KHÁNG SINH, VITAMIN, THUỐC BỔ (THỰC PHẨM CHỨC NĂNG), VẮC-XIN, HUYẾT THANH, HOOC-MÔN, ENZIM

by admin

Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng tiếp xúc, sử dụng các loại dược phẩm từ bé đến giờ. Các thứ bệnh kinh hoàng giết bao nhiêu người ngày xưa thì nay, nhờ sự phát triển của nhóm ngành Hóa-Sinh-Dược mà chẳng còn là nỗi lo lắng nữa. Cuộc sống cứ thế nở hoa, người ta không còn quá sợ hãi những cái chết vì bệnh nữa, qua đó tập trung vào quá trình thúc đẩy nền văn minh.

Gần đây, với sự xạo ke của nhóm các bà mẹ bỉm sữa không được học hành nghiêm túc, không có điều kiện tiếp xúc với khoa học hiện đại, đã rộ lên các tin đồn về việc chống lại vắc-xin, không dùng thuốc cho con trẻ, hay bệnh thì để tự nó hết. Mình đã tham gia một số buổi khám, không ngờ rằng có một số bệnh nhân đã bỏ tiền ra để khám, nhưng cuối cùng chẳng thèm nghe lời khuyên của bác sĩ, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Bệnh càng nặng, người ta càng chới với, cầu may ở những thầy tà, cô đồng, rồi tức tưởi ra đi mà chẳng hiểu rốt cục mình đã sanh ra vào đúng thế kỷ 21 hay chưa…

Ngoài ra, dù không trực tiếp sử dụng các chế phẩm dược, nhưng một số trong chúng ta còn mù mờ về các hóa chất, dược chất tồn tại trong thực phẩm sử dụng hàng ngày, như kháng sinh trên tôm, thuốc trừ sâu trên rau… Liệu chúng có tệ như chúng ta tưởng, hay mọi thứ đang bị thổi phồng chỉ để phục vụ mục tiêu nhơ nhớp của báo chí?

Mình phân các loại dược phẩm thành các phần như tiêu đề, sau đây sẽ là nội dung chính:

1. KHÁNG SINH

Kháng sinh là một chất độc, chắc chắn luôn. Kháng sinh do các loài vi sinh vật nhỏ tí teo (vi khuẩn, vi nấm, vi tảo) tiết ra để chống lại mấy thằng còn lại, đó đúng là một trận chiến hóa chất đẫm máu ở thế giới tí hon. Mỗi loài vi sinh vật có khả năng tự “bào chế” các loại kháng sinh riêng cho chúng, kháng sinh đấy cứ lan tỏa xung quanh, khiến các vi sinh vật khác không thể tiếp cận được, nhờ đó mà chúng có rộng đất để sinh sôi, hoặc tránh bị tiêu diệt.

Chú ý 1: Có quá nhiều loài vi sinh vật, không phải con nào cũng chống lại nhau, nên mỗi vi sinh vật có thể vượt qua lớp kháng sinh của một số vi sinh vật khác để cùng nhau hỗ trợ sinh trưởng. Qua đó, kháng sinh không có hiệu lực với 100% vi sinh vật, kháng sinh nhận biết những vi sinh vật “đối thủ” để ra tay mà thôi.

Chú ý 2: Các vi sinh vật bị kháng sinh tiêu diệt có khả năng thay đổi cấu trúc để chống lại kháng sinh, gọi là kháng kháng sinh. Vấn đề này đang làm đau đầu các nhà điều chế thuốc, bởi, sau khi sử dụng hết các loại kháng sinh mà vi sinh vật vẫn sống sờ sờ ra thì quả là nguy hiểm với nhân loại (nó sẽ lây lan và tạo thành dịch mà không một thứ thuốc nào trị được).

Sau khi suy nghĩ, tính toán, các bác sĩ đưa ra liều kháng sinh thích hợp với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân uống không đúng liều hoặc không sử dụng đúng kháng sinh, không khác nào đang “đào tạo” một thế hệ vi sinh vật kháng lại kháng sinh cả, rất nguy hiểm.

