NHẪN GIẢ (1)

by admin

I. Lịch sử

Trong lịch sử Nhật Bản từ xưa tới ngày nay thì Nhẫn giả Ninja a.k.a Shinobi là tên gọi 1 nhóm những người hành nghề đặc biệt thiên về mảng thám báo – địch vận – sát thủ song không phải là hạng tay ngang gà mờ mà là dân chuyên nghiệp đã được huấn luyện bài bản các kỹ năng nghề nghiệp liên quan cho công việc này – Nhẫn thuật Ninjutsu tới mức mà chiến công lẫn kỹ năng của họ không chỉ đã trở thành các câu chuyện kể huyền thoại thu hút người nghe mà hình tượng về họ cũng được các nhà làm phim sử dụng đã làm các bộ phim về đề tài liên quan đến những đặc công bí ẩn của xứ sở Mặt Trời Mọc này

Dù rằng khi lên phim thì hình tượng các nhẫn giả có phần được tô vẽ hơi bị thần thánh quá mức song ngoài nguyên nhân khác quan nằm do bởi chiến công các nhẫn giả thực hiện quá phi thường giữa lúc tính chất công việc của họ lại quá bí mật không có nhiều thông tin lẫn thì còn cả 1 phần nguyên nhân chủ quan từ sự tuyên truyền của người trong cuộc mà điển hình là trường hợp của Nakagawa Shoshunjin vốn bên cạnh là người sáng lập dòng Nhẫn giả phái Nakagawa (Nakagawa-ryu) ở tỉnh Mutsu là phần đông bộ vùng Tohoku Đông Bắc thuộc đảo Honshu Bản Châu của Nhật Bản ngày nay vào thế kỷ 17 thì trong ghi chép của mình – tác phẩm Okufuji Monogatari Truyện kể Okufuji về cuộc đời của chính bản thân mình thì Nakagawa Shoshunjin có ghi rằng mình sở hữu dị năng biến hình vốn có thể biến đổi hình dạng từ người sang bất kỳ loài động vật nào như chuột, nhện, chim…

Mặc dù không rõ lời tuyên bố có khả năng biến hoá từ người sang động vật các loại của Nakagawa Shoshunjin trong tự truyện Okufuji Monogatari chính xác tới đâu song nó quả thục đã làm tăng số người gia nhập phái Nakagawa-ryu để sau đó thì họ có thể trở thành ninja Hayamichi no Mono phục vụ các công việc tình báo lẫn ám sát cho lãnh chúa từ 10 lên 20 người

Tuy rằng các nhẫn giả lên phim ảnh có phần hơi bị phóng đại kỹ năng song thực sự thì trong lịch sử Nhật đã từng tồn tại 1 số nhẫn giả xuất chúng từng chọn phe phục vụ cho vài vị lãnh chúa Nhật đối địch nhau mà tiêu biểu là bộ đôi Hattori Hanzo Phục Bộ Bán Tàng a.k.a Hattori Masanari, Hattori Masashige Phục Bộ Chính Thành, Oni-Hanzo Quỷ Bán Tạng (1541-1596) thuộc trường phái Nhẫn giả Iga Iga-ryu phát xuất từ tỉnh Iga cũ từng phụng sự sứ quân Tokugawa Ieyasu Đức Xuyên Gia Khang a.k.a Matsudaira Takechiyo Tùng Bình Trúc Thiên Đại, Matsudaira Jirosaburo Motonobu Tùng Bình Thứ Lang Tam Lang Nguyên Tín, Matsudaira Kurandonosuke Motoyasu Tùng Bình Tàng Nhân Tá Nguyên Khang a.k.a Matsudaira Motoyasu (31 tháng 1 năm 1543 – 1 tháng 6 năm 1616) của gia tộc Tokugawa Đức Xuyên cùng nữ nhẫn giả (kunoichi) Mochizumi Chiyome a.k.a Mochizumi Chiyojo Vọng Nguyệt Thiên Đại Nữ a.k.a Mochizumi Chiyo Vọng Nguyệt Thiên Đại của phái Nhẫn giả Koga Koga-ryu ở vùng Koga a.k.a Koga thuộc tỉnh Shiga Tư Hạ ngày nay đã từng đảm trách bộ phận tình báo gồm 200-300 nhân sự chuyên trách các công việc từ do thám tới ám sát cho gia tộc Takeda Vũ Điền dưới thời kỳ cai trị của đương chủ Takeda Shingen Vũ Điền Tín Huyền (1 tháng 12 năm 1521-13 tháng 5 năm 1573)

Dù đôi lúc thì Ninja ngoài công việc thám báo cũng được tận dụng ở ngoài mặt trận với nhiệm vụ là cài cắm vào doanh trại đối thủ để phá huỷ bộ phận hậu cần khiến địch quân rối loạn dao động tạo cơ hội cho đại quân chủ lực ra mặt đánh đòn cú quyết định như trường hợp mà Toyotomi Hideyoshi Phong Thần Tú Cát a.k.a Hashiba Hideyoshi Vũ Sài Tú Cát (26 tháng 3 năm 1537-18 tháng 9 năm 1598) đã áp dụng khi giao chiến với đối thủ kiêm đồng liêu cũ là Akechi Mitsuhide Minh Trí Quang Tú (1528-1582) tại trận Yamazaki Sơn Khi a.k.a Tenno-zan Thiên Sơn Vương diễn ra ngày 2 tháng 7 năm 1582 song với 1 số người có bản tính tàn bạo như ông chủ của cả Toyotomi Hideyoshi lẫn Tokugawa Ieyasu là Oda Nobunaga Chức Điền Tín Trường (23 tháng 6 năm 1534-21 tháng 6 năm 1582) của nhà Oda thì lực lượng nhẫn giả như phái Iga với kỹ năng đặc biệt mà họ sở hữu lại có thể là 1 mối nguy tiềm ẩn phải động đến vũ lực để giải quyết rốt ráo vốn được thể hiện qua cuộc vây hãm căn cứ Hijiyama Tỉ Tự Sơn Thành của phái Iga nằm tại tỉnh Iga Y Hạ cũ mà nay là tây bộ tỉnh Mie Tam Trọng của Nhật vào năm 1581 với kết quả là cả lâu đài Hijiyama sau cùng đã bị quân Oda phóng hoả thiêu trụi

Dù rằng thời điểm chắc chắn mà Nhẫn giả lần đầu xuất hiện là khi nào thì không ai chắc chắn song 1 số kỹ năng nằm trong gói kỹ năng Nhẫn thuật Ninjutsu mà 1 nhẫn giả phải thành thạo như thuật cải trang Hensojutsu (Biến trang thuật) thì đã xuất hiện ở Nhật Bản từ tận thời cổ đại trước khi người Nhật biết bắt đầu dùng Hán tự kanji để ký âm ghi chép lại những hành trạng của mình chứ nói chi đến việc phát triển ra các chữ việc hiragana, katakana hiện tại với việc 1 trong những người đầu tiên được nhắc tới ở Nhật Bản là đã dùng tới kỹ năng cải trang để nhân lúc không ai đề phòng mà ám toán thành công thủ lĩnh hùng mạnh của kẻ địch chính là vị hoàng tử huyền thoại Yamato Takeru, con trai của Thiên hoàng huyền sử Nhật là Keiko Cảnh Hành vốn theo mô tả trong cả 2 tập sử liệu cổ xưa nhất của Nhật là Kojiki Cổ Sự ký a.k.a Furukotofumi, Furukotobumi của Thái An Mặc Lữ O no Yasumaro cùng Nihon Shoki Nhật Bản Thư kỷ a.k.a Nihongi Nhật Bản Kỷ viết vào thế kỷ thứ 8 thì hoàng tử Takeru của quốc gia Yamato Đại Hoà (Nhật Bản thời kỳ sơ khai) đã tiến hành cải trang làm hầu gái để đột nhập bữa tiệc của tộc trưởng Torishi-Kaya (Sự dũng mãnh của Kahakami) của tộc Kumaso ở tỉnh Kumamoto Hùng Bản ngày nay trên đảo Kyushu Cửu Châu được cho chính là quốc gia Cẩu Nô Kunnu đối địch với quốc gia Yamatai Nữ Vương của nữ chúa Himiko Tì Di Hô mà sử gia Trần Thọ thời Tam quốc có đề cập tới trong tác phẩm Tam Quốc chí của mình trước khi ra tay hạ sát thủ lĩnh tộc Kumaso vốn được cho là đã diễn ra vào mùa đông năm 397 để rồi cùng với việc tộc trưởng bị hoàng tử Yamato Takeru ám toán ở bữa tiệc, tộc Kumaso từng đối địch Đại Hoà Yamato đã bị tan rã và bị Yamato thôn tính

