Điều gì bạn đọc gần đây mà rất đáng để chia sẻ?

by admin
Q: Điều gì bạn đọc gần đây mà rất đáng để chia sẻ?____________________Link Quora:

Điều gì bạn đọc gần đây mà rất đáng để chia sẻ?

____________________
Link Quora: https://qr.ae/pNAPD8
A: Vaibhav Garve
Đọc về thí nghiệm “Vũ Trụ 25” là một trong những trải nghiệm kinh hoàng nhất trong lịch sử khoa học, các nhà khoa học đã nỗ lực giải thích hành vi của xã hội loài người thông qua hành vi của một đàn chuột. Ý tưởng về “Vũ trụ 25” đến từ một nhà khoa học người Mỹ tên John Calhoun, người đã tạo ra “thế giới lý tưởng” nơi mà hàng trăm con chuột nhắt sống và sinh sản. Cụ thể hơn, Calhoun đã xây dựng cái gọi là “Thiên đường của chuột”, một không gian được thiết kế đặc biệt, nơi các loài gặm nhấm có nguồn thức ăn và nước uống dồi dào cũng như một không gian sinh sống rộng lớn.
Lúc đầu, anh ta để bốn đôi chuột nhắt vào đó và chúng bắt đầu sinh sản nhanh chóng, kết quả là trong thời gian ngắn số lượng đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên sau 315 ngày, lượng sinh sản bắt đầu giảm đáng kể. Khi số lượng của loài gặm nhấm này đạt tới 600 con, một hệ phân cấp được hình thành giữa chúng và nhóm được gọi là “những kẻ khốn khổ” xuất hiện. Những con gặm nhấm lớn hơn bắt đầu tấn công nhóm đó khiến nhiều con đực bắt đầu “suy sụp” tâm lý. Kết quả là những con cái không thể tự bảo vệ bản thân đã lần lượt trở lên hung dữ với con non của chúng. Thời gian qua đi, những con gái càng thể hiện nhiều hành vi dữ tợn hơn, cô lập và thiếu tâm trạng sinh sản. Chúng từ chối làm bạn với các con cái hay “tranh giành” không gian. Tất cả những gì chúng quan tâm là thức ăn và giấc ngủ. Ở một diểm, “những con đực đẹp mã” và “những con cái cô lập” đã trở thành đại đa số. Thời gian qua đi, tỉ lệ chết của con non là 100% và tỉ lệ sinh sản bằng không. Trong số những con chuột có nguy cơ tuyệt chủng, quan hệ đồng tính luyến ái đã được cho thấy, đồng thời, việc ăn thịt đồng loại gia tăng, mặc dù thực tế là có rất nhiều thức ăn. Hai năm sau khi bắt đầu thử nghiệm, con cuối cùng của đàn được sinh ra. Đến năm 1973, ông đã giết con chuột cuối cùng trong “Vũ Trụ 25”. John Calhoun lặp lại thí nghiệm tương tự 25 lần nữa và mỗi lần kết quả đều giống nhau.Công trình khoa học của Calhoun vẫn đã và đang được sử dụng làm mô hình kiểu mẫu để giải thích sự sụp đổ xã ​​hội, và nghiên cứu của ông đóng vai trò là đầu mối cho việc nghiên cứu xã hội học đô thị.
>>Rep: Donna Fernstrom
Thứ nhất, thí nghiệm đầu tiên được thực hiện trên chuột cống, không phải chuột nhắt. Ông ấy đã lặp lại thí nghiệm trên chuột nhắt sau đó.
Một vài điều về thí nghiệm này cần được bổ sung vào bối cảnh dựa trên những điều mới được tìm thấy gần đây.
Ví dụ: Giống đồng tính ở loài gặm nhấm đực sản sinh nhiều hơn và thành công hơn so với giống cái. Vậy nên vốn giống khép kín này được chọn cho những con cái sinh sản thành công nhất dẫn tới số lượng đồng tính ở con đực cao hơn (đoạn này thực sự em cũng chưa hiểu lắm khi đọc bản gốc :(()
Một thí nghiệm tương tự được gọi là Công Viên Chuột cho thấy sự hiện diện của các cơ hội làm giàu và cơ hội xã hội, tự chúng làm giảm việc sử dụng ma túy và các hành vi chống đối xã hội ở chuột
Thí nghiệm “Vũ Trụ 25” nên được lặp lại với các cơ hội làm giàu sẵn có (như vòng đu quay, các loại đồ chơi, …).
Một điều khác cần được hỏi là mức độ mà giao phối cận huyết đóng một vai trò trong sự phát dục và sự diệt vong của thuộc địa không, vì tất cả các loài gặm nhấm đều có nguồn gốc từ số lượng rất ít cặp ban đầu.
Tất cả những điều đó không có nghĩa là tình trạng quá tải và căng thẳng không tạo ra bạo lực và lạm dụng – mà chỉ ra rằng các kết luận rút ra từ thử nghiệm cụ thể này có thể không hoàn toàn đúng.


You may also like

Leave a Comment