Lê Văn Duyệt và cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi

by admin

Mình dịch thoáng bài viết trên tờ báo Asiatic Journal, số 14 trang 121 xuất bản ngày 08/05/1834 nói về Lê Văn Duyệt và cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi.

Theo bài báo này thì việc trừng phạt và xích mộ Lê Văn Duyệt đã xảy ra trước cuộc nổi dậy và đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc Lê Văn Khôi nổi loạn chứ không phải là xích mộ Lê Văn Duyệt sau cuộc nổi loạn.
=====================================
Dạo gần đây, từ một nguồn tin xác thực đến từ vương quốc Đại Nam (Cochinchina) nơi đang ở trong tình trạng rất xáo trộn.

Một cuộc nổi dậy tại Saigon, thủ đô phía Nam màu mỡ nhất mà người dân (Tounquinese) đang chống lại nhà vua, người được cho là một bạo chúa vĩ đại, và Cambodia vùng phụ thuộc của Đại Nam không bị ảnh hưởng. Chúng tôi cung cấp những thông tin chi tiết sau, độ chính xác phụ thuộc vào nguồn tin.

Tả quân Lê Văn Duyệt (Mandarin Ta-kong), một hoạn quan của nhà vua cũ, Gia Long, đã được vua của mình bổ nhiệm làm tổng trấn vùng phía Nam Đại Việt (Cochinchina). Sau cái chết của ông ta (Gia Long), Minh Mạng (Ming-Mang) người kế thừa và hiện đang cai trị vương quốc không dám thu hồi quyền lực của Văn Duyệt như cách ông ta đã làm ở tất cả các tỉnh thành khác; mà ngược lại còn nỗ lực thân cận với ông, và trong vài trường hợp còn làm theo lời khuyên của ông Duyệt. (endeavoured to attach him to his interests, and even caused himself to be crowned by him, and on several occasions followed his advice)

Tả quân, đáng sợ hơn nhà vua nhiều và được người dân miền Nam yêu mến, nhất là ở Sài Gòn, và trên khắp vương quốc được coi là vượt trội hơn so với vị vua của mình Minh Mạng. Ông bảo vệ thương mại của người Hoa và tạo điều kiện cho những người dám giao dịch với Singapore, đi ngược lại với sự ngăn cấm của nhà vua.

Ông ta tự cho mình là độc lập và cai quản vùng đất phía Nam như một vị vua, mặc dù ông vẫn luôn triều cống đều đặn cho nhà vua. Ông ta tiếp tục trị vì đến tận năm 1832 và khi ông chết, rối loạn bắt đầu phát sinh ở đất nước này.

Ngay sau cái chết của Tả quân, nhà vua phái ngay một trong những đặc phái của mình đến đó để thu hồi quyền lực. Thống đốc mới đã tổ chức một đám tang hào hoa để vinh danh người tiền nhiệm. Vài tháng sau đó, ông ta đến thăm thư khố, kho vũ khí và kiểm tra tình trạng tài chính.

Ông ta đã gửi lại báo cáo cho nhà vua, người đã phát hiện ra sự thiếu sót dù rất nhỏ trong mắt người phương Tây nhưng rất nghiêm trọng trong mắt người Cochinchina.

Nhà vua ra sắc lệnh chống lại Tả quân, dù đã chết nhưng vẫn phạt tội ông bị xiếng xích, đổi tên từ mộ Tả quân thành “quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (changed his name from Ta kong” to that of Slave) và bắt tất cả các quan phục vụ dưới thời ông.

Vài cuộc hành quyết đã diễn ra ở Sài Gon, nhiều người trốn thoát, mộ của Tả quân được bao quanh bằng dây xích, và tên của ông ở bất cứ đâu đều bị đục bỏ.

Những người bạn của Tả quân không thể chịu đựng sự xúc phạm này đối với ký ức về ông, họ kích động sự bất mãn và đưa một người đàn ông tên Khôi (Thay) làm thủ lĩnh, giải phóng 2000 tù nhân, những người sau đó đã gia nhập và chiếm lĩnh Sai gon, chặt đầu vị quan mới được bổ nhiệm và ba vị quan dưới quyền của ông ta.

Khôi sau đó thống lĩnh quân nổi dậy đến DongNai và Châu Đốc (Tieu-Douc) và chiếm giữ các vùng này. Các tỉnh của Cambodia Athiene và Gayto gia nhập quân nổi dậy, binh sĩ của họ lên đến 1 vạn người.

Nhà vua (Minh Mạng) sớm được thông báo về những điều này đã ra lệnh điều lập tức một đội quân 2,5 vạn người, được tăng viện ở mỗi nơi đi qua lên đến 11 vạn người. 15 tàu chiến và 100 thuyền buồm đã được gửi đi và đến nơi vào tháng 4 vừa rồi tại Saigon sau khi bị thiệt hại đáng kể do gặp bão.

Lực lượng của nhà vua chiếm giữ bên bờ sông Saigon đối diện thành phố, và điều chỉnh đội hình để tấn công pháo đài.

Quân nổi dậy, tuy nhiên lại có cả một đất nước mở rộng ở sau lưng họ đến tận biên giới Xiêm (Siam), từ những tiểu quốc mà họ nhận được sự hỗ trợ.

Khôi, thấy rằng bản thân mình không thể đương đầu nổi với một lực lương chênh lệch như vậy, đã từ bỏ Dong Nai và Tieu-Douc cho quân đội triều đình và rút quân. Dong nai bị kết tội tạo phản, một vị quan được bổ nhiệm bởi vua đã cấu kết với quân phản loạn cùng với một phần binh sĩ của anh ta. Thị trấn này được giao cho anh ta và ngay sau khi Khôi rời đi, anh ta cho phép binh lính triều đình tiến vào và tàn sát dân chúng.

Tất cả những giáo dân Kito, người trước nay vẫn được bảo vệ bởi Tả quân, giờ chẳng còn hy vọng gì để đối mặt ngoại trừ sự trừng phạt của nhà vua, đã trốn đến pháo đài Saigon, và 700 người trong số họ, tại Dong Nai đã tự vệ một cách anh dũng, tạo nên thiệt hại đáng kể cho kẻ địch.

Khôi chống trả lại tất cả các cuộc tấn công của binh sĩ triều đình và thậm chí còn phản công được thành công vài lần. Là một người dũng cảm, anh ta liên hệ được với người anh rể của mình, người đang chỉ huy tại Tonquin, và tạo ra một cuộc nghi binh bằng cách nổi dậy ở phía Bắc.

Nhà vua buộc phải rút bớt quân để phòng thủ phía Bắc, nhưng kết quả cuộc chiến vẫn chưa được rõ. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng cuộc nổi dậy ở miền Bắc sẽ nghiêm trọng hơn cả ở phía Nam và nếu hai cuộc nổi loạn này có thể liên kết được với nhau trên biển cũng như trên bộ, thì nhà vua sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro.

Vùng trung tâm của Đại Nam cũng không yên ả. Một số điều hiềm nghi, có lẽ là đã sai, được kết án vào người anh của nhà vua, và anh ta buộc phải mang gông, dù anh ta vẫn được ở lại cung điện của mình. Những người theo đạo Thiên chúa bị bức hại quá mức và một số người đã bị kết án tử hình. Trong số họ có M.Gagelin, một nhà truyền giáo người Pháp, người đã từng ở Saigon với Tả quân và đang trên đường đến Huế để di chuyển đến Macao, M.Jacard và cha Odorico cũng bị giam giữ ở Huế và có nhiều lý do để tin rằng họ đã bị xử tử.

Sing.Chron Jan.2

You may also like

Leave a Comment