Năm 1993, cách đây 29 năm, các tay súng của tổ chức Đại hội Chủ nghĩa Liên Châu Phi (Pan Africanist Congress), với súng trường tự động và lựu đạn, đã tấn công một giáo đường, giết chết 11 người và làm bị thương hơn 58 người.

by admin

Bạo lực liên quan tới chánh trị ở Nam Phi tái xuất hiện trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20. Những người da đen theo chủ nghĩa dân tộc tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường nhằm chấm dứt chế độ apartheid. Các cuộc đàm phán trong suốt đầu những năm 1990 đã dẫn tới một thỏa hiệp trong đó, bắt đầu từ năm 1994, các cuộc bầu cử “tự do và dân chủ” sẽ cho phép người da đen bỏ phiếu cho các đảng chánh trị bị cấm trước đây.

Quân đội Nhân dân Giải phóng Azania (APLA) là một nhóm da đen theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tách ra khỏi Đảng Đại hội Dân tộc Phi của Nelson Mandela. Trong các cuộc đàm phán về chế độ apartheid từ năm 1991-1994, họ cố tình nhắm vào thường dân da trắng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhóm này cũng cho rằng các Nhà thờ Cơ Đốc giáo là nguồn gốc của sự đàn áp. Và vào Chúa Nhựt ngày 25 tháng 7 năm 1993, 5 kẻ khủng bố thuộc APLA đã xông vào Nhà thờ Saint James ở Kenilworth, Cape Town, Nam Phi, lúc này đang tụ tập rất đông người đa chủng tộc.

Các tên khủng bố ném lựu đạn và xả đạn liên tục vào băng ghế tạo ra một cảnh hỗn loạn. Vài phút sau vụ thảm sát, một thành viên của hội thánh, Charl van Wyk, đã bắn bị thương một tên trong số chúng bằng khẩu súng lục ổ quay 38 li đặc biệt, khiến những kẻ khủng bố phải bỏ chạy khỏi hiện trường. Charl viết lại một cuốn sách về sự kiện này đồng thời thành lập một nhóm vận động để bảo vệ quyền sử dụng vũ khí, Hiệp hội Sở hữu súng Nam Phi (GOSA). GOSA đạt được thành công trong việc duy trì quyền sử dụng vũ khí của người dân ở Nam Phi cho tới nay.

5 tên thủ phạm của vụ thảm sát bị bắt sau đó và phải ngồi tù vài năm. Cuối cùng, chúng được ân xá vào năm 1998 bởi Ủy ban Sự thật và Hòa giải, một cơ quan tư pháp hoạt động giống như một tòa án được thành lập vào cuối thời kỳ apartheid để giải quyết các vụ việc vi phạm nhân quyền./.

You may also like

Leave a Comment