“MÌNH BIẾT LÀ MÌNH LÀM ĐƯỢC” VÀ “MÌNH CÓ CỐ GẮNG CÁCH MẤY THÌ CŨNG KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC GÌ ĐÂU”

by admin

Wall of text nhưng hề hước

**??̂? ?????̣̂? ??̣̂? ??̀? ???́?**

Thật ra đây là một câu chuyện hề hước thôi, nhưng câu chuyện hề hước mà nhìn nó một cách triết học thì cũng là một bài học hề hước ~

Chuyện là gần đây cháu mình có đang luyện thi lên lớp 6 trong một trường cấp 2 tóp đầu à le à le các thứ. Thế là một hôm mình đi làm ghé chơi, mẹ với bác mình hú họa kêu Sơ ri đem bài toán ra cho Dì Nga giải thử coi. Hóa ra tiểu sử của bài toán đó là vì cả nhà từ ba đến mẹ đến bà ngoại, bà Út, đến phiên một chị lớp 10 nào đấy xúm vô cũng không giải được toán luyện thi lớp 5 lên lớp 6.

Sau thì thầy dạy thêm của ẻm đã giải rồi và bài toán chỉ có 2 phép tính vô cùng đơn giản. Cho nên nhân dịp Dì Nga về chơi nên lôi bài toán “nghe nói” là khó vậy á để cho Dì Nga giải ? chộ ôi quý hóa.

Mình cầm bài toán lên thì ban đầu xoẹt xoẹt vài cái là ra đáp án ngay.

Tất nhiên là nó sai bét.

Thế là mình lại ngồi bày ra giải. Trong quá trình giải đó biết bao nhiêu cặp mắt đi ngang qua mình kiểu, “nãy giờ dì Nga chưa giải xong nữa hả”. Hừ, cũng thầy cô giải cho cô chứ cô có giải được đâu mà cô cứ hối tôi. Trong khi đã thọc cho nó 1 ly trà sữa Bobapop size L rồi đó.

Tưởng thế thì xong, còn chưa, mẹ mình ngồi kế bên lại còn hú họa, “thôoiiii, giải không nổi đâu, đây chỉ cho….”.

Mình bảo thôi. Xong người ấy im được 2 phút rồi lại, “đâyyy gợi ý cho, dễ lắm, có 2 phép thôi. Cả nhà xúm vô giải không nổi, chị mày là kế toán mà còn giải không nổi, sao mày giải nổi.”

Mình bảo thôiiii

Mình mới nói như này.

Con biết con giải được, kiểu gì con chắc chắn cũng sẽ giải được. Quan trọng là mất bao lâu.

Thế là đâu đó cỡ ba chục phút gì đấy, sau khi tụi nhỏ đã hút xong ly trà sữa, đánh răng thay đồ chuẩn bị đi ngủ cả rồi, mình cũng giải ra =)) Mất cỡ 2 trang giấy nháp. Thậm chí sau đó mình còn đưa cho bạn Bách khoa nhà mình thì ẻm chỉ mất có 5 phút để giải thôi :)) hứ

**???̛̃?? ??? ????̃**

Có một lằn ranh rất mỏng manh giữa 2 suy nghĩ: “Mình biết là mình làm được” và “Mình có cố gắng cách mấy thì cũng không thay đổi được gì đâu”

Mình từng là cái suy nghĩ thứ 2, mình cũng gặp kha khá người đã và vẫn đang sống ở suy nghĩ thứ 2. Ở đó, họ vẫn trải qua những bế tắc của xã hội, đau khổ gồng gánh từng phút giây trôi qua của cuộc sống. Ở đó, họ vẫn thấy cuộc sống này sao đau khổ quá, sao mọi người xung quanh và những thứ xung quanh luôn tệ bạc với họ. Ở đó, họ thấy rằng dù cho họ có thay đổi cách mấy, thì những gì đau khổ vẫn tới với họ…

Mình rất sợ những suy nghĩ này, dù trước đây đã từng có lúc mình xem bản thân chẳng là gì cả. Khi ấy, chỉ cần ai đó tới và đối xử chỉ có 20% tốt thôi, họ đã thấy với họ là cả thế giới. Thậm chí trong một vài trường hợp, họ có thể chẳng xem bản thân là điều gì quan trọng cả, và người kia đang đóng vai trò là vị cứu tinh. Điều đó cũng sẽ tốt thôi, nhưng thử quán chiếu rộng hơn một chút. Nếu chẳng may thật sự có chuyện gì xảy ra sau này, sự tệ bạc đó không đến từ những người xung quanh, mà đến từ chính người mà họ cho là đã cứu họ thì sao? Lúc này, suy nghĩ của họ về “người cứu tinh” tự sụp đổ, họ đổ lỗi cho đối phương, xem bản thân là nạn nhân, một số xem “chính mình là người có lỗi”, hoặc kiểu “mình vốn dĩ chẳng là gì cả”. Sự tiêu cực luôn ở đó, sẽ trồi lên và say hello.

Thứ nhất là họ chưa bao giờ thật sự thay đổi cả, họ chỉ nghĩ rằng cuộc sống này tốt lên, bản thân họ hạnh phúc hơn là do một người khác cứu họ ra khỏi vũng bùn đó.

Thứ hai là chính bản thân họ đang tự đặt lên vai đối phương một gánh nặng, chính là “vị cứu tinh”. Nghe có vẻ rất hay, nhưng cuộc sống thì đâu có ai hoàn hảo. Chính bản thân những “vị cứu tinh” đó, đôi khi cũng rơi vào vũng bùn, một ngõ cụt. Nhưng việc bạn vô hình chung xem họ là người giúp đỡ, lại là một con dao hai lưỡi, vì họ có thể sẽ không dám cho bạn thấy khía cạnh xấu xí của họ.

