Nói là thống kê, là bởi đây là tính trên số lượng bài báo, số lượng trích dẫn trên các bài báo khoa học.
Thật ra chúng ta cần tính đến các yếu tố sau:
— số lượng người TQ làm khoa học
— Số “tự trích dẫn” lẫn nhau của các nhà khoa học/nghiên cứu từ TQ. Con số tỉ lệ này thường rất cao.
Đã từ nhiều năm trước, vì TQ muốn build một network của chính họ tại thế giới khoa học phương Tây. Họ thường “cố nhét” thật nhiều trích dẫn lẫn nhau càng tốt, dù không thực sự cần thiết cho bài báo.
Điều này trái ngược với các viện nghiêm cứu lớn ở phương Tây, họ hạn chế việc trên, và chỉ trích dẫn những thứ cần thiết.
— các chỉ số như số bài báo, số trích dẫn,…chỉ nói lên phần nào. Nhưng không nói lên chất lượng hàng đầu của một bài báo cụ thể (dù được trích dẫn nhiều). Cái này là tuỳ từng lĩnh vực. Ai/bài báo nào là của đầu ngành người trong lĩnh vực đó sẽ biết.
VD: ngành AI thì hiện nay TQ cũng đã được cho là vượt Mĩ và chấp cả EU về số lượn xuất bản và trích dẫn. Những hội nghị hàng đầu A*, tạp chí,…rất nhiều TQ. Và họ “tự trích dẫn lẫn nhau” khá nhiều.
Tuy nhiên, bất cứ ai làm nghiên cứu khoa học trong ngành AI cũng biết: dù bài báo được trích dẫn nhiều đến đâu, nội dung chủ yếu vẫn là những tweaking/tinkering từ một cái đã có, xong thêm thắt một số biến đổi toán học “trông có vẻ phức tạp”, chứ không có ý tưởng gì đột phá, thí nghiệm cho “tốt hơn”, và công bố.
Còn những ý tưởng đột phá, khai mở lĩnh vực, phần lớn cả lịch sử AI đến nay, vẫn thuộc về “dân da trắng”.
(Theo tiến sĩ Nam Le, chuyên gia AI tại Trung tâm nghiên cứu Khoa học AI tại Tübingen, Đức)