Chúng ta luôn có những giá trị và thước đo cho cuộc sống của chính mình.

by admin

Những điều mình học được khi thưởng thức “Nghệ thuật tinh tế của việc ‘đếch’ quan tâm”

Những giá trị và thước đo có thể lý giải theo một cách dễ hiểu như:

“Giá trị của tôi là sự thành công về mặt tiền bạc. Thước đo chính là chiếc điện thoại xịn tôi sở hữu, chiếc xế Mercesdes S mà tôi cầm lái, căn biệt thự mà tôi đang ở,…”

Những giá trị và thước đo mà ta lựa chọn thực sự rất quan trọng. Nó quyết định đến chất lượng cuộc sống của chính bạn.

Nhưng hỗi ôi, chúng ta thường lựa chọn những giá trị và thước đo khiến cuộc sống chúng ta trở nên đầy căng thẳng và kém hạnh phúc.

Những giá trị tốt/xấu được xác định và lựa chọn một cách rất đơn giản. Quan trọng hơn, bạn cần biết rằng: bạn ĐANG ưu tiên những giá trị và thước đo nào.

Chỉ cần sử dụng 1 vài câu hỏi đơn giản để bắt đầu. Nhưng việc trả lời nó sẽ là công việc khá khó khăn. Tuy vậy, nó rất đáng để cố gắng. Vì khi bạn đã trả lời được những câu hỏi này, cách nhìn và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều.

Nếu coi việc tìm hiểu như quá trình bóc tách một củ hành. Thì những câu hỏi (và tự trả lời) chính là quá trình ta bóc tách. Và tuyệt nhiên, nó cũng sẽ toàn nước mắt.

Mark có chia sẻ như sau:

Củ hành ấy có 3 lớp. 1) Nhận biết cảm xúc khi sự việc xảy đến; 2) Hãy tự hỏi tại sao chúng ta có những cảm xúc ấy; 3) Lớp quan trọng nhất, cũng là khó nhất: điều gì ta cho rằng là nguyên nhân đã gây nên những cảm xúc ấy. Có phải do thất bại của bản thân trong quá khứ? Có phải do sự kiện nào đó đã làm bản ám ảnh?

Và chính câu hỏi thứ 3, sẽ cho bạn biết được đâu là giá trị và thước đo mà bạn đang ưu tiên trong cuộc đời mình.

Nếu giá trị của cuộc đời bạn là thành công trong công việc. Điều đó thật tuyệt, khi bạn là người biết cầu tiến. Nhưng thước đo của bạn cho sự thành công ấy là gì?

Tôi đã từng lựa chọn cho mình những thước đo khiến bản thân áp lực rất nhiều. Dù biết áp lực là 1 điều kiện để rèn rũa, nhưng nhiều quá lại gây ra những bệnh tâm thì sao…. Một số thước đo sai lầm tôi có thể kể đến như sau: nơi mình đang ở, xe mình đi, cái nhìn về mọi người, số tiền trong tài khoản,…

Tất cả những thứ đó, đều xuất phát từ cái nhu cầu cao nhất trên tháp nhu cầu Maslow – thể hiện bản thân. Chính những điều ấy khiến tôi phải gồng mình và sợ khi bị nhìn nhận là kẻ thất bại. Khi phải gồng mình như vậy, tôi mất đi sự vui vẻ khi viết, sự sáng tạo, câu chữ luôn bí bách.

Cho đến khi tôi nhìn nhận lại về những thước đo tôi dùng để đánh giá sự thành công của mình. Những thước đo tạo nên từ cái nhìn từ bên ngoài khiến tôi trì trệ. Vậy thì nếu tôi thay đổi từ bên trong thì sao?

Quay trở lại với việc xác định đâu là giá trị tốt/xấu đáng để ta quan tâm và theo đuổi.

Những giá trị tốt, nó xuất phát từ nơi sâu thẩm nhất, ngay trong chính bản thân chúng ta. Một số có thể kể đến như: sáng tạo, khiêm nhường, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong sức của mình,…

Những giá trị xấu, thường thì, xuất phát từ ngoại cảnh. Rằng bạn luôn phải đúng (việc này sẽ giết chết tinh thần học hỏi của bạn – theo một cách nhanh chóng). Luôn phải tỏ ra tích cực trong mọi trường hợp (dù tích cực là việc cần thiết, nhưng luôn luôn cảm thấy nó lại là một dạng trốn tránh vấn đề)…

Một lần nữa, câu trả lời cho câu hỏi tôi vừa đặt ra đã rõ ràng. Tôi hiện giờ thay đổi thước đo về sự thành công của mình, bằng cách hướng nó vào bên trong. Về việc tôi có thể phát triển bản thân đến mức nào. Sự can đảm của mình khi sẵn sàng lao vào 1 việc mới. Hạ cái tôi và học hỏi nhiều hơn từ mọi người…

Nhờ những thước đo đúng đắn, niềm hứng khởi trong công việc 1 lần nữa quay trở lại. Và giờ thì tôi tin, so sánh với bản thân mình trước đó, tôi khá tự hào.

Quá trình bóc tách là điều thiết yếu để thấu hiểu, phát triển và hạnh phúc hơn. Chỉ sau khi bóc tách những cảm xúc của bản thân (thật nhiều và thật khó chịu) ta mới biết cách để chọn những giá trị và thước đo ta nên theo đuổi. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chốt lại: Việc thấu hiểu bản thân, lựa chọn đúng giá trị và thước đo sẽ giúp chất lượng cuộc sống bạn tốt hơn.

Ý tưởng áp dụng: Hãy nhớ đến một sự kiện dày vò bạn đến tận bây giờ. Hãy đào sâu bản thân và tìm ra giá trị/thước đo nào khiến bạn cảm thấy như vậy.

Và chia sẻ nó dưới phần bình luận nhé ?

Mình cũng có 1 bài review chi tiết gần 10.000 từ về cuốn sách tại đây: https://wp.me/pc0SgI-1K

Nếu các bạn có hứng thú, có thể đọc nó 

You may also like

Leave a Comment