2. VITAMIN (hay còn gọi là SINH TỐ – không phải sinh tố bơ, trái cây đâu nhé)

Vitamin bản chất là một chất hóa học đặc biệt, nó tồn tại trong cơ thể sinh vật để điều động hoặc tham gia vào các quá trình sống. Nếu các chất khác (không phải vitamin) mà bị thiếu, cơ thể chỉ đơn giản là chậm phát triển đi một chút, nhưng với sự thiếu hụt vitamin, cơ thể bị tạm dừng một số hoạt động sống, khiến bạn bị bệnh (hoặc dễ bị bệnh), dừng phát triển một số cơ quan, ngưng một số quá trình sinh hóa trong cơ thể…

Một số vitamin chúng ta có thể tự tổng hợp, một số khác phải ăn vào (từ thực phẩm). Đối với tình trạng thiếu hụt vitamin trầm trọng, chúng ta nên sử dụng đến thuốc tây.

Chú ý: Khi sử dụng vitamin bổ sung (thuốc), có thể gây thừa vitamin trong cơ thể. Một số vitamin thừa có thể được loại bỏ qua nước tiểu, phân, nhưng một số tích tụ lại cơ thể và gây những loại bệnh khác – bệnh thừa sinh tố.

3. THUỐC BỔ

Thuốc bổ, uống vào bổ sung các chất còn thiếu trong cơ thể, để cơ thể phát triển bình thường. Vitamin dược phẩm cũng là một loại thuốc bổ. Ngoài ra còn có các thuốc bổ cung cấp khoáng chất còn thiếu trong cơ thể do quá trình phát triển độ tuổi có các giai đoạn cần lượng lớn khoáng chất khác nhau. Như ở người, khi trước dậy thì, chúng ta cần nhiều canxi để phát triển xương và hoàn thiện bộ răng ; ở tuổi dậy thì, nam cần kẽm, nữ cần sắt để điều hòa các hoạt động “động dục”…

4. VẮC-XIN

Vắc-xin là một mầm bệnh (nghe tới đây nên nhiều người phản đối sử dụng vắc-xin nè). Cấy mầm bệnh vào cơ thể để cho cơ thể tự xử lý. Mầm bệnh được tinh giản để không gây bệnh nữa, nhưng vẫn còn những dấu hiệu đặc trưng để hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra và tiêu diệt. Nếu quá trình sử dụng vắc-xin thành công tốt đẹp, cơ thể đã quen mặt với mầm bệnh đấy rồi, thì khả năng bị bệnh trở lại sẽ giảm đáng kể (thậm chí không thể bệnh lại). Ở tất cả các nước đều có chương trình tiêm chủng cho các trẻ em dưới 1 tuổi, các trẻ được tiêm mầm bệnh vào cơ thể, thì sau này khi lớn lên sẽ không mắc lại bệnh đấy nữa.

Chú ý: Vắc-xin để phòng bệnh chứ không chữa bệnh. Khi đã bị bệnh thì không tiêm vắc-xin, chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Các trường hợp sau xảy ra khá nhiều ở Việt Nam: Tiêm văcxin dại sau khi bị chó cắn, tiêm vắcxin uốn ván sau khi giẫm đinh…

5. HUYẾT THANH

Một số bệnh đặc biệt, người ta không điều chế được vắc-xin để phòng hoặc kháng sinh để trị. Tuy nhiên, trong một vùng dịch bệnh xảy ra, khi mọi người đang ủ rũ chờ chết thì có xuất hiện một thanh niên chẳng thấy bệnh tật gì. Hắn được gọi là người “cứu thế”, hệ miễn dịch của hắn có cái chi đấy rất hay ho khiến bệnh không nhiễm vào hắn được. Người ta sẽ hút máu của hắn (không phải như ma cà rồng đâu nhé), tinh sạch máu, từ đấy rút được một thành phần trong máu tên là huyết thanh. Huyết thanh là dịch lỏng “lưu thông” sự miễn dịch, nếu hệ miễn dịch của hắn chống lại được bệnh, thì thứ kỳ diệu kia chắc chắn nằm ở huyết thanh của hắn. Sau đấy, người ta tiêm huyết thanh đã rút ra từ thanh niên khỏe mạnh kia, tiêm cho những người đang bệnh. Huyết thanh của thanh niên đấy hòa với huyết thanh của mọi người, giúp họ chống chọi lại dịch.

Chú ý: Thông thường, khi dịch bệnh xảy ra, khả năng xuất hiện thanh niên kia không cao đâu. Dịch càng rộng thì mới càng có cơ may tìm ra được một người có khả năng chống chịu tự nhiên.

6. HOOC-MÔN

Hooc-môn là chất tiết của sinh vật bự (người chẳng hạn), tiết ra để điều hòa các quá trình sống trong cơ thể của bản thân họ. Các tuyến tiết hooc-môn đôi khi bé tí teo, đôi khi to như một cơ quan nội tạng. Nếu một vận rủi nào đấy làm các tuyến hooc-môn bị điên, hoạt động tào lao, khiến cơ thể thiếu/thừa hooc-môn, sẽ gây ra những biến đổi kỳ dị (không phải là bệnh).

