớn, nhưng mà họ cũng có hàng chục nghìn kỹ sư nhúng tay vào đó. Bạn phải chịu trách nhiệm phát triển và bảo trì đoạn code siêu nhỏ bé của bạn theo một tiêu chuẩn tốt nhất, và tất nhiên bạn sẽ được cung cấp tài nguyên không giới hạn để làm điều đó.
Tại mấy công ty nhỏ thì khác, bạn sẽ phải phát triển toàn bộ hệ thống phần mềm cùng với một team nhỏ, hoặc thậm chí là một mình bạn thôi. Mấy hệ thống này thì không to lớn cũng như không có nhiều ảnh hưởng như những phần mềm ở mấy công ty khủng đâu, nhưng mà bạn sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn rất nhiều. Bạn chả cần phải chăm chút từng tí để code của bạn trở nên hoàn hảo, mà bạn cũng chả có thời gian làm mấy thứ đó đâu, chỉ cần code chạy là được rồi, và thường thì phải vận hành trên những tài nguyên hạn chế hơn rất nhiều so với mấy anh lớn kia.
Ở công ty khủng, bạn có một hệ thống build và deploy rất xứng tầm công ty và đã được setup sẵn. Còn ở công ty nhỏ thì ngược lại, phải tự mình setup thôi. Và bạn sẽ là một DevOps, một DBA (Database Administrator), software architect, tester, Frontend developer, UX/UI designer, và kiêm luôn Data scientist, tất cả trong một. ). Cũng có thể không tới mức đó, nhưng mà trong mấy startup thì có thể đó.
Vài năm trước, tui có phát triển một công cụ tìm kiếm cho một startup nọ. Hmmm, hàng của tụi tui có ấn tượng như Google search không? Rõ là không rồi! Khó khăn mà tui gặp phải chả là gì so với cái việc đảm bảo hệ thống hoạt động cho hàng tỉ người dùng cả. Nhưng mà tự một mình tui phải xây dựng toàn bộ, trong khi Google thì có cả nghìn người.
Có đôi khi tui phải cùng lúc xoắn mông với nhiều project. Luôn có những luồng công việc và tính năng mới đòi hỏi tôi liên tục phải làm việc. Điều này có khi đôi lúc hơi quá sức đối với một người đến từ một tổ chức có tầm cỡ.
Tóm lại thì mỗi công ty sẽ có những thử thách khác nhau, vấn đề là bạn nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Yep, tui đã khái quát toàn bộ trong câu trả lời của mình rồi, nhưng sự thật là bạn sẽ tìm thấy tất cả từ những thách thức đơn giản nhất đến khó nhằn nhất ở ngay cả các công ty công nghệ có tầm hoặc không.
2. Daniel Howard, Internet Developer at Yahoo! (2018-present)
Ồ không, hoàn toàn không. Nó sẽ khó hơn, ít nhất là 2 lần đấy!
Nhiều nhân viên của Google và Facebook biết rằng code của họ chặt chẽ, sạch sẽ hơn rất nhiều và Sếp của họ cũng lý trí, tài ba hơn so với các công ty không có tên tuổi.
Những công ty không có tên tuổi sẽ thử thách hơn rất nhiều bởi đống code của họ như một mớ hỗn độn khổng lồ, nơi các công nghệ chủ chốt bị lạm dụng một cách cực kỳ khó hiểu. Phát triển bản thân ở những công ty này ắt sẽ khó khăn hơn nhiều cho các thiên tài á nha.
Thêm vào đó, đồng nghiệp và Sếp của bạn ở những công ty này được xếp vào team dự phòng. Một nửa trong số họ là vô dụng, có thể nói họ khá ‘ngu ngốc’ và thiếu kinh nghiệm. Một số người trong số họ có quan niệm hoàn toàn sai lầm về cách phát triển và quản lý phần mềm.
Google và Facebook thì sẽ tương đối dễ dàng và không có gì thách thức bởi nhiều thứ được thực hiện theo cách giúp cuộc sống trở nên thuận tiện hơn và bạn sẽ được làm chung với những kỹ sư và mấy ông Sếp VIP Pro. Những người giỏi họ biết cách tém lại những thứ ‘điên khùng’ thay vì để chúng xâm phạm mọi ngóc ngách.

You may also like

Leave a Comment