Việc Yamato Takeru cải trang làm hầu gái hầu rượu trà trộn vào tiệc người Kumaso để ám toán tộc trưởng cuối cùng của họ có thể sử dụng làm bằng chứng để cho rằng hoàng tử Yamato Takeru huyền thoại chính là 1 trong các ông tổ của nhẫn giả Nhật với mốc thời gian mùa đông năm 397 mà theo cả 2 sử liệu Kojiki lẫn Nihongi là lúc Yamato Takeru cải trang làm hầu gái để đi trà trộn ám toán thủ lĩnh bộ tộc đối địch có thể tạm được xem là 1 trong những mốc thời gian thuật nhẫn giả ninjutsu cũng như công việc nhẫn giả ninja được hình thành

Tuy nhiên thì câu chuyện về chiến công giả gái giết thủ lĩnh kẻ thù của hoàng tử Yamato Takeru do bởi được cho là diễn ra vào thời điểm Nhật Bản chưa có chữ viết để rồi hơn 300 năm sau đó thì mới được ghi chép thành văn lần đầu tiên theo lệnh từ chính triều đình Thiên hoàng nên cũng chả thể xác thực về độ tin cậy của sự kiện trên mãi cho tới thời kỳ trị vì của thái tử Shotoku Thánh Đức (7 tháng 2 năm 574-8 tháng 4 năm 622) thì bấy giờ mới có ghi chép thành văn đầu tiên về việc các hoạt động tình báo gián điệp được chính quyền Đại Hoà triển khai vốn là 1 trong các nền tảng cho sư ra đời của lực lượng nhẫn giả về sau với việc 1 người tên Otonomo Sahito được thuê làm 1 trong các công việc chính mà các nhẫn giả thực thụ về sau luôn được làm – gián điệp và điều này đã biến Otonomo Sahito trở thành 1 trong những tổ sư sơ khai thực thụ của phái Nhẫn giả giữa lúc Yamato Takeru với trò cải trang ám toán cũng là kỹ năng của nhẫn giả về sau có lẽ chỉ đóng vai trò là tổ nghề sơ khai theo truyền thuyết

Ngoài trường hợp của Otomomo Sahito thì tác phẩm Nihon Shoki cũng có ghi nhận Nhật Bản thời kỳ Nara hoặc trước đó cũng từng hiện diện cả gián điệp quốc gia xung quanh như bán đảo Triều Tiên cài vào với trường hợp được ghi nhận của đặc vụ ngầm bên ngoàidđược cử tới Nhật là trường hợp của gián điệp Kamata do quốc gia Tân La Silla ở bán đảo Triều Tiên phái tới Nhật qua ngả Tsushima song xui xẻo cho Kamata khi mà sau đó chính quyền Đại Hòa phát giác đã trục xuất Kamata tới Kamitsukenu ở tỉnh Kozuke

Tuy việc Otonomo Sahito được thái tử Sotoku thuê làm công việc 2 mang đi do thám đối thủ của mình có thể được coi là mốc thời điểm thực tế khai sinh ra công việc nhẫn giả song thực tế thì những nhẫn giả sơ khai ban đầu như Otonomo Sahito về lý thuyết thì có thể chỉ đúng với tính chất của 1 điệp viên ngầm CIA với MOSSAD hay Hoa Nam Tình báo cục ngày nay chứ chưa thể nói là 1 tổ sư hoàn thiện của nhẫn giả do bởi bởi vì những công phu nhẫn giả về sau sở hữu lúc này vẫn chưa xuất hiện và người làm công việc gián điệp nếu bị bại lộ thân phận thì sẽ dễ dàng bị nạn nhân của họ diệt trừ 1 cách dễ dàng mà không hề được trang bị bất cứ kỹ năng phòng vệ nào (ngay cả nếu có thì cũng chỉ là tùy việc người làm gián điệp thời này bản thân có phải là người ham thích luyện võ hay không)

Một trong những ví dụ điển hình cho việc làm điệp viên 2 mang nhưng lại không được trang bị kỹ năng chiến đấu –tự vệ lẫn kỹ năng do thám cần thiết trừ cải trang đã diễn ra vào thời kỳ Heian sau đó vốn được mô tả trong trong tác phẩm biên niên sử Shomonki a.k.a Biên niên sử về Masakado Masakado-ki được biên soạn vào thế kỷ thứ 10 vốn không lâu sau khi người có tên bị mượn làm tựa tác phẩm kiêm nhân vật chính của tác phẩm là Taira no Masakado Bình Tương Môn qua đời

Trường hợp gián điệp 2 mang được ghi chép trong tác phẩm biên niên sử Shomonki a.k.a Biên niên sử về Masakado Masakado-ki vụ là Hasetsukabe no Koharumaru Trượng Bộ Tự Xuân Hoàn vốn theo tác phẩm biên niên sử Shomonki a.k.a Biên niên sử về Masakado Masakado-ki thì ban đầu là 1 đứa trẻ sống vào thế kỷ thứ 10 chuyên làm công việc giao liên cho lãnh chúa Taira no Masakado của triều đình Thiên hoàng song 1 người khác trong họ Taira muốn tranh quyền với Taira no Masakado chính là ông chú Taira no Yoshikane vốn bản thân từng ra mặt khai chiến với Taira no Masakado song bị thất bại phải đi trốn để giữ mạng

Sau khi biết công việc của Hasetsukabe no Koharumaru là luôn bên cạnh hầu hạ cho Taira no Masakado thì Taira no Yoshikane đã cho gọi Hasetsukabe no Koharumaru tới dụ dỗ Hasetsukabe no Koharumaru làm việc do thám tư dinh của Taira no Masakado cho mình vốn để trả công thì ngoài việc hứa ban cho hàng đống gạo lẫn quần áo còn là cơ hội thăng chức cho Hasetsukabe no Koharumaru từ chân giao liên lên vị trí thị tùng cưỡi ngựa và được Hasetsukabe no Koharumaru nhận lời

Tuy sau đó thì Hasetsukabe no Koharumaru với việc đóng giả người đưa than tới phủ Taira no Masakado đã cung cấp thông tin tường tận về kho vũ khí, chuồng ngựa, cổng phủ lẫn chỗ ngủ của chính Taira no Masakado để Taira no Yoshikane sau đó lên kế hoạch mang tư binh nhân đêm khuya tới tập kích hạ sát thằng cháu mình song sự việc đã nhanh chóng bị bại lộ với việc 1 lính canh phủ Taira no Masakado đã phát giác ra sự việc rồi cáo mật lại cho Taira no Masakado để Taira no Masakado lập đối sách ứng chiến vốn khi Taira no Yoshikane kéo binh tới tập kích thì Taira no Masakado đã ra phản kích đánh đuổi Taira no Yoshikane giữa lúc Hasetsukabe no Koharumaru vì tội phản chủ nên sau 2 tuần lẩn trốn đã bị quân của Taira no Masakado bắt về chém đầu

