SƠ LƯỢC VỀ TÌNH TRẠNG QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC KHI THAM GIA CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

by admin

Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất vào những năm 1950, với nền kinh tế vãn còn chưa hồi phục sau cuộc xâm lược của Nhật và Nội chiến Quốc-Cộng. Có thể nói là tệ hơn cả Chad vào những năm 1980 khi bị Gaddafi xâm lược.

Từ thời bắt đầu Nội chiến Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã thi hành chế độ quân dịch bắt buộc đối với cả nước. Kết quả là Giả phóng quân Nhân dân cũng giống như xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, mù chữ, không được giáo dục và không quen với các loại máy móc cũng như cuộc sống công nghiệp hiện đại. Russell Spurr viết rằng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, một số radio trong quân đội Trung Quốc phải được giao cho các cựu binh lính của Quốc Dân Đảng, những người từng được Mỹ huấn luyện làm tình báo quân đội trong Thế chiến 2, sử dụng, “bởi vì những nông dân theo cách mạng đó còn không biết cách dội nhà vệ sinh chứ đừng nói là vặn nút radio.” Nói rõ ràng hơn, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đã viết báo cáo rằng “Quân đội Cộng sản Trung Quốc năm 1949 cơ bản là một lực lượng nông dân-bộ binh đa số được tổ chức và huấn luyện để thực hiện các chiến dịch kiểu du kích, trong đó khoa học quân sự chính quy và công nghệ đóng vai trò rất ít. Sức hoả lực, cơ động, liên lạc và hậu cần của quân đội này rất kém, và công nghệ thì dường như là không.”

Khi quân đội nông dân của Trung Quốc được đưa đến can thiệp vào Triều Tiên tháng 10 năm 1950, tất cả lợi thế vật chất đều thuộc về phe Liên Hiệp Quốc. Dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Bành Đức Hoài, quân Trung Quốc tấn công vào Triều Tiên với 380,000 quân chia làm 2 Cụm Tập đoàn quân, số 13 và số 9. Cụm Tập đoàn quân số 13 với khoảng 180,000 quân đối mặt với lực lượng chính của Liên Hiệp Quốc, Tập đoàn quân số 8 của Mỹ ở phía tây bán đảo Triều Tiên, trong khi Cụm Tập đoàn quân số 9 chỉ đối mặt với Quân đoàn số 10 của Mỹ với 120,000 quân. Thêm nữa là các đơn vị trong Cụm Tập đoàn quân số 13 đều có nhiều kinh nghiệm do từng chiến đấu trong Nội chiến Quốc-Cộng. Phe bên kia, lực lượng Liên Hiệp Quốc có khoảng 450,000 binh lính, trong số đó có 225,000 là lính Hàn Quốc.

Ngoài có lợi thế nhỉnh hơn chút về quân số ra, phe Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là quân Mỹ còn có lợi thế hơn hẳn về trang bị, cơ động và hoả lực. Các trang bị của đơn vị Trung Quốc chỉ là trò hề khi so với Mỹ. Chỉ có 1/4 đến 1/3 bộ binh của Trung Quốc có súng trường. Đa phần còn lại tham gia chiến dịch chỉ với lựu đạn. Quân Trung Quốc còn không có khẩu pháo nào lúc tấn công, họ có một số pháo phản lực Katyusha nhưng để làm lực lượng dự bị trong giai đoạn đầu. Họ không có vũ khí chống tăng nên các trung đội phải mang theo TNT để đặt vào bánh xe tăng địch. Vũ khí hạng nặng nhất mà phe Trung Quốc có được là vài khẩu súng cối 120-mm mỗi trung đoàn và một ít súng cối hạng nhẹ và súng máy hạng nhẹ ở cấp thấp hơn. Các loại vũ khí khác mà Trung Quốc có được gồm đủ các thứ lấy được từ quân Nhật và Quốc Dân Đảng, do đó gồm cả các vũ khí nhỏ, cũ kỹ của Mỹ, châu Âu, Nhật, Nga. Quân Trung Quốc không có radio từ cấp trung đoàn trở xuống, và những cái họ có được thì cũng quá ít nên các sư đoàn đa phần dựa vào liên lạc viên để đưa thông tin đến chiến trường. Cuối cùng thì Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên với một hệ thống hậu cần hoàn toàn dựa trên sức người, ngoại trừ khoảng 800 xe tải cũ, trong đó có một số ngày chỉ 300-400 chiếc sử dụng được.

Với một quân đội như vậy mà Bành Đức Hoài và Trung Quốc đẩy Liên Hiệp Quốc về tận Seoul thì đúng là quá giỏi.


You may also like

Leave a Comment