Vì sao giá xăng ở Malaysia lại rẻ? 

by admin

Lần tăng giá xăng gần đây nhất của Malaysia là vào tháng 9/2013, khi chính phủ cắt giảm trợ giá nhiên liệu 20 cent (hơn 1.200 đồng) cho một lít xăng dầu. Giá xăng Malaysia khi đó dừng lại ở mức là 2,1 ringgit/lít (13.600 đồng) và dầu diesel là 2 ringgit/lít (13.000 đồng). Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Malaysia Datuk Ahmad, sở dĩ giá xăng dầu rẻ phần lớn là do chính sách trợ giá của chính phủ. Ở Malaysia, các loại nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống người dân như xăng, dầu diesel và gas đều được nhà nước trợ giá. Theo một nghiên cứu được mạng lưới kế toán quốc tế UHY có trụ sở tại Lonndon (Anh) công bố, Malaysia là quốc gia trợ giá xăng dầu nhiều nhất thế giới trong số các nền kinh tế lớn. UHY giải thích rằng Malaysia trợ giá khoảng 30 % đối với xăng và 40 % cho dầu diesel, cung cấp chi phí nhiên liệu ở một mức giá thấp hơn rất nhiều so với nhiều nền kinh tế lớn khác, đặc biệt là đối với các quốc gia châu Âu. Điều này có nghĩa là một người dân Malaysia chỉ cần bỏ 0,6 USD cho một lít xăng so với 2,23 USD/lít ở Anh, giá xăng của Malaysia chì bằng 27 % so với Anh và thấp hơn 56 % so với giá trung bình của thế giới. Trong khi đó, giá dầu diesel của Malaysia là 0,57 USD/lít, bằng 25 % giá của Anh (2,33 USD/lít) và thấp hơn 53 % giá dầu diesel của thế giới.

Nhưng trợ giá xăng dầu vẫn chưa là đâu so với gas, một bình gas 14 kg ở Malaysia được bán với giá 26,6 ringgit (177.000 đồng) thay vì 47,46 ringgit (315.000 đồng), tức bình quân mỗi bình gas 14 kg sẽ được chính phủ trợ giá 20,86 ringgit ( gần 140.000 đồng), chiếm 56 % giá trị bình gas. Trong thực tế, tổng số tiền mà chính phủ chi cho trợ giá nhiên liệu là một con số khổng lồ lên đến 14 tỷ USD mỗi năm. Chính sách trợ giá này làm giá nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với các nước láng giềng Trung Quốc và Indonesia, làm xuất hiện tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Chính phủ Malaysia bắt buộc phải tiếp tục trợ cấp giá xăng dầu với hy vọng nền kinh tế mau chóng hồi phục, đạt tốc độ tăng trưởng cao sau cuộc suy thoái vừa qua, mà nguyên nhân là ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Malaysia cần phải tập trung mọi nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế nới lỏng và trợ giá khi cần thiết.

Chính sách trợ giá xăng dầu của chính phủ Malaysia đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách duy trì giá xăng dầu thấp sẽ khiến các doanh nghiệp này nhanh chóng tái sản xuất và khởi động lại guồng máy của nền kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực phân phối và bán lẻ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở thành động lức chính để khôi phục kinh tế sau một cuộc khủng hoảng hay suy thoái. Chuyên gia kinh tế Alvin Tee của mạng lưới kế toán quốc tế UHY nhận định: Chính phủ Malaysia đã quyết định đánh đổi số tiền khổng lồ 14 tỷ USD cho trợ giá nhiên liệu để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và họ cũng chấp nhận những rủi ro, trước hết là tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng chồng chất. Chính những chính sách ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế của chính phủ Malaysia đã mang lại tốc độ tăng trưởng cao, kèm theo đó là tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng. Trong ba tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaysia đã vượt hơn dự kiến, đạt 6,2 %. Để kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc duy trì chính sách trợ giá xăng dầu, Ngân hàng Negara – ngân hàng trung ương Malaysia năm 2014 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, từ 3 % được áp dụng từ năm 2011 lên 3,25 %.

Hiện giá xăng Malaysia là 0,47 USD/lít, tương đương 11.000 đồng/lít, rẻ thứ 10 thế giới. Hãng nghiên cứu thị trường Picodi cho biết, giá xăng Malaysia rẻ nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nguyên nhân là hầu hết các quốc gia đặt thuế, phí lên trên giá nhiên liệu nhưng Malaysia thì không tính khoản này. Malaysia còn trợ giá trực tiếp cho sản phẩm xăng Ron 95. Nhờ đó, xét về tỉ lệ giá xăng trên thu nhập trung bình thì với 1 tháng lương, người dân Malaysia có thể mua được gần 1.700 lít xăng. Trong năm 2021, Chính phủ Malaysia đã bơm ngân sách để trợ cấp cho nhiên liệu, LPG và dầu ăn đạt 8 tỉ Ringgit, hơn 42.000 tỉ đồng. Khoản trợ cấp này đã giúp cho xăng Ron 95 của nước này duy trì mức giá bình quân là 2,5 Ringgit/lít, tương đương 13.216 đồng trong năm 2021. Theo ông Datuk Khairul Annuar Abdul Aziz, Chủ tịch Hiệp hội Các đại lý xăng dầu Malaysia, giá xăng Malaysia hiện không thể hạ thấp hơn nữa do dầu thô được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy lọc dầu của Singapore. Nhờ vào việc duy trì mức giá xăng thấp vì không tính thuế phí nên Malaysia dù có lạm phát giá vẫn không quá cao so với các nước khác. Trong khi đó, vào kỳ điều chỉnh giá ngày 1/6, xăng Ron 95 của Việt Nam đạt mức kỷ lục 31.573 đồng/lít.

Dân số tại Malaysia là 32,37 triệu dân, chỉ bằng 1/3 dân số Việt Nam. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, GDP của Malaysia năm 2021 đạt 359 tỷ USD, cao gấp 1,3 lần Việt Nam. Nhờ nguồn thu ngân sách dồi dào, nước này có nhiều kinh phí để thực hiện các hoạt động trợ cấp cho giá xăng dầu song việc trợ giá cũng không phải là vĩnh viễn. Chính phủ nước này hiện cũng đang đối mặt với sức ép ngân sách từ việc trợ giá. Và ngay cả khi đã trợ giá xăng dầu, người dân nước này đang than phiền giá thực phẩm đang quá cao khiến mức sống ngày càng giảm. Trong báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Cục Thống kê Malaysia cho biết, 89,1% các mặt hàng trong nhóm thực phẩm và đồ uống đã ghi nhận mức tăng giá trong tháng 4. Nguyên nhân lạm phát do giá dầu tăng cao, chuỗi cung ứng bị đứt gãy đến từ căng thẳng địa chính trị.

Link:

https://www.google.com/amp/s/amp.dantri.com.vn/kinh-doanh/vi-sao-gia-xang-o-viet-nam-cao-gap-doi-malaysia-1406390011.htm
https://plo.vn/vi-sao-gia-xang-malaysia-re-chi-bang-1-3-viet-nam-post682992.amp

You may also like

Leave a Comment