Có một lần, mình vô tình lướt trúng một video như thế này. Video ấy quay một gia đình người nước ngoài, người con vì một lý do nào đó mà dùng những hành động cố ý muốn phá tivi của cha mình mới mua. Nhưng cách xử lý của ông bố ấy lại không đánh đập, chửi bới mà ông ý chỉ hỏi con mình “làm sao con lại làm vậy? – con đang bị gì thế hả?” và cử chỉ của ông ấy là kéo đứa con ra xa khỏi tivi thôi.
Nếu bạn là ông bố đó. Bạn sẽ làm gì?
Tui lướt xuống một loạt bình luận, thì hầu hết 9/10 đều là những câu kiểu như:
“Ở Việt Nam thì cho ăn bợp tai rồi”
“Ở Châu Á thì xác định”
Còn 1 phần còn lại thì cũng chẳng phải là những câu tốt lành gì cả mà chỉ đơn giản bâng quơ một câu nói đùa, nói cho xom với người ta.
Theo cá nhân mình thấy, cách dạy để tạo ra một con người bằng bạo lực, bằng áp lực tâm lý, bằng những nỗi ám ảnh, nỗi sợ chẳng tốt và đáng tự hào gì cả. Mà đó chỉ là cách mà bật làm cha làm mẹ hay nói chung là những “người trưởng thành” muốn biện mình thay cho sự bực tức, xã cơn thịnh nộ bằng một từ “dạy dỗ” để nói giảm nói tránh sự phản ánh, lên án của xã hội.
Nhưng phải công nhận rằng nó hiệu quả thật đấy. Vì mình đã từng thấy rất nhiều đứa bạn cùng lớp trước đây, vì không đạt đủ số điểm bố mẹ yêu cầu, mong muốn mà nó đã khóc cả buổi chỉ vì sợ bị mắng bị chửi, nên nó lúc nào cũng phải cố gắng chỉ vì nỗi sợ đó. Hoặc xui xui đi ra đường mà gặp các bà mẹ đang bón con ăn thì sẽ chỉ một người nào đó và hù rằng: “ăn nhanh lên, không cô/chú đó la/đánh bây giờ”.
Công nhận thì cái gì cũng có 2 mặt của nó, được học giỏi mỗi năm nhưng lại mang một nỗi sợ hãi và áp lực nặng nề. Chắc cũng có thể vì thế mà giới trẻ bây giờ rất dễ bị stress căng thẳng có khi nặng hơn là trầm cảm.
Đánh đổi những giây phút vinh quang, nở mày nở mặt đó để đổi lại bằng những cảm xúc tiêu cực như thế, có khi nó còn ám ảnh những đứa trẻ đến mai sau này.
Mong rằng thế hệ hiện tại và mai sau này sẽ hiểu điều đó. Chỉ cần kiên nhẫn giải thích rằng hậu quả của việc làm như vậy đối với con trẻ sẽ ra sao, nó mang lại cho con những cái lợi, cái hại như thế nào. Đừng dùng những lời nói khó nghe, những điều kiện và hình phạt lên tinh thần lẫn thể chất của con trẻ.