PIETÀ – BỨC TƯỢNG DUY NHẤT CÓ CHỮ KÝ CỦA MICHELANGELO

by admin

Trong suốt cuộc đời sự nghiệp nghệ thuật của mình, Michelangelo chỉ ghi lại dấu ấn chữ ký của mình lên một tác phẩm duy nhất, đó chính là Pietà (Đức Mẹ Sầu Bi). Nếu Sleeping Cupid (Thần Cupid Say Ngủ) là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp nghệ thuật của Michelangelo thì Pietà chính là tác phẩm đã mang đến một địa vị mới cho ông và củng cố sự nghiệp làm điêu khắc gia của mình.

Vào năm 1498, Hồng y Jean Bilhères de Lagraulas – sứ giả Pháp của Vua Charles VIII muốn có một tác phẩm Đức Mẹ Sầu bi cho ngôi mộ dự kiến của mình ở Rome. Ngài đã tìm đến Michelangelo, lúc đó 24 tuổi, để đặt làm tượng với phong cách “…miêu tả Đức Mẹ Đồng trinh mặc áo choàng với Chúa Jesus đã chết trong vòng tay của bà” và nhân vật Chúa Jesus phải “to như người thật”.

Tác phẩm đã củng cố tên tuổi Michelangelo với tư cách một nghệ sĩ vĩ đại. Nhân vật Đức Mẹ Đồng trinh trẻ trung đang ngồi. Thân thể của Chúa Jesus được đặt ngang lòng bà. Bà ôm lấy thân hình thiếu sinh lực của đứa con trai đã chết trong vòng tay mình, ôm Ngài cho cả thế giới thấy. Khuôn mặt của bà cúi xuống, khi bà nhìn Ngài. Đối với nhiều người, khuôn mặt của Đức Mẹ Đồng trinh thể hiện hình ảnh một phụ nữ quá trẻ để làm mẹ của Chúa Jesus và cũng có lẽ là quá đẹp. Michelangelo quở trách những thách thức này. Đối với ông, khuôn mặt bà là tấm gương phản chiếu tâm hồn vô tội và không nhuốm màu thời gian của một trinh nữ, chứ không phải tuổi tác phàm tục. Người ta có thể cảm nhận được Michelangelo đang nghĩ tới lý tưởng của Chủ nghĩa Tân Plato rằng tâm hồn con người phản ánh diện mạo của Thiên Chúa, vẻ đẹp trần gian được phản chiếu bởi vẻ đẹp thiêng liêng, thần thánh. Và, dường như, tác phẩm của ông đã đến được với mọi người, đi vào lòng người, bởi chính vẻ đẹp siêu việt mà ông tạo ra bằng thiên tài của mình

Ngay sau khi bức tượng được sắp đặt, Michelangelo đã ký tên lên tác phẩm trên thân của Đức Mẹ Đồng trinh. Một đêm Michelangelo đã mang theo những chiếc đục của mình và khắc dòng chữ: MICHELANGELUS BUONARROTUS FIORENTINUS FACIEBAT”, “Michelangelo Buonarroti, người Florence, đã làm tác phẩm này”, trên chiếc đai quàng chéo qua thân Đức Mẹ Đồng trinh. Kiểu chữ viết giống với phong cách chữ ký của các nghệ sĩ thời Rome cổ đại. Cũng có thể nó có liên quan đến tác phẩm Thần Cupid Say Ngủ (1496), bức tượng bị mạo nhận là đồ cổ. Michelangelo muốn khẳng định ai đã làm tác phẩm này, gốc gác Florence của ông và gia đình đặt theo tên cha của ông Buonarroti.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về Michelangelo nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày dặc thông tin tiểu sử thì bạn có thể đọc thử cuốn Michelangelo: Cuộc Đời Và Tác Phẩm Qua 500 Hình Ảnh của tác giả Rosalind Miles. Còn rất nhiều sự thật thú vị nào phía sau những tác phẩm của Michelangelo ẩn giấu trong cuốn sách này đó.

You may also like

Leave a Comment