Tình yêu là gì?

by admin

Bây giờ, hãy bàn về khái niệm “yêu” qua lăng kính của tâm lý học.

Đầu tiên, các nhà tâm lý nói rằng sự thật đằng sau đó chính là: tình bạn là nền tảng tình yêu. Vì khi ta kết bạn, từ khi bắt đầu tình bạn rồi duy trì tình bạn, là bao hàm một bộ kĩ năng quan trọng để ta học hỏi và luyện tập từ điều nhỏ nhoi ấy đến chuyện lớn hơn.

Bộ kĩ năng này bao gồm 6 khía cạnh sau:

Sự chấp nhận lẫn nhau

Tin tưởng

Tôn trọng

Riêng tư

Thấu hiểu

và Tự nhiên (không gượng ép)

Những ai thiếu 6 kĩ năng trên sẽ khá là khó để duy trì và làm bền vững ba yếu tố cấu thành của tình yêu:

Và ở đây, ta cần phải nhắc đến một bậc thầy trong việc nghiên cứu chuyện yêu đương:

Robert Sternberg, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Yale. Sternberg tin rằng tình yêu giữa hai người với nhau bao hàm ba yếu tố, vốn rất nổi tiếng trong “ Học Thuyết Tam giác Tình Yêu

Theo Steinberg, ba yếu tố cấu thành một chuyện tình hoàn hảo là:

  1. Si mê: sự yêu thích về mặt cảm xúc, còn có thể hiểu đơn giản hơn đó chính là ham muốn thể xác
  2. Thân mật: sự thoải mái và ấm áp mà cả hai người đang yêu mang lại cho nhau khi họ ở gần nhau.
  3. Giao ước: quyết tâm kiên định để yêu một ai đó ( giao ước ngắn hạn) và quyết tâm khao khát duy trì mối quan hệ này vĩnh viễn (giao ước dài hạn)

(Wikipedia: Học thuyết Tam giác Tình Yêu là một lý thuyết được phát triển bởi Robert Sternberg. Trong hoàn cảnh giữa các mối quan hệ cá nhân, “ba yếu tố cấu thành tình yêu theo thuyết tam giác tình yêu đó chính là thành tố thân mật, thành tố si mê và thành tố giao ước)

Tuy nhiên không phải ai đang yêu cũng đều có cả ba yếu tố thuộc Tam giác Tình Yêu này. Ba yếu tố có thể đang nằm ở trạng thái “CÓ” hay “KHÔNG” xen kẽ lẫn nhau, và vì vậy 7 tổ hợp của thể loại tình yêu cũng có thể được tạo ra.

Theo quan điểm của Sternberg, tình yêu đích thực phải mang cả ba yếu tố trên. Ông gọi nó là “Tình Yêu Hoàn hảo”, một loại tình yêu đầy si mê, khao khát thân mật cũng như nguyện giao kết cùng nhau trong ngắn hạn và đến cuối cuộc đời.

Nếu bạn không có cả 3 yếu tố trên cùng lúc, bạn và người yêu chỉ và chỉ có thể thuộc một trong 6 loại tình yêu còn lại (và chúng không phải là Tình Yêu Hoàn hảo):

① Thích – chỉ muốn thân mật

Tôi không thấy si mê, và tôi không muốn cùng người ấy đi đến cuối cuộc đời

② Tình yêu say đắm: chỉ đầy si mê

Tôi không biết nhiều về người kia, và tôi cũng không nghĩ nhiều về tương lai của cả hai

③ Tình yêu trống rỗng— chỉ là giao ước

Thiếu đi si mê và khao khát thân mật – thì chỉ đơn thuần là tình yêu chỉ dành cho hôn nhân mà thôi

④ Tình yêu lãng mạn: si mê + thân mật

Loại “tình yêu” này vốn thiếu sự cam kết giao ước trong quá trình yêu và không quan tâm đến kết cục của cuộc tình.

⑤ Tình yêu đồng chí: thân mật + giao ước

Loại tình yêu này thiếu đi sự si mê, khá là giống loại tình yêu trống rỗng được nhắc đến ở trên. Nó tưởng chừng như là một cuộc hôn nhân ổn định, nhưng chỉ có những quyền và nghĩa vụ của những người mang vai trò là chồng là vợ, chứ thực tế vẫn không có cảm giác như là một tình yêu.

⑥ Tinh yêu dại khờ: si mê+ giao ước

Thiếu đi khao khát thân mật, vốn đa phần là những xung cảm khao khát trong mối quan hệ hai người, và không có sự khao khát thân mật thì chỉ là những lời hứa sáo rỗng, cực kì ngu ngốc.

Tôi thắc mắc rằng, bạn liệu có để ý thấy rằng một số trong số 6 loại tình yêu trên có vẻ tạm ổn hay không. Theo Steinberg, 6 loại mối quan hệ trên chỉ là “tương tự tình yêu” hay “tình yêu chưa hoàn chỉnh“. Chúng không phải “Tình Yêu Hoàn hảo

Liệu bây giờ, bạn đã biết tình yêu là gì chưa?

You may also like

Leave a Comment