BẠN CÓ THỂ BỊ LOẠN THỊ MÀ KHÔNG BIẾT. 

by admin

Bức ảnh được đăng tải trên trang Twitter của tài khoản tên Unusual Facts, cho thấy sự khác biệt về hình ảnh giữa một người bình thường, và người mắc tật loạn thị.

Sau khi xem ảnh, rất nhiều người loạn thị đã xác nhận đó chính xác là những gì họ nhìn thấy. Một số chợt nhận ra mình đã bị loạn thị từ lâu nhưng không biết, đơn giản vì “Tui nghĩ rằng mọi người cũng nhìn thấy y như tui á, tui thấy vậy từ bé tới giờ!”

TUY NHIÊN: Không phải ai cũng giống nhau.

Theo tiến sĩ nhãn khoa Stephanie Marioneaux từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, bức ảnh trên quả thực mô tả đúng những gì mà nhiều người mắc loạn thị nhìn thấy mỗi ngày, nhưng không phải tất cả mọi người đều giống nhau. Hình ảnh thấy khi mắc loạn thị còn phụ thuộc vào độ loạn, và khả năng mắc kèm các tật khúc xạ khác nữa (như cận loạn hoặc viễn loạn).

“Mọi thứ phụ thuộc vào độ loạn. Nhưng ngoài ra còn nhiều yếu tố khác chứ không riêng gì tật khúc xạ mới khiến cho hình ảnh trong mắt bạn bị mờ đi,” – cô cho biết.

Một số hiểu biết xung quanh loạn thị:

  1. Loạn thị là một tật khúc xạ.
  2. Đối với hầu hết mọi người, nó là khá nhẹ và chỉ là 1 phiền toái nho nhỏ.
  3. Bức ảnh phía dưới KHÔNG đại diện cho tất cả các hình ảnh mà một người loạn thị có thể trông thấy.
  4. Mắt loạn thị có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc/thuỷ tinh thể có độ cong không đều.
  5. Bệnh nhân bị loạn thị hầu hết đều do bẩm sinh, một số ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Ngoài ra có thể là hậu quả của một số bệnh lý chuyên khoa.
  6. Có người cho rằng, loạn thị nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên trên thực tế, loạn thị nhẹ thường không ảnh hưởng đến chức năng thị giác và thường không cần can thiệp điều trị. Nếu đến năm 25 tuổi nhưng loạn thị vẫn ở mức độ nhẹ thì thị lực của người bệnh vẫn được đảm bảo.
  7. Nếu bạn thấy như hình đầu tiên mà khi bỏ kính/camera ra và không cần điều tiết(nheo mắt hay cố nhìn rõ), mà hình ảnh biến mất. Thì lỗi đó đa số do kính/camera của bạn. Hãy phân biệt với tật khúc xạ của mắt khi chưa có phương tiện bổ trợ nhé!
  8. Điều duy nhất có thể khẳng định mắt bạn có khoẻ mạnh hay không: bạn cần gặp 1 Bác sĩ chuyên khoa mắt và thực hiện bài kiểm tra riêng.

Bài đăng có mục đích bổ sung kiến thức y khoa thường thức. Ngoài ra không có tác dụng chẩn đoán cho bất kì trường hợp cá nhân nào.

Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian.

(Nguồn: Dr. Samuel D. Pierce – Tiến sĩ y khoa, Chủ tịch Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ)

You may also like

Leave a Comment