Nga

by admin

NGÀY CHỦ NHẬT ĐẪM MÁU 1905

  • Dẫn: Ngày Chủ Nhật đẫm máu hay Ngày Chủ Nhật đỏ là tên của một loạt các sự kiện xảy ra trong Chủ Nhật, ngày 9/1/1905 tại Saint Petersburg, Nga. Sự kiện này được xem như ngòi nổ trực tiếp dẫn đến Cách mạng Nga 1905.
  • Diễn biến: Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng nước Nga ngày càng dâng cao. Do đó, Cha Georgy Gapon đã thành lập “Hội đồng công nhân nhà máy Nga ở St. Petersburg”, hãy gọi tắt là Hội đồng. Thành lập năm 1903, Hội đồng là một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hoạt động như một công đoàn công nhân ở St. Petersburg, Hội đồng cố gắng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, qua đó nhằm xoa dịu tình trạng cách mạng đương thời.

Tuy nhiên, tháng 12 năm 1904, chủ nhà máy lớn nhất ở Petersburg vô cớ sa thải 4 công nhân là thành viên của Hội đồng (mặc dù người quản lý nhà máy khẳng định rằng họ bị sa thải vì những lý do khác). Cha Gapon liền tiến cử ba đại biểu, chia nhau đi gặp chủ nhà máy, quản đốc phân xưởng và thị trưởng thành phố, yêu cầu khôi phục việc làm cho 4 người công nhân này, song đều bị từ chối. Như một đốm lửa lan rộng, lúc đầu chỉ các công nhân ở nhà máy này tuyên bố bãi công, thì đến 7/1/1905 , chỉ tính trong toàn thành phố thì số công nhân bãi công đã lên tới 15 vạn người. Trước tình hình đó, Cha Gapon quyết định đệ một bản kiến nghị hoà bình lên Sa hoàng và chuẩn bị cho một cuộc Diễu hành tới cung điện Mùa Đông. Cần làm rõ rằng cuộc diễu hành này hoàn toàn không phải là một cuộc cách mạng hay nổi loạn thuần túy. Các công nhân ở St. Petersburg chỉ mong muốn nhận được sự đối xử công bằng và có điều kiện làm việc tốt hơn, do đó, họ quyết định kiến ​​nghị với Sa hoàng với hy vọng ông sẽ hành động. Đơn giản vì trong mắt những người công nhân tội nghiệp, Sa hoàng là đại diện của họ, người sẽ giúp đỡ họ nếu ngài biết được tình hình của họ. Nhưng họ đều đã lầm.

Ngày 9 tháng 1 (theo lịch Nga là ngày 22 tháng 1) là ngày chủ nhật, ngay từ sáng sớm công nhân và người nhà của họ tụ tập rất đông trên đường phố, trong đó có cả người già, phụ nữ và trẻ em, mọi người đều cảm thấy trong lòng hồi hộp bởi sắp được gặp Sa hoàng. Ước khoảng 20 vạn người, công nhân tay cầm cờ, cầm ảnh thánh, giương cao ảnh Nicholas II, tất cả đều sát cảnh bên nhau. Thư thỉnh cầu của công nhân viết: ” Hoàng thượng! Công nhân và thị dân Saint Petersburg chúng thần, dắt theo vợ con cùng các cụ già không nơi nương tựa, tới đây cầu xin hoàng thượng ban cho công lý và sự bảo hộ”. Song, khi đoàn người trên đường đi tới cung điện Mùa Đông, khắp nơi vang lên tiếng súng! Sa hoàng “nhân từ” đã hạ lệnh chém git những người công nhân không một tấc sắt trong tay. Quân cảnh bắn vào đám đông, kỵ binh vung kiếm chém vào phụ nũ và trẻ em, thậm chí trẻ con trèo lên cây xem cũng bị bắn. Máu tươi của công nhân thấm đỏ tuyết trên đường phố và trên quảng trường cung điện Mùa Đông. Số người cht và bị thương ước tính phải hơn 4600 người. Nicholas II miêu tả ngày hôm đó như là một ngày “đau thương và buồn bã”. Theo các báo cáo ở khắp thành phố, rối loạn và cướp bóc nổ ra. Hội đồng đã bị đóng cửa vào ngày hôm đó và Cha Gapon nhanh chóng rời khỏi Nga.

Việc hạ sát người dân trong khi nhiều người vẫn coi Sa hoàng là “Người cha bé nhỏ”, đã làm cho giai cấp công nhân phải tỉnh ngộ, giờ đây họ mới nhận ra Sa hoàng không phải là người bảo vệ, mà chính là kẻ thù tàn bạo nhất, cùng với chế độ chuyên chế thối nát, là nguồn cơn của mọi khổ đau mà giai tầng này phải chịu đựng, họ đã hét lên trong đau đớn: “chúng ta không còn có Sa hoàng nữa”. Sự kiện này chính là ngòi nổ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga 1905.

  • Nguồn: Nhiều nguồn có chỉnh lý, nhưng chủ yếu lấy từ Wikipedia

You may also like

Leave a Comment