Mẹ tôi biết chuyện tôi hiến 400ml máu thì mắng tôi một trận, rốt cuộc con gái hiến máu có gây hại cho cơ thể hay không?

by admin

Trước đây, tôi từng đọc một đoạn thế này.

Một Tiến sĩ Vật lý người Ý nghe nói quê ông sắp xây nhà máy điện hạt nhân, nên chạy về phản đối mạnh mẽ.

Người khác bèn hỏi ông: “Bản thân ông học Vật lý, chắc hẳn hiểu rất rõ về tính an toàn của nhà máy điện hạt nhân, tại sao lại phản đối?”

Ông nói: “Tôi không nghi ngờ tính an toàn của nhà máy điện hạt nhân, nhưng tôi nghi ngờ độ đáng tin cậy của đám người ở quê tôi. Chính vì tôi hiểu rất rõ về nhà máy điện hạt nhân, nên tôi mới không tin họ có thể làm tốt được.”

Vấn đề của ngân hàng máu cũng tương tự.

Giá trị của việc hiến máu và tính an toàn được đa số mọi người công nhận.

Có nguy hiểm không? Đương nhiên là có, giống như nhà máy điện hạt nhân, nhưng cũng nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được.

Nhưng đám người ở ngân hàng máu đó toàn là “con ông cháu cha”, vừa được làm việc nhẹ nhàng, vừa có đãi ngộ tốt, không biết bao nhiêu lãnh đạo đã nhét người vào trong đó.

Độ đáng tin cậy của đám người này bị nghi ngờ cũng là chuyện rất bình thường.

Ví dụ, chuyện mà nhân viên hiến máu thường xuyên nhắc tới chính là lượng máu được hiến.

Thật ra thì lượng máu được hiến có liên quan rất lớn đến cân nặng và thể lực.

Sự chịu đựng khi mất máu của một cô gái 45kg và một người đàn ông 80kg là hoàn toàn khác nhau.

Cùng là 70kg, một người mập đi vài bước đã thở hồng hộc và một người đàn ông khỏe mạnh có thể chống đẩy 100 cái hoàn toàn không cùng một mức độ.

400ml đối với vài người mà nói giống như chuyện đi vệ sinh, uống chút nước là sẽ có lại. Nhưng đối với một số người mà nói thì sẽ gây ra sự ảnh hưởng khá rõ ràng, thậm chí ngất xỉu.

Nhưng đám người ở ngân hàng máu đó căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người để quyết định hiến 200ml hay 400ml sao?

Không hề, cứ ngang nhiên mà rút máu, rút đến khi nào người hiến máu chịu không nổi mới thôi.

Tuy cưỡng chế quy định nữ 45kg trở xuống, nam 50kg trở xuống không thể hiến máu, nhưng nữ chưa tới 50kg mà vẫn kêu người ta hiến 400ml cũng chẳng phải chuyện lạ lẫm gì.

Điểm mấu chốt là có người hiến máu xong ngất xỉu, nếu ngân hàng máu và Ủy ban Y tế Quốc gia có thể ép tin xuống thì sẽ ép, hoàn toàn không có trách nhiệm giải trình.

Dù hiến máu an toàn đến đâu đi nữa, nhưng nếu để đám người này thực hiện và quản lý bằng cách này thì hậu họa thật sự khó lường.

Các bậc phụ huynh có thể không hiểu về việc hiến máu, nhưng họ hiểu rất rõ đám người ở đơn vị đó đã làm việc như thế nào trong suốt một ngày.

Nếu nốt mụn mủ này không bị chọc thủng, đơn vị không có cải cách phù hợp, không đuổi những người đó đi, không đặt lợi ích của người hiến máu vào lên hàng đầu để làm việc thì vấn đề này không thể giải quyết được.

Nói đúng lắm, đây cũng là nguyên nhân phần lớn mọi người không muốn hiến máu, nhiệt tình thì có đó, nhưng thật sự không có đủ can đảm, 400ml một lần thật sự không nên đâu.

Cận thị nặng thì không thể hiến máu được, một sinh viên Đại học ở Chiết Giang hiến máu xong bị mù, ngân hàng máu bị tuyên phạt 150 ngàn (NDT), nhưng 150 ngàn có thể mua lại được ánh sáng sao?

Còn nói nữa, lúc tôi 16 tuổi đi ngang qua xe hiến máu, muốn tìm hiểu một chút xem sao. Người ta khuyên tôi hiến máu, tôi nói tôi mới 16 tuổi thôi, muốn tìm hiểu trước, sau này đủ 18 tuổi rồi mới hiến. Sau đó nhân viên xe hiến máu nói với tôi: “Không sao đâu, 16 tuổi cũng có thể hiến.” Địa điểm xảy ra chuyện này là ở Thượng Hải, còn là một thành phố cơ đấy.

You may also like

Leave a Comment