**???̣̂? ???? đ?̂̉? ???̣̂? ??̂́?? ??̉? ??̣? ???̛? ??? ???̛̀ ??̀ ???̀?? ???̉ ??̉? ??̣̂? ???̛?̛̀? ???́?**

Có sự khác nhau giữa việc biết ơn một người giúp bạn thời điểm khó khăn và việc mặc định chỉ có người đó là người “duy nhất từ đó đến giờ” mới có thể kéo bạn ra khỏi cuộc sống tệ bạc.

Vậy thì đó không phải là sự biết ơn thuần túy nữa, nó giống như việc xem “người duy nhất” đó cả thế giới, cả bầu trời, không gì có thể sánh bằng, và chưa từng có ai giúp mình ra khỏi vũng lầy cuộc sống.

Nếu vậy thì tất cả những người đã từng bên bạn, cố gắng giúp bạn lúc khó khăn nhưng bạn chưa bao giờ hành động thì sao? Bởi vì bạn chưa từng có sự chủ động bước ra khỏi vùng an toàn nên những người đó hoàn toàn không là gì so với “người duy nhất” à?

Cảm giác “mình biết mình làm được” lúc giải bài toán trên, là một cảm xúc rất mạnh mẽ, mình cảm giác như thời gian học tập đang lướt qua trong đầu mình rất nhanh. Mình thậm chí có thể nhìn thấy được hình ảnh lúc mình đã giải xong bài toán đó trong đầu. Và điều đó xảy ra sau khi mình đã thật sự giải xong.

Giống như cách đây 2 năm, khi mình nghĩ rằng, mình không thể tiếp tục sống tiêu cực như vậy nữa. Mình hình dung ra một cuộc sống đầy những thú vị khi chỉ cần đi dọc đường đã cảm thấy biết ơn vì mình còn được thở. Mình thấy biết ơn bạn Bách Khoa cùng phòng, không phải chỉ vậy sự xuất hiện của bạn đem đến những đau khổ xen lẫn hạnh phúc, mà vì bạn vẫn chọn ở lại và cùng mình tìm cách giải quyết. Mình biết ơn những người bạn đã luôn ở bên cạnh giải cứu mình mỗi khi mình trốn đi chơi quá 8 giờ tối.

Thời điểm đó, mình thấy được rằng tâm mình chỉ bình an khi mình quyết định tự đứng dậy và bước ra khỏi vũng bùn lầy đó. Đã rất nhiều cánh tay đưa tới mình, có người kéo được 1 chút, có những người bạn mà tay họ vẫn cứ ở đấy thôi. Mình không thoát ra được, vì mình chưa bao giờ tin là mình có thể làm được, mình chưa từng take action.

Cho đến khi mình thức sự đứng dậy.

Những lời nói “mình không làm được đâu”, “lỡ như làm xong rồi chẳng áp dụng được cũng hóa vô ích à?”, “rồi người ta sẽ phát hiện mình là kẻ bịp bợm”… đôi khi vẫn luẩn quẩn trong đầu mình.

Chỉ là… ừ, mình biết mình sẽ làm được thôi, bởi vì mình đã từng ở cái đáy của áp lực (hay do mình nghĩ thế), nên có áp lực thêm thì mình biết là nó chỉ là như thế.

Không được thì thôi, làm lại.

Không như thế này, thì tìm cách khác.

Không tìm được hướng đi chung, thì đi riêng, miễn bên nhau.

Không có tiền trả một lần, thì trả nhiều lần, miễn không quỵt :)))

Bởi vì kiểu gì cũng có cách. Kiểu gì mình vẫn sẽ làm được. Không thế này thì thế khác.

Làm được hay không, là do suy nghĩ của bạn.

Mình biết là mình sẽ tìm được tình yêu, dù có thật nhiều lần tan vỡ, mình vẫn tin tình yêu.

Mình biết là mình sẽ mua nhà được, dù là thời gian cày bục mặt.

Mình biết mẹ và mình sẽ tìm được cách thương nhau hơn.

Mình biết…

Dũ trụ này thay đổi, khi bạn biết, mọi thứ đều sẽ thay đổi vì bạn. Và lúc đó, người đầu tiên bạn biết ơn, không phải là một ai khác, mà chính là BẠN.

Hãy biết ơn vì bạn đã tự đứng dậy và chọn cách nắm lấy những cánh tay đưa ra đó. Bạn có nhiều hơn cái suy nghĩ “mình có cố gắng cách mấy cũng chẳng làm gì được”. Cứ thử xem, chỉ một lần trong đời, thử nghĩ rằng:

“Mình làm được”

“Mình tin là mình sẽ có tình yêu”

“Mình tin là mình sẽ có thật nhiều xèng”

Hãy tin và bước tới. (Chứ đừng tin rồi ngồi nhìn)

=))

Đây thực sự là một câu chuyện hề hước. Chả hiểu sao mình lại lái nó thành triết học như thế này. Thôi thì một chiều rảnh rỗi, hãy xem như đây là một bộ phim triết học hề hước.

À bài toán như sau:

Tổng của A và B là 86 thẻ.

B đưa A 26 thẻ thì B vẫn hơn A 4 thẻ.

Hỏi số thẻ ban đầu của B.

(Đáp án của B không phải là 58)

Trên thực tế, mình chưa bao giờ là một đứa giỏi toán hay có năng khiếu trong việc tính toán cả.

You may also like

Leave a Comment