Dù vậy thì ghi chép về các hoạt động có liên quan đến các nhiệm vụ mà những nhẫn giả về sau xuất hiện vẫn còn rất tản mác và không phải vụ việc ám sát – do thám xảy ra từ thời này đều là do những nhẫn giả sơ khai đảm trách mà đôi lúc mấy vụ như ám sát chỉ do ai đó nghiệp dư bất mãn nạn nhân làm quả ám sát để cướp quyền

Tuy nhiên thì có 1 sự thực là nền tảng Nhẫn thuật của các nhẫn giả về sau với trường phái Ninja sơ khai nhất quả đúng là đã xuất hiện vào thời kỳ Heian nhưng mà là cuối thời kỳ Heian

Việc bộ công phu Nhẫn thuật Ninja ra đời có 1 phần đến từ các sự kiện có liên quan thời Trung Quốc khi mà vào thời kỳ Heian, giữa lúc ở Nhật đám võ sỹ đánh thuê đang dần tích lũy vốn liếng chính trị để sau này vươn lên nối nhau làm quả thao túng Thiên hoàng thay cho các quý tộc cung đình họ Fujiwara Đằng Nguyên cũ có được quyền lực nhờ làm quan cung đình cộng việc làm thông gia nhiều đời với hoàng tộc thì ở Trung Hoa, thế lực từng đưa Trung Hoa tới mốc son thịnh vượng là nhà Đường của hoàng tộc Lý thị do sự cai trị yếu kém của đám vua hủ bại vô năng đã không chỉ lâm cảnh nội chiến rồi dần tan rã mà do bởi việc trước kia Đường triều từng mở rộng lãnh thổ ra khu vực thảo nguyên nơi ở của nhiều sắc dân du mục – bán du mục nên người những sắc tộc này theo đó đã đi lính cho nhà Đường vốn khi nhà Đường diệt vong thì 1 bộ phận các tộc du mục này như người Sa Đà gốc Tây Đột Quyết, người Khiết Đan, người Đảng Hạng gốc Khương – Tạng, người Hồi Cốt, người Hề, người Thổ Dục Hồn …đã cùng các thế lực tập đoàn vũ trang người Hán chia nhau xâu xé đất Đường thành nhiều tiểu quốc khác nhau với người Hồ du mục do sinh sống nơi có khí hậu khắc nghiệt nên sinh cơ khỏe hơn đã dần lấn lướt người Hán tới mức ngay cả khi người Hán sau cùng có thể lập ra 1 triều đại mới của riêng mình để thống nhất phần lớn đất cũ nhà Đường chính là Tống triều (960-1279) của Triệu thị thì họ cũng không đủ sức đánh đuổi hết đám người rợ kia về thảo nguyên khiến cho di họa rợ Hồ về sau chinh phục đô hộ toàn Trung Hoa

Trong cơn binh lửa giữa các tiểu quốc người hán với nhau lẫn người Hán với người Hồ thì có nhiều người chọn cách di cư với 1 số trong đó thay vì dời chỗ ở phạm vi nội địa lại chọn cách nhảy tàu xuất dương với 1 bộ phận lưu dân chọn cách dời nhà theo thời trong phạm vi nội địa về sau đã phát triển thành dân Khách Gia nói 1 thứ phương ngữ riêng giữa lúc những người xuất dương thì có người đã chọn cách tới Nhật Bản bao gồm cả nhà sư luyện tập võ tên Kain Doshi đi theo diện bị lưu đày chính trị là 1 trong 2 người có công lớn trong việc khai sinh nên cả Nhẫn thuật Ninjutsu cùng trường phái Ninja sơ khởi nhất

Thời điểm cuối thời kỳ Heian thì các gia tộc võ sỹ lớn ở Nhật Bản sau 1 thời gian phụng sự Thiên hoàng đã tích lũy đủ vốn liếng chính trị để làm chủ nhân mới của Nhật Bản song có 1 vấn đề nho nhỏ xuất hiện là họ nào sẽ làm sếp và họ nào sẽ làm đầy tớ

Trong số 2 họ võ sỹ nguồn gốc thế gia mà ở đây nói thẳng là dòng Hoàng tộc thì có 2 họ Taira Bình thị cùng Minamoto Nguyên thị là hiển hách nhất song vì là họ nhánh phát sinh từ dòng đích hoàng tộc nên đành cam chịu phận Chỉ dưới 1 người nhưng trên vạn người khác với họ Taira ban đầu thông qua mánh khóe đã tạm trở thành họ đầu tiên thao túng Thiên hoàng 1 cách không chính danh

Dù là họ hàng nhưng sự thao túng Thiên hoàng 1 cách không chính danh của họ Taira lại chọc tức đối thủ là nhà Minamoto vốn về vai vế tư cách cũng là ngang ngửa không hơn không kém và vì họ Taira là gia tộc võ sỹ nên cách duy nhất để đánh bại 1 võ sỹ là dùng võ lực với

Tuy là 2 họ Minamoto với Taira ban đầu là các võ sỹ không sinh sự thì không có oán song sau cùng thì 2 họ đã nhanh chóng phát sinh tử thù với nhau tới mức hậu nhân 2 nhà kể cả khi 2 dòng đích đã ra người thiên cổ theo dâu bể vẫn còn đấu đá triệt hạ nhau với nguồn cơn khởi đầu mối thù truyền kiếp giữa 2 nhà Minamoto – Taira cùng các chi họ phụ phát sinh từ 2 họ đến từ cuộc nội chiến Hogen Bảo Nguyên diễn ra từ ngày 28 tháng 7 tới ngày 16 tháng 8 năm 1156 giữa anh em ruột là 2 Thiên hoàng Nhật Sutoku Sùng Đức (7 tháng 7 năm 1119-14 tháng 9 năm 1164) – Go Shirakawa Hậu Bạch Hà (18 tháng 10 năm 1127-26 tháng 4 năm 1192) đều là con trai Thiên hoàng Toba Điểu Vũ (24 tháng 2 năm 1103-20 tháng 7 năm 1156)

Thượng bất chính hạ tất loạn, anh em Thiên hoàng dòng đích mà còn dùng vũ lực để tranh vị thì miễn bàn cãi chuyện làm gương cho đám bà con xa họ Minamoto cùng Taira của mình vốn khi 2 ông Thiên Hoàng là anh em của nhau đứng 2 bên chiến tuyến thì 2 Thiên hoàng cũng tranh thủ đều đặn sự ủng hộ của đám bà con xa với mỗi bên tham chiến đều có đủ mặt thành viên 2 họ Taira-Minamoto cùng đại thế gia Fujiwara song tuy vậy thì các trưởng họ 2 nhà Taira-Minamoto thì rõ ràng không đúng chung phe với trưởng họ Minamoto no Tameyoshi Nguyên Vi Nghĩa (1096-1156) của nhà Minamoto lại ngả theo phe Sutoku trong khi giữa lúc con trai là Minamoto no Yoshitomo Nguyên Nghĩa Chính (1123-1160) lại chọn theo phe Go-Shirakawa cùng trưởng họ Taira no Kiyomori Bình Thanh Thịnh (1118-1181) của họ Taira về sau lại là kẻ thù của mình trong khi chú bác của Taira no Kiyomori là Taira no Tadamasa lại đi giúp Minamoto no Tameyoshi

Tuy cuối cùng phe Sutoku với sự bang tá của lão làng 2 họ Taira-Minamoto bị thảm bại trước phe Go-Shirakawa do đám nhóc tì 2 họ giúp rập song rất nhanh chóng thì 2 họ Taira-Minamoto trở mặt thành thù sau khi Thiên hoàng Go-Shirakawa thoái vị năm 1158 vốn sang năm 1160 thì phát triển thành cuộc nội chiến Heiji Loạn Bình Trị kéo dài từ ngày 19 tháng 1 tới ngày 5 tháng 2 năm 1160

