7 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG SỢ SỰ THÂN MẬT

by admin

1. Bạn chẳng bao giờ ngồi yên

Lúc nào cũng bận bịu, dường như lịch trình của bạn lúc nào cũng kín mít? Nếu có khoảng thời gian trống, bạn sẽ lập tức muốn lấp đầy nó chứ? Hay bạn bị mọi người đặt cho biệt danh cuồng công việc?

Đằng sau nỗi sợ sự thân mật là nỗi sợ phải đối mặt với bản thân và một phần yếu đuối của mình. Chúng ta từ chối việc đến gần người khác bởi sợ họ nhìn thấy phần yếu đuối của mình như cảm xúc buồn bã, tức giận, xấu hổ, đau buồn…

Luôn luôn bận rộn tức là bạn có thể né tránh những cảm xúc trên. Và nó cũng là cái cớ hoàn hảo để né tránh những người muốn thân thiết hơn với bạn.

2. Bạn được đánh giá là người rất tích cực

Bạn được biết đến là người không biết giận, luôn mạnh mẽ và giữ được bình tĩnh?

Có một sự thật là con người không gắn kết với nhau nhờ sức mạnh, mà nhờ vào các điểm yếu. Đúng là chúng ta sẽ ăn mừng cho chiến thắng của tập thể, nhưng chúng ta sẽ thiết lập mối quan hệ lâu bền hơn khi nhìn thấy đối phương tổn thương và có cơ hội thể hiện sự đồng cảm.

Cho nên buộc bản thân phải luôn lạc quan là chiến lược để che giấu bản thân và từ chối sự kết nối sâu sắc hơn.

3. Bạn là người mạnh mẽ luôn giúp đỡ người khác

Có phải bạn luôn là người lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của người khác? Đến khi họ thử hỏi về bạn, bạn lại nhanh chóng đổi hướng cuộc trò chuyện và để họ trở lại làm chủ thể?

Thói quen đánh lạc hướng mọi sự tập trung vào bản thân này có thể khiến bạn được xem như một “người bạn thật sự”.

Nhưng sâu thẳm trong lòng, bạn lại cảm thấy cực kỳ cô đơn. Việc thường xuyên tập trung vào vấn đề của người khác trở thành tấm lá chắn để bạn che giấu bản thân mình.

4. Bạn luôn xuất hiện trong hình tượng chỉn chu, hoàn hảo

Có phải trông bạn lúc nào cũng xuất hiện với hình ảnh hoàn hảo và không tì vết?

Bạn trông càng hoàn hảo bao nhiêu, thì người khác lại càng khó nhìn thấy sự bình dị và những mặt yếu đuối giống họ bấy nhiêu, và họ càng không dám đến gần bạn hơn.

Chủ nghĩa hoàn hảo của bạn hoạt động như một cách đe dọa không cho người khác đến gần.

5. Có chắc bạn biết rõ mình cần gì ở nữa kia không, hay chỉ là bạn chưa tìm ra người ấy?

Bạn có một “list” rõ ràng những điều mình mong muốn ở nửa kia?

Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa hoàn hảo, một danh sách về người bạn đời lý tưởng là thứ chẳng bao giờ có thể đạt được và cũng là một cách thuận tiện để ngăn chặn các mối liên kết và tuyên bố rằng “tôi biết chắc mình muốn gì và bạn không phải một trong số đó.”

Tất nhiên là một sợ sự thân mật, ngay cả khi vô tình gặp được mẫu hình lý tưởng, bạn cũng sẽ không chọn họ, vì bạn không muốn bị tổn thương nếu mọi chuyện chẳng như ý (một cách đề phòng không thông minh). Bạn sẽ chọn một người không dành cho mình, hoặc có xu hướng phụ thuộc vào mình.

6. Bạn thể hiện ra những mặt khác nhau với những người khác nhau.

Có phải bạn không biết phải làm thế nào để sống là chính mình?

Có phải bạn đã quá quen với việc che dấu những mặt bạn không thích đến mức nhào nặn ra một hình mẫu bạn nghĩ người khác sẽ thích?

Tình trạng này được biết đến với cái tên hội chứng Marilyn Monroe. Mọi người đều nói họ biết rõ về con người thật của Marilyn Monroe, nhưng sự thật là cô ấy lại chìm đắm trong sự cô đơn và cảm thấy chẳng ai hiểu mình.

7. Bạn là một người vô cùng độc đoán

Độc đoán sẽ trở thành một vũ khí để đẩy người khác ra xa bạn. Nếu bạn để lại ấn tượng là một người độc đoán hoặc thể hiện quá nhiều sự độc đoán của bản thân với người khác, họ sẽ sợ hãi và chùn bước trước bạn. Từ đó, bạn sẽ tránh được bất cứ sự liên kết thân mật nào.

Cre: Mindsight – Du hành tâm trí

You may also like

Leave a Comment