Mối nguy tiềm ẩn đối với toàn cầu hóa

by admin

Tại các quốc gia giàu có, toàn cầu hóa đã không còn sức hút nữa, cụ thể là đối với giới lao động trình độ thấp. Từ 2002 đến 2018, sự ủng hộ đối với thương mại tự do giảm đáng kể ở Nhật, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu u, phần lớn là người nghèo và người lao động ngày càng ghét ý tưởng này. Cũng trong khoảng thời gian này, tại Ý, sự chống đối thương mại tự do tăng từ 9 đến 28%. Con số tại Pháp tăng hơn gấp 3 lần. Sự bất bình của nhóm nhân khẩu tương tự tại Nhật và Mỹ tăng hơn gấp đôi, đồng nghĩa với việc điểm số ủng hộ cho thương mại tự do giảm 10% tại hai quốc gia này. Phản đối ngày càng gia tăng đối với thương mại tự do đã thúc đẩy và dẫn đến thành công của các phong trào dân túy hướng nội, tiêu biểu ở Anh và Mỹ.

Nguyên nhân có nhiều, song yếu tố chính trị thể hiện rõ nhất nằm ở chỗ toàn cầu hóa đã gây tổn hại cho người lao động ở các nước giàu để giúp đỡ người lao động ở các nước nghèo hơn. Donald Trump đã thắng cử tổng thống năm 2016 một phần nhờ vào lý lẽ cho rằng người dân Mỹ đang mất việc làm vào tay người lao động tại Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Trump gọi đây là “vụ đánh cắp việc làm lớn nhất trong lịch sử”. Marine Le Pen, hiện đang có số phiếu cao thứ hai trong cuộc bầu cử sắp tới của Pháp, từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử năm 2017 rằng hoạt động thương mại với các nền kinh tế đang phát triển “đã và đang tàn phá các ngành công nghiệp của Pháp và châu u” và đã “dẫn đến sự phá hủy hàng triệu việc làm tại châu u”.

Đúng là các thỏa thuận thương mại đã sinh ra các cơ hội kinh tế tại các nước nghèo và cùng lúc đó gây nên thiệt hại kinh tế tại các nước giàu có. Thế nhưng có một điều nghịch lý trong lời phàn nàn của các nhà dân túy phương Tây khi họ nói rằng toàn cầu hóa đã gây tổn hại cho đất nước họ và giúp cho các nước nghèo hơn. Nếu các lãnh đạo này nghiêm túc xem xét những gì mà người dân ở các quốc gia đang phát triển cảm nhận về toàn cầu hóa, họ sẽ thấy một hoàn cảnh tương tự. Như chúng tôi đã chỉ ra một nghiên cứu mới đây, khác biệt về ủng hộ cho toàn cầu hóa giữa hai nhóm lao động trình độ cao và trình độ thấp, và cả khoảng cách trong mức độ lạc quan mà hai nhóm này cảm nhận về triển vọng tiến lên trên nấc thang xã hội, đều đã tăng lên ở cả các nước nghèo lẫn các nước giàu. Hệ quả là sự ủng hộ hội nhập kinh tế đang dần bị xói mòn.

Tại sao ngay cả ở các nước có vẻ hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa, thái độ ủng hộ lại đang trên đà suy giảm? Câu trả lời rất rõ ràng: ngay tại nhóm các nước đang phát triển, người lao động trình độ cao đã và đang hưởng lợi một cách bất cân xứng từ toàn cầu hóa, trong khi đó tầng lớp lao động lại không có phần. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã hứa hẹn rằng thương mại và đầu tư quốc tế sẽ mang về sự dịch chuyển xã hội lớn tại các nước đang phát triển, thì chỉ một phần nhỏ những người thuộc nhóm trình độ thấp thực sự nhìn thấy thu nhập của họ tăng lên thực chất, và sự khác biệt giữa kì vọng và thực tế đã khiến nỗi thất vọng gia tăng và đã có lúc trở thành nỗi căm phẫn. Cho tới nay, sự giận dữ biểu hiện rõ nhất ở các nước giàu có, chẳng hạn như ở Mỹ. Nhưng nếu toàn cầu hóa tiếp tục thiên vị bộ phận người giàu, phản ứng dữ dội sẽ lan ra những nước nghèo hơn. Đây là kết cục mà mọi quốc gia đều cần nỗ lực để tránh. Khác xa với những lời khẳng định của Trump, Le Pen, thực tế là người lao động tại các nền kinh tế giàu vẫn đang hưởng lợi rất nhiều từ các thị trường toàn cầu hóa. Trong suốt 8 thập kỉ qua, thương mại đã giúp mở rộng cơ hội việc làm, tăng tiền lương, từ đó đưa Mỹ vươn lên vị trí bá quyền trong nửa đầu thế kỉ 20. Đối với châu u, thương mại là công cụ để các quốc gia tái thiết nền kinh tế sau hai cuộc Thế chiến. Các chính sách ưu tiên cho thương mại và đầu tư quốc tế mặc dù đúng là đã gặp phải thất bại trong việc phân phối của cải trên về tổng thể, tuy nhiên cùng lúc, chúng đang giúp nhiều nước nghèo hình thành tầng lớp trung lưu và gây dựng nền kinh tế nội địa lớn mạnh. Tuy nhiên, để giữ vững được hệ thống này, các quốc gia sẽ phải quan tâm đến người lao động trình độ thấp ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Những lời hứa không được thực hiện

