NGƯỜI CÓ GIÁO DỤC, TUYỆT ĐỐI KHÔNG “VÕ MỒM”

by admin

Lời nói là thứ tốt nhất phơi bày một người, miệng của một người cho thấy sự giáo dục của người đó.

Sự khác biệt giữa thẳng thắn và vô duyên, luôn là đề tài tranh luận không hề cũ.

Chắc hẳn bạn đã từng gặp qua những người như này: “Con người tôi nói chuyện có hơi thẳng thắn, cậu thông cảm”, “Tính tôi nói chuyện như tát vào mặt người ta vậy”, “Tôi “đánh” người có hơi đau, cậu cố mà nhịn.”

Giống như Khyentse Norbu từng nói: “Nhiều khi, khoe khoang mình nói chuyện thẳng thắn, thực ra là không muốn tốn thời gian đi nghĩ tới cảm nhận của đối phương”.

Thẳng thắn không phải tấm bia chắn làm tổn thương người khác, độc mồm không phải là hài hước, không phải thẳng thắn mà là vô duyên, không được dạy dỗ tới nơi tới chốn.

Ben Jonson, nhà viết kịch, nhà thơ Anh từng nói: “Lời nói là thứ tốt nhất phơi bày một người”, miệng của một người cho thấy sự giáo dục của người đó.

Một người có đạo đức, trước giờ không nói 3 lời này:

1. LỜI KHÓ NGHE, TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

Có một câu nói như sau: “Một cái lưỡi dẻo quẹo cũng có thể chặt đứt gân cốt của một người, lời nói đôi khi có sức sát thương còn lớn hơn cả bạo lực.”

Nhiều khi, những lời trông có vẻ như “không có ý gì” lại giống như một con dao đâm thẳng vào trái tim người khác, cuối cùng dẫn tới những hậu quả không thể lường trước.

Tổn thương da thịt rồi sẽ lành, tổn thương trái tim là tổn thương cả đời, đôi khi một câu nói “vô tư” của bạn thôi cũng có thể khiến người khác vô cùng đau đớn.

Đừng bao giờ mở mồm ra là chê bai người khác, đừng động tới khuyết điểm hay nỗi đau của họ, chẳng ai sống mà không có khuyết điểm, không cần bạn phơi ra, họ tự biết, còn muốn sửa hay không là quyền của họ, là cuộc đời của họ. Việc của bạn là đừng để cái miệng đáng yêu của bạn trở thành khuyết điểm lớn nhất của bạn.

Sức ảnh hưởng của lời nói là vô cùng lớn, nó không đơn giản chỉ là vấn đề của ngôn ngữ, nhưng đáng tiếc, con người lại đang quá xem thường sức mạnh của lời nói.

Người có đạo đức, vừa mở miệng ra sẽ khiến người khác cảm giác như một luồng gió mùa xuân tươi mát; người không có đạo đức, khoảnh khắc mở miệng ra là đã khiến người khác ghét bỏ. Bởi lẽ, miệng của một người, chính là phong thủy của anh ta.

2. LỜI TIÊU CỰC, KHIẾN TÂM TRẠNG TRÙNG XUỐNG

Các nhà tâm lý học nói: “Cảm xúc biết lây lan, ở trong một môi trường nào đó lâu rồi, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ người đó, hơn nữa còn rất khó nhận ra: trong vô thức, bạn đã biến thành một người giống như đối phương.”

Đối mặt với việc thất tình, người tích cực sẽ nghĩ rằng: Trên thế giới này, ai mà chưa gặp qua người đểu cáng, coi như trải nghiệm cho biết thôi!

Rời xa một người không xứng đáng, đồng nghĩ với việc bạn không thỏa hiệp với thời gian, với thói quen, với sự sắp đặt của ông trời, là kịp thời dừng lại, là bắt đầu một cuộc sống mới, là sự hồi sinh cho một tình yêu khác viên mãn hơn.

Còn những người tiêu cực, chỉ vì một chút đả kích trong chuyện tình cảm sẽ ngay lập tức trùng xuống, chìm đắm trong nỗi đau đó, rồi oán than cuộc sống không công bằng, không còn muốn nỗ lực đi thay đổi cuộc sống.

Nhiều khi, chúng ta sống không vui vẻ đó là bởi bên cạnh chúng ta có những người như vậy; ở cạnh những người này lâu rồi sẽ vô thức bị họ lây nhiễm, đối mặt với cuộc sống theo đúng nghĩa “gần mực thì đen”.

Tránh xa những người tiêu cực, bản thân cũng không nói những lời tiêu cực, có như vậy thì mỗi ngày của bạn mới tràn ngập ánh nắng và sự rực rỡ.

3. LỜI THỊ PHI, KHÔNG ĐÁNG TIN

Ở cạnh một người suốt ngày thích đi nói xấu sau lưng người khác, cảm giác ra sao? Các cụ hay nói người thích nói lời thị phi không chỉ không đáng tin mà còn khiến người khác ghét bỏ, cuối cùng hại người hại cả mình.

Hay nói lời thị phi, hay thích suy xét người khác là trò tiêu khiển hạ đẳng nhất, một người thích nói xấu sau lưng người khác chắc chắn bản thân cũng đã từng mắc lỗi, lại còn là lỗi giống y hệt.

Một người thích đâm thọc, ly gián, công kích người khác, nội tâm chắc chắn cũng không trong sáng gì.

Người thích nói lời thị phi, ban đầu có thể rất đắc ý, nhưng lâu dần, sớm muộn gì báo ứng cũng tới gõ cửa nhà anh ta.

Người hạ đẳng dùng mồm nói chuyện, người trung đẳng dùng đầu nói chuyện, người thượng đẳng dùng tâm nói chuyện.

Người giỏi ăn nói là người luôn đặt đối phương vào trong tâm của mình, nói chuyện có chừng mực, để ý tới cảm nhận của người khác, không đẩy đối phương vào thế bí.

Lời nói của một người tiềm ẩn đạo đức và sự ấm áp của họ. Mong bạn là một người “giỏi ăn nói”, nói ra những lời khiến người khác cảm động, đem lại cho họ sự dịu dàng và ấm áp.

Theo Trí thức trẻ

You may also like

Leave a Comment