Ở trong cuộc nội chiến này thì cả 2 phe Taira-Minamoto tuy đều tranh thủ được sự ủng hộ của ít nhất 1 người từ đại thế gia Fujiwara song sau cùng thì họ Minamoto đã thất bại với kết quả là Minamoto no Yoshitomo bị mất mạng còn 3 con trai nhỏ của Minamoto no Yoshitomo về sau đều tham gia cuộc chiến Genpei Nguyên Bình (1180-185) trả thù nhà là Minamoto no Yoritomo Nguyên Lại Triều (9 tháng 5 năm 1147-9 tháng 2 năm 1199), Minamoto no Moriyori Nguyên Phạm Lại (1150-1193), Minamoto no Yoshitsune Nguyên Nghĩa Kinh (khoảng 1159-1189) với Minamoto no Yoritomo thì bị lưu đày vốn trong lúc bị lưu đày thì Minamoto no Yoritomo lại trớ trêu đi kết hôn với con gái nhà Hojo tộc nhánh họ Taira là Hojo Masako để rồi sau khi người cuối cùng dòng chính Minamoto bị ám sát năm 1219 thì quyền lực Mạc phủ Kamakura Liêm Thương mà 3 em Minamoto Yoritomo khổ công kiến lập lại bị sang cả vào tay các nhiếp chính họ Hojo gốc Taira

Trong số những người tham gia cuộc chiến gia tộc đầu tiên giữa 2 họ Minamoto – Taira thì có 1 võ sỹ tên Daisuke Nishina Nhân Khoa Đại Trợ a.k.a Daisuke Tokagure Hộ Ẩn Đại Trợ do là đầu quân lộn bên phe bại trận nên sau khi cuộ chiến kết thúc đã phải chạy về bản quán ở là làng Tokagure tại tỉnh Shinano Tín Nồng cũ mà nay thuộc tỉnh Nagano Trường Dã ở vùng Chubu Trung Bộ của Nhật để bảo vệ con cái mình không bị người phe thắng trận làm hại

Theo thông tin vẫn còn đang gây tranh cãi từ cựu Đại Trưởng lão Soke trường phái Nhẫn giả Togakurye kiêm sáng lập viên tổ chức võ thuật quốc tế Bujinkan là Massaki Hatsumi Sơ Kiến Lương Chiêu (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1931) thì để tránh bị người bên thắng trận truy đuổi làm hại thì Daisuke Nishina sau đó đã đưa con cái mình tới sống ở khu rừng tại bán đảo Kii Kỷ Y thuộc các tỉnh Wakyama Hòa Ca Sơn, Nara Nại Lương, Mie Tam Trọng ở phía nam là nơi mà tại đó Daisuke Nishina đã gặp được nhà sư Kain Doshi trước khi được Kain Doshi truyền thụ võ thuật lẫn lối chiến đấu có nguồn gốc từ Trung Hoa

Sau khi học được kiến thức mới từ sư Kain Doshi thì Daisuke Nishina đã kết hợp với kỹ năng chiến đấu sẵn có của bản thân lúc còn làm võ để cho ra Nhẫn thuật – nền tảng của Nhẫn giả cũng như khai sinh ra trường phái Nhẫn giả Togakurye

Tuy nhiên thì đó chỉ là lời kể còn gây tranh cãi của Masaaki Hatsumi khi mà do bởi vẫn còn nhiều sự thiếu sót trong sử liệu mà lai lịch xuất thân của những nhẫn giả vẫn còn khá mơ hồ như bản thân tính chất công việc của họ

Mặc dù vẫn còn có tranh cãi về việc những nhẫn giả thật sự xuất hiện từ lúc nào song lời kể của Masaaki Hatsumi không phải là không cơ sở thành toàn sự thực bởi vì theo tài liệu về Nhẫn giả có từ thời kỳ Trung đại của Nhật là Shoninki Chinh Nhẫn Ký do 1 võ sỹ samurai kiêm 1 người dẫn giải bộ môn Nhẫn thuật Ninjutsu thời Edo là Natori Sanjuro Masatake viết năm 1681 thì chỉ sau đó 20 năm khi cuộc chiến lần thứ 2 giữa 2 nhà Minamoto – Taira vốn cũng là cuộc chiến nổi danh hơn cả của 2 gia tộc là Chiến tranh Genpei nổ ra từ năm 1180 tới năm 1185 thì anh hùng Minamoto no Yoshitsune đã có tiến hành lựa chọn các chiến binh làm nhẫn giả shinobi chiến đấu chống họ Taira và như vậy có thể thấy được có phần nào sự thực trong câu chuyện nguồn gốc Nhẫn giả lẫn nhẫn thuật của Masaaki Hatsumi

Trong số những người được Minamoto Yoshitsune triển khai cài vào họ Taira để làm công tác tình báo có lữ hành giả Kunimichi vốn sau khi được biệt phái vào địa bàn tỉnh Izu của 1 thành viên nhà Taira là Taira Kanetaka thì Kunimichi đã dành thời gian vài ngày để tổ chức ăn nhậu, hát múa ở bên ngoài giữa lúc bên trong lại bí mật đi thu thập tin tức bố phòng của họ Taira để báo lại cho chủ thuê Minamoto Yoshitsune

Cũng theo Shoninki Chinh Nhẫn Ký thì Minamoto no Yoshitsune không phải là người Nhật duy nhất thời kỳ Trung đại biết sử dụng hội shinobi mà tới cuối thời kỳ Mạc phủ Kamakura lẫn đầu thời kỳ Nam Bắc triều Nannoku-cho (1336-1392) đã xuất hiện 1 nhân vật khác cũng nhận ra ứng dụng của nhẫn giả khi biết sử dụng 1 cách hợp lý là võ sỹ Kusunoki Masashige Nam Mộc Chinh Thành (1294-1336) tận trung lẫn phụng sự Thiên hoàng Go Daigo Hậu Đề Hồ (26 tháng 11 năm 1288-19 tháng 9 năm 1339) trong cả 2 cuộc chiến Genko Nguyên Hoằng (1331-1333) chống lại họ Hojo Bắc Điều cai trị nhật thông qua Mạc phủ Kamakura bù nhìn và cuộc chiến nam Bắc triều chống Mạc phủ Ashikaga Túc Lợi a.k.a Muromachi Thất Đinh (1336-1392) được cho là vốn cũng thường xuyên sử dụng Nhẫn thuật Ninjutsu

Sự hiện diện của cả Nhẫn thuật cùng Nhẫn giả ở thế kỷ 14 không phải đợi tới lúc tác phẩm Shoninki được viết vào cuối thế kỷ 17 mới nhắc tới mà ngay trong cuốn thiên sử thi Taiheiki Thái Bình Ký viết vào cuối thế kỷ 14 nói về các sự kiện lịch sử Nhật diễn ra từ năm 1319 tới năm 1367 cũng có nhiều chỗ nhắc tới nhẫn giả Nhật thời kỳ bấy giờ mà cá biệt thì trong Taiheiki còn ghi lại cả vụ phóng hỏa lâu đài Hachiman-yama được cho 1 nhẫn giả tuy vô danh nhưng lại rất thạo kỹ năng nhẫn thuật thực hiện vốn đủ cho thấy ít nhất thì lịch sử cái tên nhẫn giả ở Nhật mà về sau nổi danh qua các bang phái Iga cùng Koga đã có từ tận thế kỷ 14 hay thậm chí từ rất lâu trước đó để tới thế kỷ 14 thì nó đã bắt đầu chuẩn bị đạt cảnh giới xuất quỷ nhập thần như người ta truyền tụng nó về sau

