Về mục đích của Mỹ và chủ nghĩa cộng sản Stalin

by admin

1/ Mục đích đã từng là xuyên suốt của Mỹ

Mục đích đã từng xuyên suốt của Mỹ là xóa bỏ vết nhơ xâm lược ở Việt Nam, dưới hình thức can thiệp quân sự và dựng lên chính quyền tay sai trong lịch sử, và mắc xích là chế độ Việt Nam Cộng Hòa, một lực lượng chính trị được tổ chức như một quốc gia đồng minh của Mỹ tại Đông Dương (Đông Nam Á),
như chính quyền Lon Nol ở Campuchia. Bắt đầu từ việc phổ biến cụm từ Chiến tranh Việt Nam, và sau là một cuộc nội chiến trong Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia, và có sự xâm lược của lực lượng cộng sản từ miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Cụm từ Chiến tranh Việt Nam sẽ dễ dàng phổ biến, vì nó không sai, ngắn gọn và dễ dàng tiếp cận. Còn việc gắn một cuộc nội chiến trong Chiến tranh Việt Nam? Một số yếu tố, đặc điểm quan trọng của một cuộc nội chiến trong Chiến tranh Việt Nam chính là do Pháp, Mỹ tạo ra để lừa dối mọi người, mà Trung Quốc cũng từng đẩy đi nó sâu hơn. Như vậy cơ bản Chiến tranh Việt Nam không là một cuộc nội chiến, và một quốc gia ngụy tạo sẽ không thể bị xâm lược mà chỉ có thể xâm lược (để chiếm đóng, tước đoạt lãnh thổ, đất đai của người khác). Mà những người kháng chiến cũ (chống Pháp) ở miền Nam cũng sẽ không bao giờ được Việt Nam Cộng Hòa cho phép, thỏa thuận có quyền lợi hay chỉ là trở về quê cũ mà an lành.

2/ Chủ nghĩa cộng sản là cái gì?

Chủ nghĩa cộng sản thực sự là khi con người có đủ khả năng (điều kiện, năng lực) để nhìn nhận và hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội mà không cần nữa sự tư hữu đáng kể về tư liệu sản xuất (làm xã hội tha hóa, tinh thần vật hóa, chính trị lũng đoạn và môi trường kiệt quệ bởi áp lực, sức ép tăng trưởng tiền tệ), như vậy, ngày càng nhiều người sẽ hợp tác với nhau hơn trong một mô hình kinh tế cộng sản nhằm đảm bảo cho sự vững chắc của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Khi Lenin không còn, chính mô hình kinh tế-chính trị cộng sản Stalin đã đặt nền móng cho Liên Xô ngày càng tiến gần hơn tới sự sụp đổ, và nó đã sụp đổ vì sự ngạo mạn, “muốn nhìn nhận bao trùm, và khống chế toàn bộ nền kinh tế theo ý muốn của mình”.

Mô hình kinh tế cộng sản thời chiến và kinh tế quốc gia xã hội giống nhau ở một nền kinh tế chỉ huy để tạm thời triệt tiêu đi sự tự do không nhằm phục vụ cho cuộc chiến. Sự khác biệt là nguyên tắc dân chủ của chủ nghĩa cộng sản và tuân phục mệnh lệnh có sự tuyệt đối của chủ nghĩa qu.ốc xã; chủ nghĩa cộng sản kháng lại sự tha hóa, vật hóa.

Chủ nghĩa cộng sản Stalin chính là sự kết nối xã hội thành các cộng đồng và kết nối các cộng đồng, dấu hiệu mờ nhạt cho thấy bất chấp sự tha hóa và bần cùng.

Cái tên Đảng xã hội quốc gia của Đức qu.ốc xã chưa cho thấy được chủ nghĩa xã hội, việc kết nối xã hội thành các cộng đồng và kết nối các cộng đồng, để kháng lại sự tha hóa và bần cùng, dù chỉ bên trong nước Đức. Như vậy chỉ mới có thể gọi cái tên là chủ nghĩa quốc gia xã hội.

Chủ nghĩa quốc gia xã hội là sự kết nối xã hội thành các cộng đồng và kháng lại sự bần cùng của những lực lượng cốt lõi quốc gia, đặc biệt trong thời chiến, mà cũng đặc biệt phù hợp, với những đội quân có chế độ qu.ân phiệt và sự tuân phục mệnh lệnh tuyệt đối từ trên xuống dưới, nhưng, là vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Nhưng chiến tranh là sẽ có phi lý, bất chấp; như vậy, chủ nghĩa qu.ốc xã là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa ph.át xít.

“Độc đoán, phi dân chủ mà phi lý, bất chấp” là nghĩa của từ ph.át xít. Theo số đông mà cho qua quyền lợi công bằng (xứng đáng, không thiên vị) của thiểu số hay cá nhân thì cũng không thực sự là dân chủ (tức cũng là bè phái, ph.át xít).

3/ Chủ nghĩa là gì?

Chủ nghĩa là lối nhìn nhận để định hướng một hoặc nhiều hành động và việc hiện thực hóa nó. Một chủ nghĩa có thể lan truyền rộng rãi mà ảnh hưởng đến nhiều hành động của một người hoặc nhiều người mà khơi dậy một phong trào (khiến tinh thần nhiều người trỗi dậy). Có thể hệ thống những hành động nhằm hướng về một mục đích, hoặc liên kết nhiều người thành một tổ chức có/không có phân cấp.

4/ Mục đích của chiến tranh và liên kết cộng đồng

Mục đích của chiến tranh là: chiếm đóng, tước đoạt lãnh thổ; cướp bóc của cải, tài nguyên kể cả để trói buộc, xiềng xích, khống chế, nô dịch con người…

Mục đích của chiến tranh có thể là xấu, cũng có thể là tốt. Một cuộc chiến tốt khi bảo vệ sự tự do, công bằng, bao dung…

Con người không toàn năng, năng lực không vô hạn nên mới cần sự trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xã hội. Chủ nghĩa xã hội ra đời như hệ quả để kháng lại sự tha hóa, bần cùng bởi sự thúc đẩy của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân.

You may also like

Leave a Comment