Chương trình “Made in China 2025” của Chủ tịch Tập Cận Bình – có mục tiêu đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ, và đầu tư mạnh để người dân đăng ký tài sản trí tuệ là yếu tố trọng tâm để đạt được thành tựu đó.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã muốn vượt Mỹ và các nước khác để đứng đầu về số lượng bằng sáng chế khoa học. Họ khuyến khích và thúc đẩy các trường đại học, các công ty, và các nhà phát minh chạy đua đăng ký bằng mọi cách.
Các khoản tiền trợ cấp và ưu đãi được đổ về địa phương để phục vụ việc đăng ký bằng sáng chế, thay vì đảm bảo các phát kiến được đưa ra có tính hữu dụng.
Mặc dù, sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đối với bằng sáng chế đã giúp đẩy mạnh một số lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo và Điện toán đám mây.
VD: Các công ty Trung Quốc đăng ký số lượng bằng sáng chế liên quan những công nghệ này cao gấp 8 lần so với các đối thủ Mỹ. Tencent Holdings Ltd., với danh mục bằng sáng chế lớn nhất trong số 3 ông lớn tại Trung Quốc, hiện nắm giữ số lượng bằng sáng chế cao gấp đôi so với Amazon Inc. Alibaba Group Holding Ltd. cũng vượt mặt các công ty Mỹ nói trên.
Tuy nhiên theo thống kê của Bloomberg khảo sát ở “Cơ Quan Quản Lý Tài Nguyên Trí Tuệ Quốc Gia” của Trung Quốc, dù số lượng bằng sáng chế được đăng ký rất lớn, hầu hết trong số chúng đã không còn được tiếp tục duy trì cho đến năm thứ 5 bởi chúng không có tính thực tế và chỉ đáp ứng “bệnh thành tích” của Chính Phủ.
Do đó, các công ty như Huawei, Tencent, Alibaba vẫn phải lệ thuộc khá nhiều vào các ý tưởng phát minh của nước ngoài, như các smartphone hiện đại chẳng hạn.
“Điều đó có nghĩa là các bằng sáng chế này không thực sự giá trị như mọi người nghĩ” – Lục Tuấn Phong, một luật sư chuyên về lĩnh vực bằng sáng chế tại Văn phòng Luật sư Bằng sáng chế và Bản quyền JZMC ở Thượng Hải cho biết – “Nếu tỉ lệ hữu dụng đối với các bằng sáng chế về thiết kế là quá thấp như vậy, liệu có phải đang có một vấn đề mang tính hệ thống lớn hơn?”.
———
Để thấy bức tranh rõ ràng hơn về lịch sử bằng sáng chế tại Trung Quốc, chúng ta cần hiểu rằng không phải mọi bằng sáng chế ở đây đều ngang bằng nhau. Tại Trung Quốc, có 3 hạng mục bằng sáng chế khác nhau:
—- phát minh.
—- mô hình ứng dụng.
—- thiết kế.
Các bằng sáng chế “phát minh”, đúng như tên gọi, dành cho những ý tưởng mới đại diện cho “những tiến triển đáng chú ý” trong tiến bộ công nghệ.
Hạng mục này thể hiện thứ mà hầu hết mọi người hiểu về bằng sáng chế, một đột phá trong thiết kế, quy trình, hay ý tưởng. Nó chiếm chỉ 23% trong tổng số bằng sáng chế được đăng ký tại Trung Quốc.
Hai hạng mục còn lại, thường xuyên xuất hiện trên các tít báo TQ. Nhưng thực ra không được coi là “phát minh”.
Một ví dụ về bằng sáng chế “thiết kế” là hình dạng chai nước soda, còn bằng sáng chế “mô hình ứng dụng” sẽ bao gồm những thứ như tính năng “slide to unlock” trên smartphone. Cả hai loại bằng sáng chế này đều không phải trải qua giai đoạn kiểm duyệt gắt gao và có thể được thông qua trong chưa đầy 1 năm để đăng ký.
Do nhảm nhí và không có tính thực dụng, sáng tạo.
Tính đến 2017, hơn 91% bằng sáng chế “thiết kế” được đăng ký từ năm 2013 đã bị “lãng quên” bởi người ta ngừng trả chi phí duy trì. Tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn đối với các bằng sáng chế “mô hình ứng dụng”, với tỉ lệ “lãng quên” là 61% trong cùng chu kỳ 5 năm đó.
Tỉ lệ này đối với bằng sáng chế “phát minh” thực sự của Trung Quốc thấp hơn nhiều, chỉ 37% mà thôi. Trong khi Tại Mỹ, chỉ có 14% số lượng bằng sáng chế tất cả các hạng mục bị loại bỏ vì không đạt yêu cầu hàng năm.
“Thật kinh ngạc khi tỉ lệ ‘bỏ rơi’ các bằng sáng chế ‘thiết kế’ lại quá cao như vậy” – luật sư Lục Tuấn Phong nói – “Chẳng mấy ai thèm giữ chúng cả”.
Chưa hết, quy trình kiểm duyệt lỏng lẻo đối với các hạng mục yêu cầu tính sáng tạo và bản quyền đã dẫn đến sự bùng nổ của số lượng đơn… ăn cắp:
người ta đơn giản là sao chép lại một bằng sáng chế của Mỹ và nộp đơn xin duyệt tại Trung Quốc, chủ yếu nhằm mục đích lợi dụng các khoản trợ cấp của Chính phủ cho việc ổn định cuộc sống – theo lời Vương Tường, Giám đốc công ty luật Orrick.
Một số công ty còn bộc lộ chân tướng tiến hành các hoạt động lừa đảo, sử dụng quy trình đăng ký bằng sáng chế để hưởng các quyền lợi như giảm thuế hay giải quyết vấn đề chỗ ở cho nhân viên.
Thật vậy, Kể từ năm 2008 đến nay, theo quy định quốc gia Trung Quốc nhằm khuyến khích sáng tạo, các công ty được chứng nhận là “công ty công nghệ cao” sẽ được giảm thuế đáng kể và được hưởng các khoản trợ cấp thường niên lên đến 500.000 nhân dân tệ tại các tỉnh như Hải Nam.
“Có lẽ nhà nước chưa có lý do để kiểm định nghiêm ngặt các công ty này” – Giám Đốc Vương Tường nói – “Không may là dưới hệ thống tòa án hiện tại, không có một hình thức răn đe hiệu quả nào để chống lại các trường hợp gian lận bằng sáng chế hay làm giả chứng cứ cả”.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc chỉ bắt đầu để ý đến một vài hành vi khả nghi. Bộ Khoa học và Công nghệ đã rút giấy phép công nghệ cao đối với ít nhất 14 công ty trong năm 2018 mà không nêu rõ lý do cụ thể.
Trong một động thái bất thường, Tân Hoa Xã đã đánh phủ đầu ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ Trung Quốc vì nạn ăn cắp ý tưởng, giả mạo, và nhiều hành vi liên quan trong tháng 8/2018. Cơ quan này khẳng định ngành công nghiệp này đã bị phủ bóng bởi “nhu cầu giả tạo và yếu ớt về tài sản trí tuệ, và một số công ty thì tỏ ra hào hứng đối với những sáng tạo giả dối”.