Trường hợp lâu đài Hachiman-yama bị ninja phóng hoả không phải là sự kiện duy nhất có liên quan tới ninja được ghi chép trong Taiheiki khi mà trong 1 đoạn khác lại đề cập đến việc vào năm 1367, 1 nhân chứng thời bấy giờ là Tadaoka Rokurogo Saemon vốn rất có thể là 1 võ sỹ tại lâu đài Ototsu đã đốn hạ 1 nhẫn giả đột nhập lâu đài

Ngoài ghi chép về các sự kiện phá hoại lẫn xâm nhập lâu đài vào thế kỷ 14 thì Taiheiki còn ghi chép cả trường hợp ám toán mang màu sắc của nhẫn giả dù rằng người ám sát không phải là nhẫn giả thứ thiệt với trường hợp được nêu danh chính là con trai Hino Kumawaka mới 13 tuổi của lãnh chúa Suketomo đã ám sát 1 người quyền lực là Homma Saburo vốn bản thân quá trình ám sát Homma Saburo rồi chạy trốn khỏi hiện trường của Hino Kunakawa cũng là 1 kỳ công khi để tránh việc bị phát phối về kinh làm nô lệ sau khi ông già Homma Saburo xử chết thì Kunakawa trước đã giả bệnh nhằm trì hoãn việc bị đưa đi xa khỏi Homma Saburo để rồi sau đó thì Hino Kunakawa đã chờ 1 đêm mưa tầm tã, lính canh phủ Homma Saburo ngủ quên để bí mật đột nhập song do quên mang hung khí thì Hino Kunakawa đã tiện tay dùng luôn kiếm của chính Homma Saburo vốn để tránh việc có ai đó trong phủ tình cờ thấy mình rút kiếm báo thù, Hino Kunakawa đã tìm cách dụ ngài từ ngoài bay vào làm tắt lửa trước khi đưa kiếm vào vị trí rồi hạ sát Homma Saburo

Sau khi trả thù nhà xong thì Hino Kunakawa đã trèo lên bụi tre lớn mọc bên bờ nước con hào rộng 6 thước Anh lẫn sâu 10 feet bao quanh bảo vệ dinh thự Homma Saburo để cho thân tre do quá nặng phải oằn xuống về phía bên kia con hào, hình thành nên chiếc cầu tự nhiên để Hino Kunakawa có thể vượt hào chạy thoát khỏi hiện trường

Sau những sự kiện có liên quan tới các hoạt động của nhẫn giả xảy ra vào thế kỷ 14 được ghi chép trong Taiheiki thì cũng như bản chất công việc nhẫn giả thì các hoạt động của họ lại ít được ghi chép cho tới sang nửa sau thế kỷ 15 thì hoạt động nhẫn giả không chỉ được tiếp tục ghi nhận mà đây cũng là thời điểm những cái tên trường phái Nhẫn giả nổi tiếng nhất của Nhật là 2 phái Iga-ryu Y Hạ Lưu cùng Koga-ryu Giáp Hạ Lưu lần đầu tiên xuất hiện trong thư tịch lịch sử

Mốc thời gian xuất hiện chính xác của 2 dòng Nhẫn giả Iga cùng Koga trong sử Nhật là năm 1487 khi mà vốn cũng là thời điểm mà cuộc chiến Onin tàn phá kinh đô Kyoto lẫn làm suy yếu quyền lực thống trị Nhật Bản của họ Ashikaga với việc ngay từ trước 1487 thì họ Rokkaku Lục Giác thị nhân việc quyền lực họ Ashikaga tại Nhật Bản đã bị tiêu biến thông qua cuộc chiến Onin kéo dài 10 năm từ năm 1477 tới năm 1487 đã tiến hành phớt lờ các mệnh lệnh từ họ Ashikaga ban tới để rồi trước việc họ Rokkaku chỉ là phận chư hầu nhưng lại dám tỏ thái độ bất tuân thì vào năm 1487, shogun tướng quân họ Ashikaga lúc bấy giờ là Ashikaga Yoshihisa (11 tháng 12 năm 1465-26 tháng 4 năm 1489) bấy giờ đã không chỉ mang theo quân bản bộ mà còn điều động các đại danh ở các tỉnh xung quanh phụ binh cùng đánh họ Rokkaku

Trước lực lượng viễn chinh của họ Ashikaga thì các đương chủ nhà Rokkaku đã phải tạm thời rút khỏi đại bản doanh họ Rokkaku tại lâu đài Kannoji ở vùng Azuchi thuộc tỉnh Shiga Tư Hạ để rút về lâu đài Koka trước khi lần nữa do bởi đà được thế tiến lên của quân Ashikaga mà họ Rokkaku sau đó đã lần nữa để rút quân vào núi tiến hành phát động cho võ sỹ của 53 gia tộc địa phương tiến hành đánh du kích chống lại quân Ashikaga vốn 53 gia tộc võ sỹ theo nhà Rokkaku làm quả du kích chiến chống nhà Ashikaga về sau được gọi là 53 gia tộc Koka

Ngoài lực lượng bản bộ thì gia tộc Rokkaku còn nhận được sự chi viện từ các thế lực nhẫn giả Iga cùng Koga vốn ngay từ đầu thời kỳ Mạc phủ Ashikaga thì học theo các nhóm tăng binh sohei gồm cả các tăng binh Phật giáo Tịnh Độ Tông thì người dân khu vực Iga của tỉnh Iga cũ mà nay bao gồm các thành phố Iga lẫn Nabari tỉnh Mie hiện tại đã tiến hành thoát ly khỏi ách cai trị của các lãnh chúa địa phương để tự thành lập 1 kiểu dân quốc cộng hòa riêng của mình gọi là Iga Sokoku Ikki Y Hạ Tổng quốc Nhất Quỹ để rồi với nền tảng kỹ năng nhẫn thuật của người Iga ban đầu tới từ việc phải vào sâu núi đốn củi mang về cung cấp cho các đền chùa thời Nara cũng như theo lời kể của thủ lĩnh Masaaki Hatsumi trường phái Nhẫn giả Togakurye thì tổ phái là cựu võ sỹ Daisuke Nishina nhà Minamoto cũng sáng tạo nên nhẫn thuật lẫn lập phái trong khu vực rừng núi bán đảo Kii tỉnh Iga thì người Iga đã có cơ hội trau dồi mài dũa kỹ năng tác chiến không theo quy ước ở nơi có địa hình hiểm trở vốn cho sự kiện nhẫn giả Iga tới giúp họ Rokkaku chống quân Mạc phủ Ashikaga năm 1487 là 1 trong các cơ hội tốt để họ thử nghiệm kỹ năng chiến đấu mà các thế hệ người Iga đã học và phát triển qua thời gian

Tương tự như người Iga thì người dân khu vực Koga a.k.a Koka mà nay là thành phố Koka tỉnh Shiga Tư Hạ dù không rõ thời điểm chính xác song vào thời kỳ Mạc phủ Ashikaga thống trị Nhật Bản cũng đã giành được chút quyền tự trị cho cộng đồng 1 cách tương đối trước các gia tộc cai trị như họ Rokkaku dù rằng về mặt pháp lý vẫn chịu sự quản lý từ các gia tộc võ sỹ như họ Rokkaku

Tuy là chỉ hưởng mức độ tự trị có hạn song không có nghĩa là người Koga hoàn toàn bị đè đầu cưỡi cổ trong mọi quyết định với việc cả cộng đồng người Koga được hợp thành từ các công xã địa phương So (tổng) với mọi quyết định hệ trọng đều được thông qua dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu đa số của đại diện các tổng tới tham dự cuộc họp

Cùng với sự góp mặt từ các lực lượng nhẫn giả 2 khu vực Iga- Koga tới giúp họ Rokkaku thì quân Ashikaga sau thời gian đắc thắng ban đầu đã bắt đầu nếm mùi khổ sở bị dày vò bởi chiến tranh không theo quy ước do họ Rokkaku cùng nhẫn giả 2 khu vực Iga lẫn Koga tiến hành để rồi sau khi chủ tướng Ashikaga Yoshihisa qua đời thì họ Ashikaga đã rút quân khỏi địa bàn họ Rokkaku, giải thoát cho họ Rokkaku

