Đò lên Thạch Hãn ơi… Chèo nhẹ

by admin

Rạng sáng ngày 27/7/1987, ông Lê Bá Dương ra chợ mua hết hoa rồi thuê người chở xuống bến sông. Tại đây, ông thuê một con đò của một bà mẹ ngư dân với giá 8.000 đồng/giờ để đi thả hoa trên sông. Thả hoa xong, vừa đúng 4 giờ thuê đò, ông lấy tiền trả cho bà mẹ thì bất ngờ mẹ quỳ sụp xuống lạy và khóc: “Mi làm rứa, răng mệ lấy tiền mi…”. Rồi hai mẹ con cùng khóc trước sự sững sờ của những người bạn của ông vừa ào ra bến thuyền.

Thì ra hôm đó tại hội trường, trong lễ kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ, mọi người bàn nhau đi mua hoa để viếng nghĩa trang. Khi ra chợ thì hoa không còn, hỏi thì mấy chị bán hoa nói có anh bộ đội nào đó đã mua hoa rồi vừa đi vừa khóc ra phía bờ sông, mấy người bạn đoán ngay là Lê Bá Dương liền vội lao ra sông.

Sau chuyện này những người bạn Lê Bá Dương ở Triệu Hải cứ đến dịp 27 tháng 7 năm nào cũng mua hương hoa ra thả. Lâu dần thành việc làm thường niên của người dân ở hai bên bờ Thạch Hãn và của mỗi người dân Quảng Trị.

Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm oanh liệt từ ngày 28/6 đến ngày 15/9 năm 1972, dòng Thạch Hãn đã đón nhận hàng vạn chiến sĩ Quân Giải phóng vượt sông dưới mưa b.om bão đ.ạn vào giữ Thành cổ Quảng Trị, làm nên trang sử vàng bất khuất vì hòa bình và thống nhất của đất nước, vì tự do của dân tộc Việt Nam đồng thời viết nên khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn và ngôi Thành cổ vinh quang.

Soi bóng dòng Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị chưa đầy 3 kilomet vuông đã hứng chịu một lượng b.om đ.ạn do Mỹ-Ngụy trút xuống trong 81 ngày đêm có sức công phá bằng 7 quả b.om nguy.ên t.ử mà Mỹ ném xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản đã trở thành một thành phố tu.ẫn đ.ạo của thế giới.

Ở đó, hàng vạn chiến sĩ Giải phóng quân đã giữ vững Thành cổ Quảng Trị bằng chính lòng quả cảm, ý chí và nghị lực phi thường của “những con người Việt Nam với truyền thống bốn ngàn năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại” (Tổng Bí thư Lê Duẩn). Chiến công và vinh quang đó trên dòng Thạch Hãn và ngôi Thành cổ bên sông Thạch Hãn gắn với những con người đã quyết t.ử cho Tổ quốc quyết sinh mà hôm nay thường ngân vang trong những câu ca về Dòng sông hoa đỏ – “Khi người lính lặng im tan vào đất, là cuộc đời chảy mãi những dòng sông, ôi dòng sông mang phù sa người lính, tươi mát bãi bồi xanh ngát nương dâu” (Nguyễn Hữu Quý – Võ Thế Hùng) và trong câu thơ tưởng nhớ đồng đội – “Đò lên Thạch Hãn ơi… Chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm” (Lê Bá Dương).

Từ Hà Nội vào, Đặng Thanh Thanh nhất quyết đòi thăm Thành cổ Quảng Trị. Sáng mùa Hạ rưng rưng trên những bông cỏ lau đã bắt đầu bung nở ở hai bờ của dòng Thạch Hãn, tại những nơi mà trong 81 ngày đêm tu.ẫn đ.ạo của quân và dân Việt Nam cùng ngôi Thành cổ vinh quang và dòng sông bi tráng là những bến vượt thấm đỏ m.áu đào…

(ST)

You may also like

Leave a Comment