Trong trường hợp thiếu hooc-môn, người ta đi tiêm thêm vào. Một số người muốn tiêm hooc-môn chủ động để biến đổi cơ thể theo ý muốn (chuyển giới).

7. ENZIM

Enzim là chất hóa học làm xúc tác các quá trình sinh hóa trong cơ thể, nếu thiếu enzim, các quá trình này bị chậm đi, hoặc khó xảy ra. Tùy theo mức độ quan trọng của quá trình sinh hóa đó mà enzim đi kèm cũng có mức độ quan trọng tương tự.

Khá ít trường hợp bị thiếu enzim (so với thiếu các thứ trên), chưa kể, enzim của sinh vật này chưa chắc đã hoạt động tốt ở sinh vật kia nên quá trình đóng thuốc enzim không được sáng lạn lắm.

=======

CÁC CÂU HỎI CƠ BẢN:

1. Kháng sinh tồn dư trong tôm có ảnh hưởng đến người ăn hay không?

– Có, kháng sinh đấy tích tụ trong cơ thể bạn, tạo nên một lượng vi sinh vật chống lại kháng sinh. Vi sinh vật đấy có thể không gây bệnh cho bạn, nhưng sẽ theo chu trình sống qua phân – đất – nhiễm vào các ao nuôi tôm, khiến tôm mắc bệnh mà không trị được -> tôm chết -> giá tôm tăng -> bạn không được ăn tôm nữa nếu bạn nghèo!

2. Thuốc trên rau hại người dùng như thế nào?

– Thuốc trừ sâu là thuốc độc, (không giống như kháng sinh là độc tố để diệt sinh vật tí hon), thuốc trừ sâu độc đối với sinh vật lớn, kể cả con người. Bạn có thể không chết (nếu may mắn), nhưng nhè nhẹ cũng bào mòn dần thực quản, dạ dày, tê tê thần kinh, lở da…

3. Có nhất thiết phải tiêm phòng cho em bé?

– Cho đến hiện giờ, nếu không còn cách nào khác, bạn có thể không tiêm phòng. Bởi mọi người xung quanh đều miễn dịch với các bệnh cơ bản đấy, nghĩa là bệnh đã bị đẩy lùi khỏi cộng đồng, thì con bạn dù không tiêm phòng nhưng sống trong cộng đồng khỏe mạnh thì khả năng mắc bệnh sẽ thấp (nhưng không phải không bị đâu nhé).

4. Tại sao vừa đi đám ma về thì không nên ôm em bé?

– Đây giống như một nỗi sợ vô hình từ xa xưa, nhưng nó có ích. Xác chết tỏa ra một lượng lớn vi sinh vật, mà nhất là nấm mốc, chúng bám rất dai. Nếu đi đám ma, ở lại đám đủ lâu, khi về nhà ôm em bé là bạn vô tình lây vi sinh vật cho những em bé yếu ớt ấy.

5. Nên cho trẻ nằm viện hay không?

– Bệnh viện tuy là một ổ bệnh, bao gồm đủ loại trùng khuẩn khác nhau, nhưng với bệnh tình của trẻ đã nặng, bạn phải đánh đổi. Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

6. Người thân mình đã uống đủ loại thuốc nhưng bệnh tình vẫn không giảm, phải làm sao?

– Làm kháng sinh đồ (ở bệnh viện).

7. Tại sao có trường hợp tiêm văcxin xong, trẻ bị co giật, và chết? Bộ Y tế đang làm cái quái gì vậy?

– Một, nếu chỉ có một vài trẻ chết trong số một nghìn trẻ tiêm vắc-xin đó, lô đó, tại bệnh viện đó, thì những trẻ chết là do tác dụng phụ. Làm sao để tránh tác dụng phụ? Không có cách, phụ thuộc vào cơ địa thôi, do trẻ của bạn không may mắn. Tuy nhiên có thể nói đây là chọn lọc tự nhiên, sự ra đi của bé có ích lợi lớn đối với cộng đồng.

Hai, bệnh viện bảo quản vắc-xin không đúng hướng dẫn -> bị hỏng vắc-xin, mầm bệnh sống lại gây bệnh nặng hơn, hoặc gây phản vệ mạnh với trẻ -> giám đốc bệnh viên nên từ chức, chứ không phải bộ trưởng.

Theo: Đỗ Long

You may also like

Leave a Comment