Việc nhẫn giả 2 vùng Iga cùng Koga cùng trợ giúp họ Rokkaku đã đánh dấu việc các nhẫn giả bấy giờ đã bắt đầu được chuyển công tác từ chỗ chỉ bao gồm hoạt động do thám thu thập tin tức ở hậu trường sang ra tham chiến tuyến đầu trận mạc vốn những trường hợp điển hìnhn hư vậy không thiếu ở thời kỳ Sengoku Chiến quốc (1477-1615) của Nhật với tác phẩmChugoku Chiranki bàn về chiến tranh ở khu vực phía tây nước Nhật thời bấy giờ có đề cậpv iệc họ Mori phái các nhẫn giả shinobi mở con đường đi xuyên qua quân đối thủ họ Amako đang đóng doanh trên núi Aoyama Mitsukayama

Song song với họ Mori thì cũng có vài sứ quân khác thời kỳ Sengoku được ghi nhận có sử dụng lực lượng đặc công nhẫn giả riêng cho nhiệm vụ mục đích khác nhau với trường hợp điển hình của sứ quân Takeda Shingen Vũ Điền Tín Huyền (1 tháng 12 năm 1521-13 tháng 5 năm 1573) họ Takeda khi trong tay sở hữu 1 đội quân nhẫn giả nữ giới kunoichi đông tới 200-300 người có xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau được phân ra làm nhiều bộ phận chuyên trách khác nhau của mảng tình báo từ việc cài cắm hoạt động sâu trong lòng địch để thu thập gửi tin về tới những tín sứ chuyển nhận thông tin giữa cấp trên ở hậu phươngtỉnh Kai với các đặc vụ ở trong lãnh thổ sứ quân khác…được tổ chức – dẫn dắt bởi 1 hậu nhân nữ của phái Nhẫn giả Koga là Mochizuki Chiyome a.k.a Mochizuki Chiyojo Vọng Nguyệt Thiên Đại Nữ a.k.a Mochizuki Chiyo Vọng Nguyệt Thiên Đại

Họ Hậu Hojo – láng giềng họ nhà Takeda cũng sở hữu trong tay 1 nhóm nhẫn giả họ Fuma Phong Ma dưới trướng do Fuma Kotaro dẫn dắt vốn đã từng ban đêm tập kích oanh trại quân Takeda khi nhà Takeda đánh nhau với họ Hậu Hojo tại trận Omosu diễn ra năm 1580 khiến cho quân Takeda bị rơi vào hỗn loạn và mang lại chiến thắng cho quân Hậu Hojo

1 sứ quân khác là Tokugawa Ieyasu vào thời điểm trước khi lập ra Mạc phủ Tokugawa năm 1603 cũng đã sở hữu trong tay 1 lực lượng nhỏ gồm các nhẫn giả Iga do nhẫn giả Hattori Hanzo trứ danh chỉ huy từng chỉ với 150 người bí mật kéo vào tập kích doanh trại quân nhà Takeda buộc nhà Takeda sau cùng phải rút binh dù rằng trước đó thì tại chiến trường Mikatagahara, kỵ binh Takeda đã gần như tận diệt hết quân của Tokugawa Ieyasu

Ngay cả thậm chí cả sứ quân ở xa về phía bắc đảo Honshu cách xa địa bàn binh gia tranh giành ở miền trung với miền nam đảo Honshu Nhật Bản là Date Masamune Y Đạt Chính Tông (5 tháng 9 năm 1567-27 tháng 6 năm 1636) họ Date Y Đạt cũng sử dụng 1 đội nhẫn giả riêng mà về sau thì 1 võ sỹ nhẫn giả thời Edo là Nakagawa Shoshunjin cũng đã lập trường phái Nhẫn giả Nakagawa trong khu vực miền bắc đảo Honshu này

Trong khi đó thì sau 1 thời gian tồn tại 1 cách tự trị/độc lập bên cạnh các sứ quân đầy tham vọng thì vào cuối thế kỷ 16, chính quyền tự chủ của các nhẫn giả vùng Iga trên khu vực tỉnh Iga bắt đầu bị uy hiếp sau khi mà hàng xóm phía đông của họ là họ Kitabatake cai trị tỉnh cũ Ise Y Thế mà nay thuộc tỉnh Mie bị sứ quân Oda Nobunaga Chức Điền Tín Trường (23 tháng 6 năm 1534-21 tháng 6 năm 1582) nhà Oda tiêu diệt năm 1576 để cho con trai thứ 2 mình vốn trước đó được họ Kitabatake không chỉ gả con gái mà còn nhận làm con nuôi lẫn người kế tục do chịu sức ép vũ lực từ họ Oda là Oda Nobukatsu Chức Điền Tín Hùng (1558-1630) trở thành người cai trị mới của tỉnh Ise

Sau khi trở thành tân chủ của tỉnh Ise thì Oda Nobukatsu đã nghe theo lời xúi bẩy của 1 cựu tiểu chư hầu họ Kitabatake ở Iga là tự mình thừa thế tiến lên chinh phục luôn tỉnh Iga được núi non bao quanh để ghi điểm với Oda Nobunaga vốn được Oda Nobukatsau khôngc hỉ đồng ý mà còn tiến hành thực hiện ngay bằng việc cho người xây lâu đài Maruyama làm căn cứ tiền tiêu cho chiến dịch chinh phục tỉnh Iga về sau song khi người dân Iga biết chuyện thì họ đã lên kế hoạch đối phó bằng việc bất ngờ tấn công lâu đài đang vào ngày 24 tháng 11 năm 1578 khiến cho thủ quân họ Oda tại lâu đài do bị bất ngờ phải rút chạy về Tsuzumigamie để tái tập hợp trước khi quay lại đánh nhau với các chiến binh Iga song bị thất bại phải tháo chạy dài trong khi lâu đài Maruyama thì bị phóng hỏa

Khi hay tin lâu đài Maruyama bị dân Iga tấn công và phá hủy thì Oda Nobukatsu tuy muốn phục thù liền song nghe theo lời khuyên của thuộc hạ thì Oda Nobukatsu đã đợi tới gần 1 năm thì vào ngày 6 tháng 10 năm 1579, oda Nobukatsu bấy giờ mới chính thức ra quân đánh vào tỉnh Iga làm bùng nổ cuộc chiến Tensho Iga đầu tiên dù rằngO da Nobukatsu bấy giờ không hề xin phép ông già Oda Nobunaga của mình cho ra quân

Với lực lượng gần 11,000 quân Oda Nobukatsu đã chia lực lượng ra làm 3 cánh vượt ranh giới để kéo vào tỉnh Iga với đội 8000 quân do chính Oda Nobukatsu chỉ huy đã kéo vào tỉnh Iga bằng đường đèo Nagano trong khi 2 cánh khác gồm 1500 quân với 1300 quân thì tràn vào tỉnh Iga lần lượt qua 2 ngả đèo khác tương ứng là Onikobu với Aoyama

Dù vậy thì quân Iga do chuẩn bị trước nên đã tiến hành đánh du kích chiến với 3 đạo quân Oda khiến cho không chỉ Oda Nobukatsu phải nhanh chóng tháo chạy về sau khi đã chịu tổn thất nặng trên chiến trường mà 1 trong các chỉ huy 2 cánh quân nhỏ còn lại của nhà Oda khi xâm lược tỉnh Iga lần thứ 1 đã bị tử trận

