Toàn cầu hóa 

by admin

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, cách mạng thế giới về chủ nghĩa xã hội có phần chững lại. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chẳng những là chưa sụp đổ trước Liên Xô mà còn thích nghi với chính sách và điều kiện làm việc khiến người lao động “dễ thở” hơn nhưng “xiềng xích” của giai cấp tư sản vẫn còn đó, luôn sẵn sàng “bóp nặn” người dân vì lợi nhuận.

Điều kiện cho cách mạng quốc tế đã trôi qua từ khi chiến tranh thế giới lần hai bắt đầu. Chủ nghĩa phát xít không chỉ đánh sập một phần chế độ thuộc địa phương Tây, mà Liên Xô cũng thiệt hại nặng nề. Mỹ tranh thủ vươn sức mạnh khắp thế giới. Đó là chính sách toàn cầu kéo theo đó là sự toàn cầu hóa.

i) Khôi phục sức mạnh của nhiều nước tư bản

Mỹ đầu tư tái thiết nhiều nước tư bản để lôi kéo họ vào các liên minh quân sự. Triệt mầm mống cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể bùng phát sau chiến tranh, chuẩn bị cuộc chiến tranh tiềm tàng với Liên Xô (Chiến tranh Lạnh). Cũng để trói buộc lâu dài.

ii) Thiết lập chế độ thực dân mới

Nhiều nước tư bản phương Tây ở châu Âu tiến hành tái chiếm thuộc địa sau năm 1945, nhưng phần nào thiệt hại nặng nề dẫn đến từ bỏ.

Một số nước khác đặc biệt là Anh từ lâu đã có triển khai mô hình chế độ thực dân mới, trao trả lại phần nào độc lập cho thuộc địa, nhưng là để lập ra, kiểm soát chính quyền mới của người bản xứ, và là trước sự phát triển và phổ biến ngày càng lớn hơn của vũ khí cá nhân, trình độ tác chiến và số lượng của cựu lính thuộc địa sau các cuộc chiến.

iii) Sự đóng góp của phong trào dân chủ xã hội chủ nghĩa sau năm 1945

Trước nguy cơ bùng phát cách mạng sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nước tư bản chủ trương thỏa hiệp với nhau và với phong trào dân chủ xã hội của người dân, vì sự phát triển chung. Thực chất là sự tiếp tục của phong trào dân chủ xã hội trước 1939.
Sự đấu tranh dẫn đến hợp tác, giáo dục, khoa học, sản xuất… phổ biến và phát triển, góp phần cho sự toàn cầu hóa.

You may also like

Leave a Comment