Thực tế sau khi chia tay sẽ có hai trường hợp xảy ra: Hoặc là bạn buông tay hoặc là bạn còn muốn cứu vãn.
Vậy việc hủy kết bạn với người cũ dường như không phải là phương án tốt nhất. Nếu như bạn còn muốn quay lại, việc hủy kết bạn chỉ làm gia tăng độ khó cho sự níu kéo của bạn.
Nếu như bạn cảm thấy chia tay rồi việc hủy kết bạn với người cũ có thể giúp bạn buông tay nhanh hơn, đồng thời bạn có thể thoát khỏi nỗi buồn hậu chia tay nhanh hơn, vậy tôi chỉ có thể nói rằng điều này chưa hẳn đã đúng. Tôi đã tham khảo ý kiến của các bạn đọc, hơn 40% trong số họ cảm thấy họ có thể chấp nhận được sự thật rằng họ đã chia tay. Tuy nhiên, sau một thời gian, họ nhận thấy họ không thể quen với cuộc sống độc thân và thậm chí nảy sinh tâm lý nhớ người yêu cũ.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng gọi là “Hiệu ứng đàn hồi”: hiệu ứng đàn hồi hay là hiệu ứng phục hồi sau ức chế, là một hiệu ứng tâm lý. Nói một cách đơn giản đó là khi bạn càng cố gắng đánh lạc hướng và kiềm chế hành động thì bạn càng thực hiện hành động nhiều hơn trong vô thức …
Trong những trường hợp bình thường, chúng ta có thể kiểm soát bộ não của mình, phân tán sự chú ý và loại bỏ những suy nghĩ không thích ra khỏi tâm trí. Tuy nhiên, nếu chúng ta càng cố tình không muốn nghĩ về một điều nào đó thì chúng ta lại càng không thể kiềm chế bản thân nghĩ về điều đó.
“Hiệu ứng đàn hồi” của Wegner có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Ví dụ, chúng ta cố tình kìm nén những ký ức không vui vẻ nhưng không thể quên được chúng; hay việc giảm căng thẳng và lo lắng lại khiến chúng ta càng trở nên căng thẳng và lo lắng hơn. Hoặc là những người bị mất ngủ càng cố không suy nghĩ về việc này việc nọ thì chứng mất ngủ của họ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Khi chúng ta muốn ngừng suy nghĩ lặp đi lặp lại, quỹ đạo của nó là như thế này: Đầu tiên, chúng ta sẽ cố tình kết hợp với những việc khác để chuyển hướng sự chú ý của mình; thứ hai, tâm trí của chúng ta bắt đầu theo dõi quá trình một cách vô thức: để xem liệu chúng ta có còn đang nghĩ những điều mà không nên không nghĩ tới hay không *suy nghĩ* “Khoan, tôi đang nghĩ về những điều mà tôi không nên nghĩ rồi.”
Vì vậy, khi gặp rắc rối, chúng ta có ý muốn chuyển hướng sự chú ý ra khỏi nó, nhưng trong quá trình vô thức vẫn tìm kiếm thứ mà chúng ta muốn trốn tránh. Bất cứ điều gì mà nó cho là giống nhau sẽ kích thích tâm trí lặp lại vì vậy chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn muốn quên nhưng lại nghĩ đến.
Chuyện tình cảm cũng vậy: bạn muốn gạt đi suy nghĩ nhớ nhung một người nhưng suy nghĩ đấy vẫn cứ hiện ra trong đầu bạn, ngược lại nó càng nhắc nhở bạn, khiến bạn càng nhớ người đấy.
Vì vậy, khi bạn hủy kết bạn và buộc mình phải quên đi người kia có thể chính là lúc bạn nhớ người kia nhất.
Sau khi chia tay, hơn 90% trong chúng ta cần phải có giai đoạn chuyển tiếp, tức là cần thích nghi dần với cuộc sống độc thân, nhưng nếu ép mình phải nhanh chóng thích nghi với cuộc sống độc thân thì bạn sẽ rất dễ rơi vào hiệu ứng đàn hồi. Rõ ràng bạn muốn quên người kia nhưng cuối cùng lại nhớ người kia nhiều hơn.
Khi quá trình này đến giai đoạn cuối, bạn có thể càng ngày càng nhớ người kia, cảm xúc của bạn thậm chí sẽ trải qua những thăng trầm lớn. Thậm chí bạn sẽ bắt đầu hoài niệm về khoảng thời gian tốt đẹp nhất thế nhưng bạn đã hủy kết bạn với người kia rồi và chính bạn là người chủ động hủy kết bạn.
Muốn kết bạn lại với người kia nhưng vì thể diện nên bạn đã không làm thế. Mỗi ngày bạn đều muốn biết người kia đang như thế nào, liệu có còn đang nghĩ về bạn không. Bạn bắt đầu rơi vào tình thế khó xử.
Lúc này, tôi khuyên mọi người một câu: Sau khi chia tay đừng lập tức hủy kết bạn với người đấy, nếu hai ba tháng sau bạn đã có thể thích nghi được với cuộc sống độc thân, đồng thời không còn ý định quay lại với người kia nữa, bạn hãy hủy kết bạn.
Trong hai ba tháng này, bạn cố gắng níu kéo đối phương cũng được, hoặc là bạn cố gắng thích nghi với cuộc sống độc thân cũng được, đều là sự lựa chọn đúng đắn.
Nếu bạn thực ra muốn níu kéo đối phương thì việc bạn chủ động hủy kết bạn thật sự không phải là một lựa chọn thông minh.
Sau khi chia tay, ban đầu bạn muốn trở về với cuộc sống độc thân vui vẻ nhưng sau một khoảng thời gian, bạn nhận ra rằng mình không quên được người kia, nếu như bạn vẫn còn giữ phương thức liên lạc thì hãy níu kéo người kia.
Nếu bạn đã hoàn toàn buông bỏ được tình cảm thì bạn sẽ nhận ra rằng việc giữ phương thức liên lạc với người cũ cũng không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bản thân.
Tất nhiên, nếu người cũ là một kẻ cặn bã, việc giữ phương thức liên lạc khiến bạn cảm thấy chán ghét thì bạn cần phải hủy kết bạn ngay lập tức.
Trên thực tế, việc hủy kết bạn với người cũ hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.