Tuy rằng sau khi Oda Nobukatsu bị thua trước người Iga thì Oda Nobunaga đã lên cơn khùng với thằng con thứ 2 của mình chỉ vì háo thắng mà làm thiệt quân tới mức dọa từ con song chính bản thân Oda Nobunaga sau thất bại của con trai mình cũng bắt đầu phải dè chừng thế lực nhẫn giả tỉnh Iga để rồi sau khi giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc chiến Ishima Hongan-ji trước quân Ikko-Ikki vào năm 1580 thì bước sang năm 1581 thì Oda Nobunaga nhân cơ hội có 2 người từ tỉnh Iga tới chỗ mình xin làm hướng đạo cho cuộc xâm lược Iga lần nữa thì bấy giờ Oda Nobunaga đã tiến hành phát động cuộc chiến Tensho Iga lần thứ 2

Khác với cuộc chiến lần đầu khi mà dù binh lực tỉnh Iga chỉ có vẻn vẹn 10,000 người đóng rải rác khắp cả địa bàn tỉnh đầy núi non song Oda Nobunaga lần này lại gọi tới 42,000 quân chia làm 6 cánh quân với 2 cánh đánh từ hướng tây nam lên, 1 cánh đánh từ phía bắc xuống, 1 cánh từ tây bắc, 1 cánh đông bắc cùng 1 cánh từ đông nam

Trước sự chênh lệch quá lớn về lực lượng thì quân Oda đã dễ dàng buộc quân Iga phải rút về cố thủ các thành trì giữa lúc các công trình nhà cửa làng mạc nằm ngoài trời đều bị quân Oda châm lửa sạch

Sau khi quân Oda phải khổ chiến mới chiếm được lâu đài Hijiyama từ tay người Iga khiến các chiến binh Iga chỉ còn giữ được 2 lâu đài sau cùng buộc phải đầu hàng Oda Nobunaga thì Oda Nobunaga đã cho đình chiến vốn tạo cơ hội cho 1 số nhẫn giả Iga chạy thoát mà về sau khi Tokugawa Ieyasu lập Mạc phủ Tokugawa vào năm 1603 rồi đánh bại họ Toyotomi năm 1615 thì các nhẫn giả cả Iga lẫn Koga đã về phục vụ dưới trướng họ Tokugawa

Tuy vào năm 1581 thì Oda Nobunaga đã chinh phục xong tỉnh Iga song bước sang năm 1582 thì thuộc hạ Akechi Mitsuhide đã làm phản và tấn công chùa Honno-ji vào ngày 21 tháng 6 năm 1582 buộc Oda Nobunaga phải cho phóng hỏa chùa rồi tự sát thì các nhẫn giả lại 1 lần nữa có cơ hội ra mặt hoạt động mạnh mẽ với việc khi xảy ra sự biến chùa Honnoji thì Tokugawa Ieyasu bấy giờ đang đi tuần thú vùng Kansai Quan Tây đã nhận được hung tin và quyết định quay về căn cứ ở tỉnh Mikawa để cầm binh đối phó với khoảng trống quyền lực được tạo ra tại Nhật Bản sau cái chết của Oda Nobunaga vốn bên cạnh sự hộ tống của các nhẫn giả Iga cùng Koga do thuộc hạ Hattori Hanzo thông qua mối quen biết thu xếp trước thì Hattori Hanzo còn nhờ vả thêm 2 cao thủ giang hồ khác biết nhẫn thuật là Shibata Suwo cùng Nagamochi Tokuzo canh gác hộ tống ông chủ Tokugawa Ieyasu của mình tới bến tàu ở tỉnh Ise để đón tàu về Mikawa

Cùng với việc trợ giúp Tokugawa Ieyasu an toàn trở về lãnh địa thì cả Shibata Suwo cùng Nagamochi Tokuzo sau đó không chỉ được dự hàng vào hàng ngũ chư hầu phò tá Tokugawa Ieyasu kinh dinh Nhật Bản về sau mà 2 người sau đó còn lập ra 1 trường phái võ sỹ nhẫn giả shinobisamurai là Hội Nhẫn giả võ sỹ vùng Musashi

Dù là ngay cả đối thủ Toyotomi Hideyoshi cũng biết sử dụng nhẫn giả với 1 đội nhẫn giả tương tự đã được Toyotomi Hideyoshi triển khai chống đối thủ kiêm phản thần Akechi Mitsuhide Minh Trí Quang Tú tại trận Yamazaki Sơn Khi a.k.a Tenno-zan Thiên Sơn Vương diễn ra ngày 2 tháng 7 năm 1582 song lực lượng nhẫn giả trong tay Tokugawa Ieyasu lại mạnh hơn cả vốn trong các cuộc vây hãm lâu đài Osaka (1614-1615) thì Tokugawa Ieyasu đã phái 1 số nhẫn giả Iga đột nhập vào lâu đài Osaka của phe họ Toyotomi để gieo rắc sự bất hòa trong hàng ngũ đối phương trước khi số nhẫn giả trên lại được triển khai cùng phối hợp chiến đấu với chủ lực quân họ Tokugawa chống lại quân Toyotomi ở trận cuối Tennoji thuộc Cuộc vây hãm Lâu đài Osaka ở phía nam Osaka vào ngày 3 tháng 6 năm 1615

Sau khi các thế lực sứ quân thời Sengoku đã bị tiêu diệt hết thì họ Tokugawa cũng triển khai lực lượng nhẫn giả đi hỗ trợ đàn áp các cuộc nổi dậy chống chính quyền như cuộc nổi dậy Shimabara diễn ra từ ngày 17 tháng 12 năm 1637 tới ngày 15 tháng 4 năm 1638 của những người Nhật theo Thiên Chúa giáo tại Nagasaki vốn được ghi nhận là lần cuối cùng nhẫn giả được sử dụng vào các hoạt động quân sự

Tại cuộc nổi dậy Shimabara của tín đồ Thiên Chúa giáo Nhật thì theo ghi chép trong các văn kiện đương thời là các Nhật ký Ukai cùng Amakusa Gunki, những nhẫn giả Koga được họ Tokugawa phái tới Shimabara đã làm nhiều việc như chôm mật khẩu quân lệnh mà nghĩa quân dùng nhận dạng nhau đem cung cấp lại cho quân Tokugawa, đoạt quân lương nghĩa quân, cướp cờ hình Thập giá…với tần suất hoạt động được mô tả theo các nhật ký là hàng đêm với việc ra vào cứ điểm Shimabara của nghĩa quân 1 cách tùy ý để rồi thông qua những đóng góp của nhẫn giả Koga mà quân Tokugawa sau cùng cũng đàn áp được cuộc nổi dậy Shimabara

Dù thường thì nhẫn giả được các sứ quân Sengoku thuê để cài cắmt hu thập thông tin hay phá hoại nội bộ đối thủ của họ song cũng có lúc những nhẫn giả này nổi loạn như trường hợp nhẫn giả Iga đã từng làm vào năm 1606 song sau cùng thì do được lợi nhiều hơn là mất nên họ Tokugawa vẫn tiếp tục sử dụng nhẫn giả cho tới khi bị mất quyền cai trị tại Nhật Bản vào năm 1868

Cùng với việc Nhật Bản được tái thống nhất bởi họ Tokugawa thì các trận chiến quy mô lớn giữa các thế lực đã dần đi vào dĩ vãng ít nhất là trong hơn 200 năm buộc các nhẫn giả phải tập thích nghi với lối sống yên tĩnh hơn khi mà do không có đánh nhau quy mô lớn và dồn dập nên các nhẫn giả chiến trường cũ đã sớm được chuyển đổi vai trò thành lực lượng vệ binh canh gác shogun Tokugawa cùng các phiên chủ với trường hợp họ Tokugawa thì nhẫn giả Iga đảm nhận việc canh gác các khoảng đất trống ở phía trong của lâu đài Edo mà nay là 1 phần của Cung điện Hoàng gia Nhật ở quận Chiyoda của Tokyo trong khi các nhẫn giả Koga thì đóng vai trò cảnh binh và hỗ trợ việc canh gác các cổng phía ngoài giữa lúc các nhẫn giả Hội Nhẫn giả võ sỹ vùng Musashi thì không chỉ góp mặt ở lực lưỡng Hirosakiban canh gác các khu tư dinh của họ Tokugawa mà còn nhận nhiệm vụ hoạt động thám tử onmitsu

