Thấy vậy mà không phải vậy

by admin

Chúng ta đang cho rằng Trung Quốc đã thua Mỹ một bàn khi Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan an toàn và bắt đầu chuyến thăm của mình tại Đài Loan.

Đằng sau những động thái chuẩn bị quân sự của Trung Quốc trong những ngày vừa qua cùng với những tuyên bố cứng rắn từ phía Trung Quốc, dư luận cho rằng Trung Quốc sẽ phản ứng/hành xử một cách “thô bạo”. Tuy nhiên, sau những căng thẳng hồi hộp đợi chờ phản ứng của Trung Quốc, một lần nữa chúng ta lại thấy được một nước cờ cao của Trung Quốc. Sau vụ khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90 thế kỷ XX và sự kiện ngày hôm nay, một lần nữa, Trung Quốc đã đưa vị thế của mình lên một tầm cao mới trên bàn cờ địa chiến lược-chính trị thế giới.

Với cục diện thế giới hiện tại, việc so găng với Mỹ là một tư duy thiển cận. Việc hơn thua với Mỹ cũng lại càng thiển cận hơn. Cần phải hiểu, thực tế Trung Quốc và Mỹ đang so găng ở trên mặt trận nào trước khi đưa ra những bàn luận về một sự kiện trong đại cục.
Về bản chất, hiện Trung Quốc và Mỹ đang so găng nhau trên bình diện bàn cờ quản trị toàn cầu, trong việc cung cấp các năng lực và dịch vụ toàn cầu, trong đó có an ninh thế giới. Sau sự kiện Ukraine đẩy Nga vào tình thế phải đánh và giờ là phải đánh đến cùng, đánh cho dập đầu rắn, thế giới đã nhìn thấy rõ bản chất của Mỹ, mặc dù điều đó chẳng có gì mới mẻ cả. Tuy nhiên, bản chất đấy trong bối cảnh hiện tại đã cho thấy rằng Mỹ thực sự đang trên đà suy thoái nặng nề và không còn khả năng bao nhiêu.

Cái Mỹ cần lúc này là một cuộc chiến cho phép Mỹ có thể đảo ngược tình thế. Tuy nhiên, tại Ukraine, Nga đã chơi một chiến lược cao tay khi vừa đạt được các lợi ích chiến lược của mình, vừa lại không cho phép Mỹ có thể leo thang chiến tranh theo cái cách mình muốn được. Rốt cuộc phải tìm một cuộc chiến mới, nhưng tại đâu? Mỹ đã kích động rất nhiều điểm nóng trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Đài Loan. Trung Quốc đã cho Mỹ sự hưng phấn, nhưng cũng không quên cảnh báo về các biện pháp cứng rắn – nên nhớ cứng rắn không nhất thiết cần phải “thô bạo”. Tuy nhiên, đến phút cuối cùng, điều Mỹ mong đợi lại không tìm kiếm được ở câu chuyện Đài Loan.

Trung Quốc đã cho cả thế giới thấy vai trò quan trọng của họ trong việc đảm bảo hòa bình thế giới. Sự kiện này đã thu hút hàng trăm triệu người theo dõi trong sự hồi hộp và nín thở, bởi nếu xảy ra chiến tranh, đó sẽ là một thảm họa với toàn cầu. Trung Quốc đã cho thế giới thấy rõ rằng, Mỹ sẵn sàng hi sinh lợi ích của toàn cầu để đạt được những lợi ích cho mình và sẵn sàng khiêu chiến. Còn ngược lại, Trung Quốc cho thấy rõ mình có thể kích hoạt cuộc chiến nhưng lại sẵn sàng hi sinh thể diện quốc gia để giữ cho đại cục hòa bình của toàn cầu và vì lợi ích đại đồng như đã tuyên ngôn.

Để hiểu được cục diện toàn cầu, các đại chiến lược và hiểu tiếp theo câu chuyện này là gì thì không thể nhìn thấy một điểm mà kết luận đại cục được. Trò hơn thua chỉ dành cho đám trẻ con mà thôi, còn ở tầm quốc gia, tầm siêu cường, tầm toàn cầu, nó hoàn toàn khác.

Nguồn Giang Le

You may also like

Leave a Comment