TẠI SAO SỰ THẬT KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC SUY NGHĨ CỦA MỌI NGƯỜI: SỰ BẤT HÒA NHẬN THỨC!

by admin

Tại sao nhiều người kiên quyết bảo vệ ý kiến và niềm tin của mình tới cùng thậm chí khi đối mặt với những bằng chứng áp đảo cho thấy những lý tưởng và quan điểm của họ là hoàn toàn không chính xác? Tại sao thật khó để suy nghĩ thay đổi của người khác? Tại sao ngay cả thực tế cũng không thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta?

Một cách giải thích thường gặp nhất thì đây chính là là hiện tượng phổ biến của sự bất hòa nhận thức.

▪ Bất hòa nhận thức là gì và tại sao thật khó để thay đổi suy nghĩ của người khác?

Nhận thức chỉ đơn giản là suy nghĩ và lý luận. Đó là quá trình tiếp thu kiến thức và sự hiểu biết thông qua tư tưởng, lập luận, phân tích thông tin, và trải nghiệm. Sự bất hòa – sự nghịch tai là một thuật ngữ trong âm nhạc, khi thiếu đi sự hài hòa giữa các nốt nhạc, nhưng cũng có thể có hiểu là một sự căng thẳng hay xung đột được tạo bởi các thành phần bất đồng ý kiến hay mâu thuẫn với nhau.

Trong tâm lý học, bất hòa nhận thức là sự khó chịu về tinh thần mà một người thường gặp phải khi đồng thời giữ trong mình hai hoặc nhiều sự mâu thuẫn về niềm tin, lý tưởng, hoặc giá trị khác nhau. Sự khó chịu xuất hiện khi niềm tin vốn có của một người đối nghịch với những thông tin, bằng chứng mới mà họ gặp phải. Để giảm sự khó chịu về tâm lý, người đó sẽ phải thay đổi hoặc là tâm trí của họ hoặc là hành vi của họ để các mâu thuẫn được giải quyết, nhờ đó khôi phục lại sự cân bằng tinh thần và sự hài hòa về cảm xúc. Hay còn gọi là sự cộng hưởng nhận thức.

Hiện tượng này, lần đầu tiên được định nghĩa bởi Leon Festinger vào năm 1957, giúp giải thích lý do tại sao rất nhiều người vô cùng quyết liệt bảo vệ, bào chữa, biện minh, và giữ niềm tin thiêng liêng của họ ngay cả khi phải đối mặt với bằng chứng không thể chối cãi là họ đã sai.

Có một số cách mà người ta có thể làm giảm sự căng thẳng tinh thần khi hành vi và những niềm tin có sẵn trong ta gặp phải những trận đụng độ. Trong tâm lý học, điều này được gọi là “giảm bớt sự bất hòa.” Ví dụ đơn giản là một người đang cố gắng để giảm cân và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, nhưng lại không ngừng ăn những đồ ăn mà họ thừa biết là chứa nhiều chất béo, đường, và rất giàu calo.

▪ Điều gì có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người – Để giảm sự bất hòa nhận thức, người ta thường:

– Thay đổi hành vi hoặc niềm tin của mình để nó đồng nhất với các thông tin mới. Ví dụ, “Tôi sẽ ngừng ăn những đồ ăn chứa đầy chất béo không lành mạnh và đường, chúng không giúp tôi giảm cân.”

– Hợp lý hóa hành vi hoặc niềm tin của mình bằng cách thay đổi những xung đột trong nhận thức. Ví dụ, “Thi thoảng tôi cũng có thể “gian lận” một xíu trong chế độ ăn uống.”

– Hợp lý hóa hành vi của họ hoặc niềm tin của mình bằng cách tiếp nhận thêm những nhận thức mới. Ví dụ, “Tôi sẽ chăm đến phòng gym hơn để tiêu hao những năng lượng dư thừa mà chỗ đồ ăn kia mang lại.”

– Phớt lờ hoặc từ chối những thông tin mâu thuẫn với niềm tin hiện có của mình. Ví dụ, “Những món đồ ăn này không thực sự là không lành mạnh, có nhiều đường hoặc làm tăng cân.”

Tuy nhiên, khi xuất hiện sự mâu thuẫn giữa những niềm tin và hành vi của chúng ta, chúng ta thường có xu hướng thay đổi thái độ của mình để làm cho chúng phù hợp với hành vi, chứ không phải là thay đổi hành vi để làm cho nó phù hợp với thái độ.

Con người ta, hợp lý nhất sẽ là đồng thời điều chỉnh cả niềm tin, thái độ và cả hành vi của mình để liên kết chúng với những thông tin mới, tạo ra niềm tin mới, hành động mới hợp lý hơn. Nhưng vốn điều này không mấy dễ dàng. Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn tin rằng trái đất phẳng; hoặc mới chỉ 6500 năm tuổi; rằng vắc-xin là một mối nguy hiểm ghê gớm với sức khỏe; rằng tiến hóa là một sự dối trá; hoặc biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp.

Thật không may, nhiều người không muốn thay đổi thế giới quan của họ để tiếp nhận thêm thông tin mới khi thấy mâu thuẫn với niềm tin ấp ủ bấy lâu của mình. Thay vào đó, họ giảm sự bất hòa bằng cách biện minh quan điểm của họ chứ không phải là bằng cách thay đổi suy nghĩ hoặc hành vi của họ. Nếu khoa học cũng làm vậy, có khi chúng ta vẫn đang sống trong các hang động và tuổi thọ trung bình chỉ đến 30. Nhưng ít nhất thì hệ sinh thái của Trái Đất sẽ tốt hơn bây giờ.

“Nhà tâm lý học Thomas Gilovich giải thích về nhận

thức bị chi phối bởi động cơ như sau: Khi mong điều gì đó là đúng, chúng ta thường tự hỏi “Mình có thể chấp nhận điều này không?” rồi cố tìm những cái cớ dù nhỏ nhất để chấp nhận điều đó. Ngược lại, khi không muốn điều gì đó là đúng, chúng ta lại hỏi “Mình có phải chấp nhận điều này không?” và tìm kiếm những cái cớ dù nhỏ nhất để phản bác nó.

“Có thể chấp nhận” là một tiêu chuẩn dễ đáp ứng … Do vậy tôi gọi nhận thức bị động cơ chi phối là “tư duy chiến binh”, vì mọi khía cạnh trong lập luận của chúng ta về một bằng chứng nào đó sẽ phụ thuộc vào việc bằng chứng đó đến từ “phe” nào.

Và cũng bởi vì nhận thức bị động cơ chi phối thường vô thức nhìn nhận một số ý kiến như “đồng minh” cần bảo vệ, đồng thời xem một số ý kiến khác như những “mối đe dọa” cần né tránh hay công kích…” ( Trích sách Tư duy truy tìm sự thật- Julia Galef)

Cre: Mai (Group QRVN – @vietnamquora)

You may also like

Leave a Comment