Ngoài shogun họ Tokugawa thì có 1 số phiên chủ cũng nuôi và sở hữu lực lượng nhẫn giả của riêng mình với vai trò là vệ binh cùng gián điệp mà điển hình là 3 phiên Saga, Hirosaki, Tsu vẫn tiếp tục sở hữu 1 lực lượng nhẫn giả riêng cho tới tận thời kỳ Mạc mạt Bakumatsu

Số lượng nhẫn giả mà các phiên nuôi vào thời Edo dù là với tư cách gián điệp hay cận vệ binh cũng khác nhau với phiên Kishu tại khu vực thành phố Wakayama của tỉnh Wakayama ngày nay có thu nhập 555,000 thạch lúa 1 năm nuôi tới hơn 200 nhẫn giả trong khi 2 phiên Kishiwada ở thành phố Kishiwada tỉnh Osaka cùng phiên Kawagoe ở tỉnh Saitama chia nhau mỗi phiên nuôi 50 nhẫn giả giữa lúc phiên Hirosaki chỉ nuôi có 20 nhẫn giả làm tư binh

Tuy là các phiên chủ được quyền nuôi 1 đội nhẫn giả của riêng mình song vì các đội nhẫn giả tốt nhất của 2 vùng Iga lẫn Koga đều nằm trong tay họ Tokugawa nên các phiên chủ chỉ có thể tự chiêu mộ huấn luyện trọn gói nhẫn giả không chuyên của riêng mình vốn để giới hạn số người có thể sở hữu đội nhẫn giả thì vào năm 1649, Mạc phủ Tokugawa đã ra luật các phiên có thu nhập trên 10,000 thạch mới được sở hữu nhẫn giả

Bên cạnh làm vệ binh canh gác thì chính quyền Tokugawa cũng tuyển 1 số nhẫn giả cho các công việc làm người giám sát/gián điệp ometsuke Đại Mục Phó cùng metsuke Mục Phó lần lượt giám sát các quan chức , thành viên nhà các lãnh chúa đại danh lẫn chính bản thân lãnh chúa đại danh (Ometsuke) với những người ở dưới cấp bậc daimyo (metsuke) rồi báo lại với các quan chức họ Tokugawa cấp bậc Roju Trưởng lão để rồi khi Tokugawa Yoshimune Đức Xuyên Cát Tông (27 tháng 11 năm 1684-12 tháng 7 năm 1751) trở thành tướng quân trong quãng thời gian từ năm 1716 tới năm 1745 thì đã lập 1 nhóm đặc vụ nhẫn giả ngầm để theo dõi động tĩnh của các đại danh dưới quyền là oniwaban

Tuy nhiên thì ngay cả việc bố trí nhẫn giả theo dõi các đại danh xem họ có chống đối mình không cũng không thể nào cứu vãn được số phận Mạc phủ Tokugawa khỏi việc sẽ bị lật đổ hơn 200 năm sau đó bởi các thế lực đại danh chống đối ở phía nam dưới danh nghĩa là phò tá Thiên hoàng lấy lại quyền lực để rồi 1 trong những hoạt động gián điệp cuối cùng mà các nhẫn giả thực hiện cho họ Tokugawa chính là việc 1 nhẫn giả Sawamura Yasusuke đã đột nhập lên điều nghiên các tàu hơi nước (Hắc thuyền kurofune) trong hạm đội hải quân Hoa Kỳ do đô đốc Matthew Calbraith Perry (10 tháng 4 năm 1794-4 tháng 3 năm 1858) chỉ huy 2 lần cập cảng Nhật liên tiếp 2 năm 1853 -1854 để xin giao thương, giải thoát Nhật Bản khỏi chính sách bế quan Sakoku (Toả quốc) do họ Tokugawa áp đặt từ thế kỷ 17

Bước sang thời kỳ Minh Trị thì cùng với việc tầng lớp võ sỹ cũ sống bằng đao kiếm là trụ cột của nhà tokugawa bị đánh bại ở cuộc chiến Boshin (1868-1869) thì các nhẫn giả vốn cũng được đào tạo kỹ năng chiến đấu bằng võ thuật như võ sỹ samurai cũng dần chịu chung số phận song khác với các võ sỹ khi mà các nhẫn giả ngoài kỹ năng chiến đấu thì họ còn sở hữu năng lực gián điệp do thám vốn cần thiết cho công tác tình báo của chính quyền Đế quốc Nhật non trẻ trên con đường tái khẳng định vị trí người Nhật trên bản đồ thế giới lúc bấy giờ nên ít nhất thì các nhẫn giả vẫn còn có được ít chỗ đứng trong bộ máy quân sự Đế quốc Nhật với Đại trưởng lão cuối cùng của trường phái Nhẫn giả Koga là Seiko Fujita (10 tháng 2 năm 1898-4 tháng 1 năm 1966) đã không chỉ từng làm chuyên viên an ninh của chính quyền Nhật mà khi Đệ Nhị Thế chiến diễn ra, Seiko Fujita đã giảng dạy Nhẫn thuật trường phái Koga (Koga-ryu Ninjutsu) ở Học viện Quân đội Đế quốc Nhật Nakano Rikugun Nagano Gakko là trung tâm huấn luyện chính về mảng tình báo quân sự của quân đội Đế quốc Nhật để rồi khi tình thế chính quốc Nhật Bản trở nên nguy cấp lẫn bị đe doạ bởi việc có thể bị đổ bộ bởi Hoa Kỳ thì ở học viện này người ta còn dạy cả bộ môn du kích chiến mà dĩ nhiên 2 môn đó đều là sở trường của những trường phái nhẫn giả như phái Koga

Bước vào thời hiện đại thì trừ 1 số phái nhẫn giả như Togakure-ryu là còn huấn luyện nhẫn thuật ninjutsu, các phái Koga đã trở thành quá khứ trong khi trường phái Nhẫn giả Iga thì kể từ khi sống 1 quãng thời gian dài ít có chiến sự dưới thời kỳ Mạc phủ Tokugawa cai trị Nhật từ năm 1603 tới năm 1868 thì năng lực nhẫn thuật cùng với khả năng tác chiến của người phái Nhẫn giả Iga cũng dần bị phai mờ theo tới mức chỉ còn ở hình thức thương mại hoá dưới dạng làm dịch vụ du lịch bảo tàng cho khách tham quan thay vì vào sống ra chết giữa hiểm nguy như tiền nhân dẫn tới xuất hiện tình trạng còn vỏ không còn ruột vốn vào khuya ngày 17 tháng 8 năm 2020 thì việc có 1 số tên trộm đột nhập Bảo tàng Ninja phái Iga ở ngay đất nhà cũ của nhẫn giả Iga xưa rồi cưỡm đi két sắt nặng 150 ký chứa bên trong là hơn 1,000,000 yên tiền vé vào cửa chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 phút ngắn ngủi đã chứng minh rõ ràng sự suy tàn đó (tên gọi nhẫn giả xưa nhiều lúc được dùng để gọi theo nghĩa rộng những người không chỉ làm công việc do thám, ám toán thuê cho người khác đúng chất nhẫn giả thứ thiệt mà có lúc còn được dùng luôn cho cả các băng cướp du thủ du thực/thổ phỉ akuto chuyên hành nghề cướp bóc lữ khách)

Thuan Dang Nguyen

You may also like

Leave a Comment