Hệ thống kinh tế toàn cầu được thiết kế mà không thực sự tính đến các nước nghèo. Sau giải thuộc địa, các quốc gia mới độc lập nghiêng về các chính sách bảo hộ hơn việc hội nhập kinh tế với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, Ấn Độ từ sau khi giành độc lập năm 1947 đã tăng thuế quan và đưa ra hạn chế về vốn nhằm thúc đẩy sản xuất địa phương. Một số quốc gia Mỹ Latin áp dụng các chính sách công nghiệp hóa hướng tới bù đắp nhập khẩu trong giai đoạn 1960-1970. Họ hy vọng rằng hàng rào thuế quan, đi cùng chủ nghĩa bảo hộ sẽ tạo ra những quán quân trong nước, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong những năm 1970, các quốc gia đang trên tiến trình công nghiệp hóa ở Đông Á, như Hàn Quốc, cũng áp dụng các biện pháp tương tự, theo mô hình công nghiệp hóa chú trọng xuất khẩu. Họ gặt hái nhiều thành công hơn, tạo ra các doanh nghiệp đầu tàu, thúc đẩy tăng trưởng mạnh dựa vào xuất khẩu.

Áp lực giảm thuế và mở cửa biên giới cho nguồn vốn, hàng hóa và dịch vụ của phương Tây đến từ Washington. Các nước đang phát triển vốn chìm trong nợ nần và khủng hoảng tiền tệ không có lựa chọn, buộc phải nhờ đến hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vốn do Mỹ chi phối. Cái giá cho sự giúp đỡ này không hề nhỏ. Để nhận đầu tư nước ngoài, chính phủ các nước đang phát triển phải chấp nhận những điều khoản đầy đau đớn, phải cam kết thoái vốn khỏi khu vực công, cắt giảm chi tiêu chính phủ, đặc biệt trong việc làm và bảo hiểm xã hội, và phải tạo điều kiện cho cạnh tranh quốc tế. Ấn Độ là một trường hợp điển hình. Khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 đã ép nước này phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt để đổi lấy nguồn tiền của IMF.

Để thực hiện được các cải cách đầy khó khăn này, các lãnh đạo tìm cách kiếm lấy sự ủng hộ từ người dân thuộc nhóm nghèo và nhóm lao động, những người đã mất đi đảm bảo việc làm và hưu trí từ phía chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách hứa hẹn rằng toàn cầu hóa giúp đem lại thêm việc làm, cải thiện thu nhập và mang lại cho nhóm đa số ít tiếng nói này sức tiêu dùng lớn hơn. Năm 2001, trước những đòi hỏi của IMF, Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee đã đề xuất các chính sách cải cách lao động mà ông cho rằng sẽ giúp các công ty sa thải lao động dễ dàng hơn, nhưng về lâu dài, sẽ “bảo vệ các ngành công nghiệp và các công ty Ấn Độ bằng cách giúp họ tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận, tăng trưởng nhanh hơn và vì thế, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, tuyển dụng thêm nhiều người hơn.” (…) 2 thập kỉ sau đó, Tổng thống Emmerson Mnangagwa của Zimbabwe đưa ra thông điệp tương tự để thuyết phục về môt thỏa thuận đầy đớn của mình. Cụ thể, để đảm bảo có được khoản đầu tư nước ngoài hơn 3 tỷ USD vào đầu năm 2018, Mnangagwa đã cho thi hành một loại các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bao gồm cắt giảm trợ cấp nhiên liệu và điện. Nhiều cư dân đã phản đối, nhưng vị tổng thống hứa hẹn rằng sự đánh đổi này là đáng. “Chúng tôi muốn đất nước này tiến về phía trước, chúng tôi muốn những việc làm cho thế hệ con em mình”.

