ĐỘC TÀI: MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NƯỚC NGA VÀ VLADIMIR PUTIN

by admin

Đối với phương Tây, Vladimir Putin là một chính trị gia gây tranh cãi. Hơn 20 năm trôi qua kể từ khi ông chính thức bước vào điện Kremlin cuối năm 1999, nước Mỹ đã trải qua 5 đời tổng thống đảng Dân Chủ và Cộng Hòa : Clinton, Bush, Obama, Trump và hiện nay là Biden. Truyền thông phương Tây liên tục chỉ trích Putin vì sự chuyên quyền, độc tài, sẵn sàng “thao túng truyền thông” hay bỏ tù và trừ khử những người làm trái ý mình (điển hình là vụ bỏ tù Mikhail Khodorkovsky, một nhà tài phiệt đã từng giàu nhất nước Nga). Thế nhưng, không thể phủ nhận được rằng có rất hiếm những nhà lãnh đạo hiện đại mang tầm ảnh hưởng lớn như Putin. Ông chính là người có công lớn nhất trong việc vực lại nền kinh tế và vị thế chính trị của nước Nga.

Trước thời Putin, nước Nga gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế – chính trị. Theo một số thống kê đáng chú ý từ World Bank:

• GDP đầu người chỉ đạt khoảng 1330 USD vào năm 1999.

• Tỉ lệ nghèo đói lớn hơn 40%

• Lạm phát cao hơn 30% khiến cho các khoản tiết kiệm trước đó của người dân giảm giá trị nghiêm trọng. Họ mất dần niềm tin vào Chính phủ.

• Tỉ lệ nợ/GDP lớn hơn 110%. Nga gần như không thể hiện một dấu hiệu nào về khả năng chi trả; ngược lại, dấu hiệu “bùng” nợ lại nhiều hơn bao giờ hết.

• Đồng tiền Ruble tụt giá trị thảm hại và không có giá trị chuyển đổi quốc tế

• Các địa phương (một phần do quản lý lỏng lẻo dưới thời Xô Viết) không đóng thuế cho chính phủ.

Ngày 31/12/1999, dưới rất nhiều sức ép, Yeltsin từ chức và chỉ định Vladimir Putin (khi đó đang là Thủ tướng) lên thay, mở ra kỷ nguyên nắm quyền của đương kim Tổng thống Nga hiện nay, một kỷ nguyên đầy thành tựu cũng như tranh cãi:

• GDP Nga tăng mạnh sau khi chạm đáy vào năm 2009 (2 giai đoạn khủng hoảng là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế 2008 và trừng phạt kinh tế từ phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014).

• GDP đầu người nhảy vọt từ đáy là 1330 USD vào năm 1999 lên đỉnh là 15,500 USD vào năm 2013)

• Lạm phát giảm mạnh và duy trì tương đối ổn định

• Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm mạnh từ đỉnh (khoảng 15%) xuống mức dưới 5% (2015)

• Tỉ lệ nghèo đói cũng giảm mạnh và đạt khoảng 11%, đi kèm với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu (từ 11% lên 48%)

• Putin áp dụng chính sách đánh thuế cá nhân đồng đều ở mức 13% và giảm thuế doanh nghiệp từ 33% xuống còn 20%. Người Nga bắt đầu đóng thuế đầy đủ hơn, gián tiếp tăng tổng lượng thuế thu được gấp 5 lần.

• Đặc biệt, tỉ lệ người ủng hộ ông trong nước thường đạt mức trên 80%.

Có thể nói, dù bị phương Tây gắn mác là kẻ độc tài, nhưng những thành tựu ông để lại đối với sự phát triển đất nước là không thể phủ nhận.

O

You may also like

Leave a Comment