Ban đầu, toàn cầu hóa thực hiện những lời hứa này. Những dòng đầu tư nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển đã tạo ra kha khá việc làm thu nhập tốt cho thế hệ trẻ. Các nhà máy, các văn phòng công nghệ thông tin và tổng đài cuộc gọi bắt đầu mở ra tại những khu vực đang phát triển. Và dù cho không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi ngay lập tức, những người lao động vẫn còn mắc kẹt trong tình trạng nghèo đói có thể mơ ước rằng sẽ sớm thôi, họ sẽ có được công việc tốt hơn. Cho tới lúc đó, thì họ vẫn có thể tận hưởng những hàng hóa tiêu dùng thương hiệu nước ngoài đã có mặt tại các cửa hàng ở địa phương, với mức giá rẻ hơn nhiều.

Nhưng theo thời gian, sự lạc quan đã dần phai nhạt. Ủng hộ đến từ nhóm lao động trình độ thấp tại các quốc gia đang phát triển đối với thương mại tự do vẫn ở mức cao, nhưng rõ ràng đang trên đà giảm. Ví dụ, trong khoảng 2002-2018, sự ủng hộ giảm từ 88% xuống còn 76% tại Nam Phi, từ 84% xuống còn 68% tại Brazil. Tại Mexico, tỉ lệ từ 89% giảm 20%, tức chỉ còn 69%. Tình hình cũng tương tự tại Ấn Độ, Pakistan, và các nước đang phát triển khác.

Câu chuyện đằng sau sự vỡ mộng này hẳn không lạ đối với bất kì ai đã từng đọc về vụ việc các thị trấn sản xuất bị bỏ lại ở Mỹ. Cơ chế tuy khác biệt: nỗi lo sợ của “tầng lớp trung lưu Mỹ” là việc các nhà máy bị bỏ lại, trong khi đó, ở Brazil và Nigeria, đó là việc các nhà máy chưa bao giờ xuất hiện. Nhưng ở cả hai nơi, người lao động trình độ thấp đã chứng kiến toàn cầu hóa mà không trải nghiệm được đầy đủ những lợi ích của nó. Miếng mồi giả này tồn tại càng lâu thì bức xúc và phản kháng sẽ ngày một leo thang, lòng tin của xã hội sẽ sụt giảm và dân chúng đầy thất vọng lúc này sẽ bầu cho những lãnh đạo dân túy cơ hội, những người khẳng định chủ nghĩa như một phương thuốc thần.

Thực sự đã có những dấu hiệuhiện cho thấy các quốc gia đang phát triển đang cố gắng hạn chế lối vào thị trường của họ. Những nước nghèo đang hành xử cương quyết hơn để bảo vệ những lợi ích trong lĩnh vực kĩ thuật số. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, người ta xem xét các luật liên quan đến việc địa phương hóa dữ liệu, buộc các công ty phải lưu trữ và xử lý mọi dữ liệu có được từ người dân Ấn Độ trong phạm vi đất nước này. Nhiều nước đang thi hành những luật yêu cầu các công ty đa quốc gia đầu tư vào các dự án trong nước vận hành kiểu cũ để đổi lấy cơ hội tiếp cận thị trường tiêu dùng của họ. Logic chính trị của những chính sách này đã rõ, nhưng logic về kinh tế thì chưa thỏa đáng. Những rào cản đối với dòng vốn, hàng hóa và dịch vụ sau cùng sẽ kìm hãm tăng trưởng. Nếu các quốc gia đang phát triển thực sự rút khỏi trật tự kinh tế toàn cầu, sẽ kéo theo những hệ quả khủng khiếp. Nó có thể lập tức biến vấn đề chuỗi cung ứng của ngày hôm nay trở thành tí hon: đó là bởi khi khả năng tiếp cận lao động và nguyên liệu giá rẻ bị mất đi, giá cả hàng hóa sẽ tăng mạnh, lạm phát trở nên tồi tệ hơn. Khi các nền kinh tế trên thế giới trở nên tách rời, sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng việc làm, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động. Từ đó dẫn đến sụt giảm năng suất, kìm hãm cải tiến và tăng trưởng kinh tế tổng thể ở cả các nước giàu và các nước nghèo.

Nếu lời hứa có thể được thực hiện

Rất nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách Mỹ, nhất là những ai theo sát sự trỗi dậy của Trump đều nhận thức rõ rằng, tầng lớp lao động giận dữ có thể đe dọa lợi ích của toàn cầu hóa. Để tránh dần sa vào chủ nghĩa biệt lập (isolationism), nhiều người cho rằng nước Mỹ phải tìm những cách thức mới để san sẻ cho những người lao động trình độ thấp những lợi ích từ thương mại. Một số người châu u cũng đã kêu gọi đất nước mình những điều tương tự. Nhưng để bảo vệ toàn cầu hóa, các nước giàu không thể chỉ hành động ở trong phạm vi nước mình được. Họ cần phải đảm bảo thương mại và đầu tư cũng giúp các lao động nghèo tại các quốc gia đang phát triển.

Đôi khi, chính họ cũng cần cung cấp lối vào thị trường nước mình cho các quốc gia khác. Chủ nghĩa bảo hộ trong nông nghiệp tại các nước giàu đã gây ra cản trở cho lao động trình độ thấp hơn ở các nước nghèo hơn, khiến họ khó tiến lên trên nấc thang kinh tế. Tương tự đối với chủ nghĩa bảo hộ ở dịch vụ số và chế độ về quyền sở hữu trí tuệ ở các nước giàu, thứ đã giúp giữ chặt các lợi ích của các tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Mỹ và châu u. Cả hai đều là những khu vực mà các nước đang phát triển đang tăng dần khả năng cạnh tranh. Các nước giàu có thể đưa hàng triệu người ra khỏi tình cảnh đói nghèo tại chính nước họ, cũng như nhiều nơi khác, nếu họ không ngăn những khu vực này có sự xuất hiện của cạnh tranh lành mạnh từ các nhà sản xuất chi phí thấp hơn.

Nhưng các nhà chính sách tại ‘bán cầu Nam’ cũng cần phải hành động. Nhiều quốc gia đang phát triển có hệ thống kinh tế làm quá ít để giúp đỡ người lao động trình độ thấp của họ. Chính phủ những nước này cần thực thi những cải cách nghiêm túc. Điều đó nghĩa là thi hành các chính sách đảm bảo quyền lợi người lao động, xử phạt các công ty vi phạm nghĩa vụ môi trường và nghĩa vụ xã hội, tạo ra các khoản đầu tư có tính đổi mới sáng tạo trong giáo dục đào tạo để người lao động có thể cạnh tranh những việc làm tốt hơn, và trong lúc đó hưởng những phần lợi ích lớn hơn đến từ đầu tư nước ngoài. Các nước đang phát triển cũng cần tránh chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm việc không dựng tường rào bao quanh nền kinh tế nước mình trước các doanh nghiệp công nghệ bên ngoài. Công nghệ kĩ thuật số và dữ liệu số sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một vài thập kỉ tới, và các nước không nên bị bỏ lại.

Sửa chữa toàn cầu hóa đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Không có gì là dễ dàng. Sụt giảm dân chủ toàn cầu tức là giờ đây lượng lớn chính trị gia không có khả năng chịu trách nhiệm trước dân chúng, và nhiều lãnh đạo thế giới có rất ít quan tâm tới việc giúp đỡ nhóm người nghèo. Nhiều quốc gia đang nằm dưới quyền elites, giới tinh hoa, những người tích cực tái phân phối của cải cho nhóm quyền lực, bao gồm túi tiền của chính họ và những người thân cận.

Ngay cả khi các nhà chính sách có những động cơ đúng đắn thì cũng không hề dễ dàng đòi hỏi các quốc gia mở thị trường của họ trong thời đại ngày nay với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Với quyền lực vận động hành lang ngành nông nghiệp hiện nay, có thể hình dung các nước giàu sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống nông nghiệp của họ tiếp xúc với cạnh tranh quốc tế. Các nước nghèo thì lo sợ cơn phẫn nộ của các công ty vừa và nhỏ khi bị đe dọa bởi cạnh tranh từ nước ngoài.

Tuy vậy, cộng đồng quốc tế ngày nay đã chứng tỏ rằng nó có khả năng thực hiện những biện pháp cứng rắn nhằm đối phó với bất bình đẳng. Ví dụ, tất cả 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng thuận về một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu. Đây là một chính sách đầy bất ngờ và là ví dụ cho thấy các nước thực sự có khả năng để cùng nhau kiến tạo một xã hội công bằng hơn. Các nước cần tạo ra nỗ lực tương tự bằng việc đòi hỏi các doanh nghiệp trong trường hợp nhận được các hợp đồng chính phủ phải tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người lao động làm việc tại mọi khâu trong chuỗi cung ứng của họ.

Có lẽ rốt cuộc tương lai của toàn cầu hóa là việc liệu các lãnh đạo có thể thừa nhận những hệ quả đến từ thất bại trong cuộc chiến này và từ đó hiểu được tính cấp thiết của hành động. Khắc phục toàn cầu hóa phải có hợp tác quốc tế. Nó đòi hỏi các quốc gia cam kết thực hiện các cải cách kinh tế và đầu tư công đầy khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng lợi ích trong đất nước. Nếu không, lợi ích kinh tế của hàng thập kỉ sẽ biến mất, và hàng tỷ người nghèo trên thế giới sẽ chứng kiến giấc mơ bao lâu nay về cuộc sống sung túc tan vỡ.

Theo: Giao Bui

You may also like

Leave a Comment